PERTH, AUSTRALIA —
Hội Nghị Úc-Mỹ hàng năm ở cấp Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng – gọi tắt là Ausmin - được tổ chức tại Perth, thủ phủ bang Western Australia, vào ngày 14 tháng 11 tuần này, sẽ là cơ hội quan trọng để Australia và Hoa-Kỳ duyệt xét hợp tác an ninh quốc phòng giữa hai nước đồng minh và chiến lược định vị mới của Tổng thống Obama tại Châu Á Thái Bình Dương.
Tuy được tổ chức luân phiên hàng năm giữa Úc và Mỹ trên ¼ thế kỷ vừa qua, đây cũng là hội nghị Ausmin đầu tiên kể từ khi Tổng Thống Obama tuyên bố trước Quốc Hội Liên Bang Úc ở Canberra hồi tháng 11 năm 2011, chính sách "Thế Kỷ Châu Á" của Mỹ và loan báo tại Washington hồi đầu tháng Giêng năm 2012 chính sách định vị an ninh quốc phòng của Mỹ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Theo đuổi những bước tiến đã được thực hiện bởi các vị tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton và George W Bush, ông Barack Obama đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện bang giao song phương với các nước trong vùng và sẽ chuyển đổi sức mạnh quân sự của Mỹ, đặc biệt là Hải-Quân, ở mức phân chia 50/50 lên 40/60 từ Châu Âu Bắc Đại Tây Dương sang Châu Á Thái Bình Dương.
Vai trò của Australia trong chiến lược mới này cũng rất quan trọng mà cụ thể là Canberra và Washington đã đồng ý cho 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú thực tập tại căn cứ Darwin ở phía bắc lục địa Úc Châu. Trên căn bản dài hạn, Australia và Hoa Kỳ sẽ cứu xét nâng cấp các phương tiện quốc phòng của Úc tại vùng Bắc và Tây Úc để có thể tiếp nhận được thường xuyên hơn những thiết bị quốc phòng tối tân của Mỹ – đặc biệt là hải quân và không quân.
Tuy Thái Bình Dương được nhắc nhở thường xuyên hơn trong chính sách mới, "Thế Kỷ Châu Á" của Mỹ mà Tổng thống Obama đã loan báo, bao gồm cả Ấn Độ Dương và vai trò đang lên của Ấn Độ như là một cường quốc kinh tế và quân sự.
Trong bối cảnh này, việc chọn lựa thành phố Perth, thủ phủ Tây Úc bên bờ Ấn Độ Dương làm địa điểm Hội Nghị Ausmin còn có ý nghĩa chiến lược. Ông Stephen Smith với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc và dân biểu địa phương tại thành phố Perth, nhận xét:
"Tuy nhiên vì chúng ta đang bên bờ Ấn Độ Dương, nên đây cũng là cơ hội để nói về mặt chiến lược là thành phố Perth tọa lạc tại vị trí rất tốt để chúng ta nhìn thấy sự lớn mạnh của Ấn Độ và sự quan trọng chiến lược của vùng Ấn Độ Dương. Tất nhiên, chúng ta còn có Căn cứ Sterling là hải cảng Ấn Độ Dương của Úc. Bởi vậy, có nhiều lý do chiến lược để tổ chức hội nghị tại Perth, ngoài lý do cá nhân của tôi là muốn giới thiệu Perth và Tây Úc với Bộ trưởng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hilary Clinton.”
Cũng vì các lý do ấy mà trước đây, với tư cách ngoại trưởng Úc, ông Stephen Smith đã mời Ngoại trưởng Condoleezza Rice trong chính phủ George W Bush đến thăm viếng thành phố Perth.
Đối với bà Hilary Clinton và ông Leon Panetta, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của họ đến thành phố cảng Ấn Độ Dương của Úc và là chuyến công du sau cùng đến Australia vì cả hai nhân vật quan trọng này dự trù sẽ không phục vụ trong nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Obama.
Tuy cả hai đều là thân hữu của Australia và đã làm việc chặt chẽ với các đồng nhiệm tại Canberra, ông Stephen Smith nói rằng quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước đã có từ sau Thế Chiến Thứ 2 với Hiệp Ước Anzus và quan hệ này không tùy thuộc vào cá nhân, bất kể là chính phủ tại Washington thuộc Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa, và tại Canberra là Lao Động hay Liên Đảng Tự Do Quốc Gia.
Có lẽ cũng như nhiều quốc gia khác, Australia đã đặc biệt quan tâm theo dõi cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ và diễn tiến thay đổi lãnh đạo 10 năm một lần tại Bắc Kinh đang diễn ra bên trong hậu trường và tại Hội Nghị lần thứ 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì vậy, Hội Nghị Ausmin là dịp để Canberra và Washington trao đổi quan điểm về sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ và các vấn đề chiến lược ngoại giao quốc phòng đa phương và song phương.
Một vấn đề có tính cách vừa song phương và đa phương là sự hiện diện của 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin phía Bắc của Úc mà hội nghị sẽ duyệt xét diễn tiến. Một phần của quân số này đã đến Darwin hồi tháng 4 năm nay với dự định quân số sẽ lên đến 2.500 trong vài năm sắp tới.
Việc này có tính cách đa phương vì phản ứng của Trung Quốc. Sau khi được bổ nhiệm vào chức vụ Ngoại trưởng Úc hồi tháng 3 năm nay, Nghị sĩ Bob Carr đến Bắc Kinh và được hỏi nhiều lần về sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ tại miền Bắc nước Úc nhìn vào Biển Đông – là nơi có tranh chấp giữa Trung Quốc và 4 nước Asean, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Tại Australia, mặc dù là đồng minh thân cận của Mỹ, chính phủ Julia Gillard cũng đã từng do dự với quyết định chấp nhận sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ của Úc trên căn bản thay quân và huấn luyện. Gần đây, báo chí Úc châu đã tiết lộ rằng Thủ tướng Julia Gillard, một phần vì lý do chính trị nội bộ trong Đảng Lao động Úc, đã muốn yêu cầu Tổng Thống Obama đình hoãn việc loan báo, nhưng phản ứng từ Washington là Tổng thống Obama có thể không có lý do để công du Australia, nếu ông không có cơ hội loan báo hợp tác quốc phòng nầy giữa hai đồng minh.
Một năm sau, Australia có thể đã vượt qua được vài khó khăn nội bộ và phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng, ngoại trừ Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc Phòng Stephen Smith nói:
"Chúng ta tiếp tục cải thiện hợp tác cụ thể với Mỹ qua việc thay quân huấn luyện thuộc ngành Thủy quân lục chiến tại Darwin và triển vọng cải thiện hợp tác không quân trong tương lai."
Hợp tác an ninh quốc phòng là quan trọng, nhưng ngân sách để tài trợ cho hợp tác này cũng rất quan trọng. Chính phủ Julia Gillard vừa duyệt xét ngân sách và đã loan báo cắt giảm ngân sách quốc phòng Australia 5 tỉ 500 triệu đô la Úc – tương đương với 5 tỉ 700 triệu đô la Mỹ - trong vòng 4 năm. Theo cáo buộc của Liên Đảng đối lập, hậu quả của việc cắt giảm này là ngân sách quốc phòng Úc sẽ xuống mức thấp của năm 1938. Liên Đảng đối lập còn cáo buộc chính phủ Lao Động đã dựa vào liên minh với Mỹ để giảm chi phí quốc phòng.
Dân biểu David Johnston, phát ngôn viên quốc phòng của Liên Đảng đối lập nói:
"Đây là sự cắt giảm ngân sách quốc phòng tệ hại trong cả một thế hệ. Theo tôi, chúng ta đang lạm dụng và không đối xử tốt với đồng minh quan trọng nhất, và chúng ta nhờ vả vào họ. Chúng ta cần chấp nhận sự chỉ trích này và Mỹ đang cho chúng ta lời cảnh tỉnh."
Theo nguồn tin báo chí, Tiến sĩ Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình Dương Sự Vụ đã bày tỏ quan ngại về sự cắt giảm chi phí quốc phòng của Australia. Tuy vậy, Bộ trưởng Stephen Smith nói rằng điều này không phù hợp với nội dung các cuộc thảo luận giữa ông và Bộ trưởng Leon Panetta. Ông Stephen Smith xác nhận rằng vấn đề cắt giảm chi phí quốc phòng của Mỹ cũng như của Úc sẽ không chính thức được ghi vào chương trình nghị sự Ausmin.
Bộ trưởng Quốc Phòng Úc bào chữa rằng Australia vẫn còn là quốc gia có ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ 15 trên thế giới – và riêng tại Afghanistan, Australia là quốc gia đứng hàng thứ 10 về phương diện đóng góp và là quốc gia đóng góp lớn nhất bên ngoài tổ chức NATO.
Tuy được tổ chức luân phiên hàng năm giữa Úc và Mỹ trên ¼ thế kỷ vừa qua, đây cũng là hội nghị Ausmin đầu tiên kể từ khi Tổng Thống Obama tuyên bố trước Quốc Hội Liên Bang Úc ở Canberra hồi tháng 11 năm 2011, chính sách "Thế Kỷ Châu Á" của Mỹ và loan báo tại Washington hồi đầu tháng Giêng năm 2012 chính sách định vị an ninh quốc phòng của Mỹ tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.
Your browser doesn’t support HTML5
Theo đuổi những bước tiến đã được thực hiện bởi các vị tổng thống tiền nhiệm Bill Clinton và George W Bush, ông Barack Obama đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện bang giao song phương với các nước trong vùng và sẽ chuyển đổi sức mạnh quân sự của Mỹ, đặc biệt là Hải-Quân, ở mức phân chia 50/50 lên 40/60 từ Châu Âu Bắc Đại Tây Dương sang Châu Á Thái Bình Dương.
Vai trò của Australia trong chiến lược mới này cũng rất quan trọng mà cụ thể là Canberra và Washington đã đồng ý cho 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ đồn trú thực tập tại căn cứ Darwin ở phía bắc lục địa Úc Châu. Trên căn bản dài hạn, Australia và Hoa Kỳ sẽ cứu xét nâng cấp các phương tiện quốc phòng của Úc tại vùng Bắc và Tây Úc để có thể tiếp nhận được thường xuyên hơn những thiết bị quốc phòng tối tân của Mỹ – đặc biệt là hải quân và không quân.
Tuy Thái Bình Dương được nhắc nhở thường xuyên hơn trong chính sách mới, "Thế Kỷ Châu Á" của Mỹ mà Tổng thống Obama đã loan báo, bao gồm cả Ấn Độ Dương và vai trò đang lên của Ấn Độ như là một cường quốc kinh tế và quân sự.
"Tuy nhiên vì chúng ta đang bên bờ Ấn Độ Dương, nên đây cũng là cơ hội để nói về mặt chiến lược là thành phố Perth tọa lạc tại vị trí rất tốt để chúng ta nhìn thấy sự lớn mạnh của Ấn Độ và sự quan trọng chiến lược của vùng Ấn Độ Dương. Tất nhiên, chúng ta còn có Căn cứ Sterling là hải cảng Ấn Độ Dương của Úc. Bởi vậy, có nhiều lý do chiến lược để tổ chức hội nghị tại Perth, ngoài lý do cá nhân của tôi là muốn giới thiệu Perth và Tây Úc với Bộ trưởng Leon Panetta và Ngoại trưởng Hilary Clinton.”
Cũng vì các lý do ấy mà trước đây, với tư cách ngoại trưởng Úc, ông Stephen Smith đã mời Ngoại trưởng Condoleezza Rice trong chính phủ George W Bush đến thăm viếng thành phố Perth.
Đối với bà Hilary Clinton và ông Leon Panetta, đây là chuyến viếng thăm đầu tiên của họ đến thành phố cảng Ấn Độ Dương của Úc và là chuyến công du sau cùng đến Australia vì cả hai nhân vật quan trọng này dự trù sẽ không phục vụ trong nhiệm kỳ thứ nhì của Tổng Thống Obama.
Tuy cả hai đều là thân hữu của Australia và đã làm việc chặt chẽ với các đồng nhiệm tại Canberra, ông Stephen Smith nói rằng quan hệ song phương tốt đẹp giữa hai nước đã có từ sau Thế Chiến Thứ 2 với Hiệp Ước Anzus và quan hệ này không tùy thuộc vào cá nhân, bất kể là chính phủ tại Washington thuộc Đảng Dân Chủ hay Đảng Cộng Hòa, và tại Canberra là Lao Động hay Liên Đảng Tự Do Quốc Gia.
Có lẽ cũng như nhiều quốc gia khác, Australia đã đặc biệt quan tâm theo dõi cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ và diễn tiến thay đổi lãnh đạo 10 năm một lần tại Bắc Kinh đang diễn ra bên trong hậu trường và tại Hội Nghị lần thứ 18 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì vậy, Hội Nghị Ausmin là dịp để Canberra và Washington trao đổi quan điểm về sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ và các vấn đề chiến lược ngoại giao quốc phòng đa phương và song phương.
Một vấn đề có tính cách vừa song phương và đa phương là sự hiện diện của 2.500 thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin phía Bắc của Úc mà hội nghị sẽ duyệt xét diễn tiến. Một phần của quân số này đã đến Darwin hồi tháng 4 năm nay với dự định quân số sẽ lên đến 2.500 trong vài năm sắp tới.
Tại Australia, mặc dù là đồng minh thân cận của Mỹ, chính phủ Julia Gillard cũng đã từng do dự với quyết định chấp nhận sự hiện diện của thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ của Úc trên căn bản thay quân và huấn luyện. Gần đây, báo chí Úc châu đã tiết lộ rằng Thủ tướng Julia Gillard, một phần vì lý do chính trị nội bộ trong Đảng Lao động Úc, đã muốn yêu cầu Tổng Thống Obama đình hoãn việc loan báo, nhưng phản ứng từ Washington là Tổng thống Obama có thể không có lý do để công du Australia, nếu ông không có cơ hội loan báo hợp tác quốc phòng nầy giữa hai đồng minh.
Một năm sau, Australia có thể đã vượt qua được vài khó khăn nội bộ và phản ứng tiêu cực từ các nước láng giềng, ngoại trừ Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc Phòng Stephen Smith nói:
"Chúng ta tiếp tục cải thiện hợp tác cụ thể với Mỹ qua việc thay quân huấn luyện thuộc ngành Thủy quân lục chiến tại Darwin và triển vọng cải thiện hợp tác không quân trong tương lai."
Hợp tác an ninh quốc phòng là quan trọng, nhưng ngân sách để tài trợ cho hợp tác này cũng rất quan trọng. Chính phủ Julia Gillard vừa duyệt xét ngân sách và đã loan báo cắt giảm ngân sách quốc phòng Australia 5 tỉ 500 triệu đô la Úc – tương đương với 5 tỉ 700 triệu đô la Mỹ - trong vòng 4 năm. Theo cáo buộc của Liên Đảng đối lập, hậu quả của việc cắt giảm này là ngân sách quốc phòng Úc sẽ xuống mức thấp của năm 1938. Liên Đảng đối lập còn cáo buộc chính phủ Lao Động đã dựa vào liên minh với Mỹ để giảm chi phí quốc phòng.
Dân biểu David Johnston, phát ngôn viên quốc phòng của Liên Đảng đối lập nói:
"Đây là sự cắt giảm ngân sách quốc phòng tệ hại trong cả một thế hệ. Theo tôi, chúng ta đang lạm dụng và không đối xử tốt với đồng minh quan trọng nhất, và chúng ta nhờ vả vào họ. Chúng ta cần chấp nhận sự chỉ trích này và Mỹ đang cho chúng ta lời cảnh tỉnh."
Theo nguồn tin báo chí, Tiến sĩ Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại Giao Mỹ phụ trách Đông Á Thái Bình Dương Sự Vụ đã bày tỏ quan ngại về sự cắt giảm chi phí quốc phòng của Australia. Tuy vậy, Bộ trưởng Stephen Smith nói rằng điều này không phù hợp với nội dung các cuộc thảo luận giữa ông và Bộ trưởng Leon Panetta. Ông Stephen Smith xác nhận rằng vấn đề cắt giảm chi phí quốc phòng của Mỹ cũng như của Úc sẽ không chính thức được ghi vào chương trình nghị sự Ausmin.
Bộ trưởng Quốc Phòng Úc bào chữa rằng Australia vẫn còn là quốc gia có ngân sách quốc phòng đứng hàng thứ 15 trên thế giới – và riêng tại Afghanistan, Australia là quốc gia đứng hàng thứ 10 về phương diện đóng góp và là quốc gia đóng góp lớn nhất bên ngoài tổ chức NATO.