SYDNEY —
Các học giả, các nhà khai mỏ và các kỹ nghệ gia không gian đang họp ở Sydney hôm nay để thảo luận về các khả năng và kế hoạch khai thác mỏ ở các hành tinh khác. Các nhà khoa học lập luận rằng chung cuộc họ sẽ khắc phục được các chi phí to lớn và khó khăn kỹ thuật của việc khai thác khoáng sản từ các thiên thể, và thậm chí cả mặt trăng hay sao Hỏa. Từ Sydney, thông tín viên VOA Phil Mercer gửi về bài tường thuật sau đây.
Liệu một cuộc bùng phát khai mỏ trong tương lai có thể xảy ra bên ngoài thế giới này thực sự hay không? Ðó là câu hỏi được đề ra bởi các nhà khoa học đang họp tại Sydney nhắm mục tiêu khám phá không gian để tìm ra các tài nguyên mới. Các thiên thể có thể có bạch kim và kim cương, trong khi mặt trăng chứa các khoáng sản “đất hiếm” dùng để làm máy điện toán, phi đạn và tua bin gió, mà nguồn cung cấp ngày càng thiếu hụt ở trái đất này.
Trong tình hình hiện thời, các viễn kiến táo bạo đó không khả thi về mặt kinh tế, nhưng các nhà khảo cứu tin rằng việc khai mỏ trên mặt trăng bằng cách điều khiển từ xa có thể xảy ra chỉ trong vòng 1 thập niên nữa thôi. Trong tương lai, các học giả khác nói rằng Sao Hỏa cũng có thể đưọc khai thác để tìm ra các khoáng sản có giá trị.
Ông Gordon Roesler, một chuyên gia về robot không gian tại trường Ðại học New South Wales của Australia, nói rằng cuộc chạy đua để khai thác các kho tàng được chôn giấu này đã bắt đầu:
Ông Roesler nói: “Ðiều đáng chú ý là có hai công ty vừa khai trương, một ở Hoa Kỳ, và một ở Anh Quốc, cả hai đều nói rằng Chúng tôi sẽ khai thác các thiên thể. Chúng ta đã nói về chuyện này từ mấy chục năm nay, nhưng tại sao hai công ty này giờ đây, với sự hỗ trợ của các nhà tỷ phú, lại đang làm như thế? Tôi nghĩ bởi vì đã có tiến bộ trong kỹ thuật robot.”
Ông Roesler nói tiềm năng của robot được chứng tỏ trong ích lợi của nó ở các nhà máy, trong việc thám hiểm dưới mặt biển cũng như trên Sao Hỏa, nơi phi thuyền thám hiểm Curiosity của NASA mới đây đã đặt máy khoan trên Sao Hỏa lần đầu tiên.
Ông Roesler nói tiếp: “Ðó là những điều mà 20 năm trước đây, thực sự chúng ta không thể chứng minh là sẽ khả thi. Nay, các công ty này nói là họ sẽ thực hiện một kế hoạch dài hạn.”
Ông Rene Fradet, phó giám đốc ban quản lý khoa học và kỹ thuật tại Phòng thí nghiệm Phản lực Hoa Kỳ, là một trong các diễn giả chính tại hội nghị tại trường Ðại học New South Wales. Ông nói thành quả của Phi thuyền Thám hiểm Sao Hỏa sẽ thúc đẩy cho việc thám hiểm không gian.
Ông Fradet nói: “Tôi nghĩ phi thuyền Curiosity chỉ mới tuần trước thôi, đã thực hiện cuộc khoan đào đầu tiên, đục một lỗ trên bề mặt Sao Hỏa. Do đó, đây có thể là một bước đầu trong việc khai mỏ. Tôi nghĩ chúng ta có thể chia sẻ một số kinh nghiệm và bài học tìm ra được trong khi thực hiện các công tác như thế và đem lại cho mọi người một chút tán thưởng về những gì cần có để có thể thực hiện những việc như thế.”
Cũng như trong cuộc săn lùngg các khoáng sản quý hiếm, việc khai mỏ trên trời cũng có thể là bước đầu trong việc đi tìm thuộc địa trên không gian, nơi nước rút ra được từ các thiên thể, mặt trăng và Sao Hỏa có thể đem lại năng lượng cho phi thuyền và nuôi sống con người.
Các đại biểu tại Hội nghị Sydney đang thảo luận về nhiều kỹ thuật hiện đại và các lề lối suy nghĩ mới mẻ, cả hai đều sẽ cần đến, cùng với rất nhiều tiền bạc, nếu như công nghiệp khai mỏ rút cuộc sẽ chinh phục được không gian.
Liệu một cuộc bùng phát khai mỏ trong tương lai có thể xảy ra bên ngoài thế giới này thực sự hay không? Ðó là câu hỏi được đề ra bởi các nhà khoa học đang họp tại Sydney nhắm mục tiêu khám phá không gian để tìm ra các tài nguyên mới. Các thiên thể có thể có bạch kim và kim cương, trong khi mặt trăng chứa các khoáng sản “đất hiếm” dùng để làm máy điện toán, phi đạn và tua bin gió, mà nguồn cung cấp ngày càng thiếu hụt ở trái đất này.
Trong tình hình hiện thời, các viễn kiến táo bạo đó không khả thi về mặt kinh tế, nhưng các nhà khảo cứu tin rằng việc khai mỏ trên mặt trăng bằng cách điều khiển từ xa có thể xảy ra chỉ trong vòng 1 thập niên nữa thôi. Trong tương lai, các học giả khác nói rằng Sao Hỏa cũng có thể đưọc khai thác để tìm ra các khoáng sản có giá trị.
Ông Gordon Roesler, một chuyên gia về robot không gian tại trường Ðại học New South Wales của Australia, nói rằng cuộc chạy đua để khai thác các kho tàng được chôn giấu này đã bắt đầu:
Ông Roesler nói: “Ðiều đáng chú ý là có hai công ty vừa khai trương, một ở Hoa Kỳ, và một ở Anh Quốc, cả hai đều nói rằng Chúng tôi sẽ khai thác các thiên thể. Chúng ta đã nói về chuyện này từ mấy chục năm nay, nhưng tại sao hai công ty này giờ đây, với sự hỗ trợ của các nhà tỷ phú, lại đang làm như thế? Tôi nghĩ bởi vì đã có tiến bộ trong kỹ thuật robot.”
Ông Roesler nói tiềm năng của robot được chứng tỏ trong ích lợi của nó ở các nhà máy, trong việc thám hiểm dưới mặt biển cũng như trên Sao Hỏa, nơi phi thuyền thám hiểm Curiosity của NASA mới đây đã đặt máy khoan trên Sao Hỏa lần đầu tiên.
Ông Roesler nói tiếp: “Ðó là những điều mà 20 năm trước đây, thực sự chúng ta không thể chứng minh là sẽ khả thi. Nay, các công ty này nói là họ sẽ thực hiện một kế hoạch dài hạn.”
Ông Rene Fradet, phó giám đốc ban quản lý khoa học và kỹ thuật tại Phòng thí nghiệm Phản lực Hoa Kỳ, là một trong các diễn giả chính tại hội nghị tại trường Ðại học New South Wales. Ông nói thành quả của Phi thuyền Thám hiểm Sao Hỏa sẽ thúc đẩy cho việc thám hiểm không gian.
Cũng như trong cuộc săn lùngg các khoáng sản quý hiếm, việc khai mỏ trên trời cũng có thể là bước đầu trong việc đi tìm thuộc địa trên không gian, nơi nước rút ra được từ các thiên thể, mặt trăng và Sao Hỏa có thể đem lại năng lượng cho phi thuyền và nuôi sống con người.
Các đại biểu tại Hội nghị Sydney đang thảo luận về nhiều kỹ thuật hiện đại và các lề lối suy nghĩ mới mẻ, cả hai đều sẽ cần đến, cùng với rất nhiều tiền bạc, nếu như công nghiệp khai mỏ rút cuộc sẽ chinh phục được không gian.