Hội nghị Quốc tế về bệnh AIDS bước vào ngày áp chót, tập trung thảo luận về ảnh hưởng của bệnh này đối với các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao.
Một bác sĩ làm việc với bệnh nhân đồng tính và chuyển đổi giới tính ở Uganda hôm nay đã nói trước hội nghị rằng thách thức lớn nhất vẫn là việc tiếp cận và cung cấp thông tin cho những người có nguy cơ nhiễm HIV, virus gây ra căn bệnh AIDS, về cách thức tự bảo vệ họ.
Bác sĩ Paul Semugoma cũng cho biết quá nhiều bác sĩ không hỏi bệnh nhân về tiền sử tình dục của họ.
Tuy nhiên, bác sĩ Semugom nói với nghị rằng ông vẫn hy vọng rằng các nỗ lực chống bệnh AIDS sẽ mang tới ‘sự thay đổi’.
Hôm qua, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi mở rộng chương tình phòng chống và điều trị AIDS cho phụ nữ kể cả khi họ không còn mang thai.
Bà Luo Chewe của UNICEF cho biết hầu hết các nước không tự động tiếp tục kê loại thuốc chống AIDS cho phụ nữ nhiễm HIV sau khi họ sinh con.
Bà Chewe cũng nói rằng các bé gái từ 10 tới 18 tuổi thường bị đặt ngoài các cuộc xét nghiệm HIV trên toàn cầu cũng như các chương trình ngăn chặn và chữa trị.
Một bác sĩ làm việc với bệnh nhân đồng tính và chuyển đổi giới tính ở Uganda hôm nay đã nói trước hội nghị rằng thách thức lớn nhất vẫn là việc tiếp cận và cung cấp thông tin cho những người có nguy cơ nhiễm HIV, virus gây ra căn bệnh AIDS, về cách thức tự bảo vệ họ.
Bác sĩ Paul Semugoma cũng cho biết quá nhiều bác sĩ không hỏi bệnh nhân về tiền sử tình dục của họ.
Tuy nhiên, bác sĩ Semugom nói với nghị rằng ông vẫn hy vọng rằng các nỗ lực chống bệnh AIDS sẽ mang tới ‘sự thay đổi’.
Hôm qua, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc kêu gọi mở rộng chương tình phòng chống và điều trị AIDS cho phụ nữ kể cả khi họ không còn mang thai.
Bà Luo Chewe của UNICEF cho biết hầu hết các nước không tự động tiếp tục kê loại thuốc chống AIDS cho phụ nữ nhiễm HIV sau khi họ sinh con.
Bà Chewe cũng nói rằng các bé gái từ 10 tới 18 tuổi thường bị đặt ngoài các cuộc xét nghiệm HIV trên toàn cầu cũng như các chương trình ngăn chặn và chữa trị.