Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Ðỗ Nhân ở Việt Nam, hỏi như sau:
"Kính thưa Bác sĩ,
Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi bị viêm xoang mãn tính đã hơn chục năm, và bị mất khứu giác. Tôi muốn hỏi là bệnh này có chữa khỏi được không và có thể phục hồi khứu giác được không? Xin nói thêm là tôi bị xoang, nhưng không có triệu chứng gì, mà chỉ mất khả năng khứu giác, không nhận biệc được mùi.
Kính nhờ Bác sĩ giải đáp. Xin cám ơn.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải đáp:
Viêm xoang mũi & mất khứu giác
(Sinusitis and olfactory loss)
Khứu giác tuỳ thuộc vào các thụ thể thần kinh (receptor) nằm trong một lớp biểu bì thần kinh khứu giác (olfactory neuroepithelium), lót phần trên nóc của xoang mũi. Phần chính do thần kinh sọ số một (cranial nerve I) phụ trách cảm nhận và phân biệt các mùi (như mùi hoa hồng, mùi chanh, mùi hoa lài). Những đầu dây thần kinh số V (cranial nerve V) đồng thời có vai trò mô tả những sắc thái của mùi: như mùi lạnh (coolness), mùi nồng, ấm áp (warmth), mùi khó chịu, mùi chua ; ví dụ mùi ammonia ("nước đái quỷ") được cảm nhận qua dây thần kinh số V.
Các chất gây ra mùi (odorant) được hai dây thần kinh I và V đem vào các trung tâm khứu giác liên hệ của bộ não. Những chất có mùi từ ngoài vào cần những điều kiện tốt mới đi đến kích thích các thụ thể khứu giác trên trần của mũi: mũi phải thông, các niêm mạc mũi phải mạnh khoẻ, đủ độ ẩm để các chất có mùi tan vào trong niêm mạc và ngấm vào các thụ thể khứu giác.
Bất cứ nguyên nhân nào cản trở đường tiếp cận trên cũng như đường truyền dẫn thần kinh từ mũi đến các trung tâm thần kinh phụ trách khứu giác (olfactory centers) trên não bộ đều ảnh hưởng đến khứu giác: bệnh mũi, bệnh xoang hai bên mũi (paranasal sinuses), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chấn thương, gãy xương mũi, gãy xương trán (frontal fracture), bể xương chẩm (occipital fracture). Hút thuốc lá, tuổi già, một số thuốc chữa bệnh, chất độc kỹ nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác. Các kháng sinh như ampicillin, tetracycline, azithromycin đều có thể thay đổi khứu giác.
Trong trường hợp viêm xoang mũi, những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gây ra cần giải quyết:
1) Polyps (những "cục thịt dư" trong mũi ) làm ngăn cản các odorant không lên tới các thụ thể khứu giác nằm trên nóc hốc mũi.
2) Viêm xoang sàng (ethmoid sinusitis) có thể không có triệu chứng, nhưng lại làm mất mùi (mất khứu giác) vì viêm (sưng) làm nghẹt khe khứu giác (olfactory cleft) thông với các thụ thể khứu giác.
3) Các dây thần kinh khứu giác có thể hư hại do nhiễm trùng.
Trị liệu:
1) corticoid uống liều cao (chừng 1 tuần) có thể có kết quả tốt nhưng ngắn hạn, và có thể gây nhiều biến chứng..
2) thuốc corticoid xịt vào mũi (topical steroid, vd mometasone furoate [hay “Nasonex”]), có thể dùng lâu dài hơn, mặc dù một ít corticoid vẫn có thể đi vào toàn bộ cơ thể (systemic absorption).
3) kháng sinh nếu có nhiễm trùng
4) leukotriene receptor antagonist (uống; vd montelukast [hay “Singulair”]), làm giảm các hiện tượng viêm do dị ứng.Thuốc khá đắt tiền ở Mỹ.
5) giải phẫu, cắt bỏ polyps để mũi hết nghẽn; giải quyết viêm xoang sàng (ethmoidectomy) có thể qua cơ chế giảm tắc nghẽn mà cũng có thể cải thiện khứu giác qua cơ chế chưa hiểu rõ.
(Xương sàng (ethmoid bone, theo nghĩa “sàng lọc”, nhìn dưới lên trên, xương ethmoid hình giống cái sàng (sieve) có nhiều lỗ để lọc cặn bã trong nước) nằm ngay giữa mặt, giữa hai mắt, dưới phần trán của não bộ, trên hốc mũi. Trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau là các xoang sàng. Nếu các xoang này bị nhiễm trùng chúng ta có chứng viêm xoang sàng (ethmoid sinusitis). Do vị trí của xoang, viêm xoang sàng có thể gây ra các triệu chứng sau:
● đau đầu hai bên thái dương
● đau hai bên khóe mắt (phía mũi)
● nhức đầu, phía dưới trán
● đàm chảy trong họng, phía sau, làm ho
● nóng sốt
Trong lúc mất khứu giác và vị giác, người bệnh nên nhớ mình có thể bị nguy hiểm: không ngửi được mùi cháy (cháy nhà, cháy bếp), ăn đồ ăn thối, độc mà không biết, hoặc ăn quá mặn, quá ngọt..và phải rất cần thận, kiểm soát kỹ môi trường sống, nhờ người khác canh chừng, v..v...
Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thông tin và giúp cho sự đối thoại với bs đầy đủ và dễ dàng hơn.
Chúc bệnh nhân và gia đình may mắn.
Tham khảo:
1) Taste and Smell: An Update; edited by Thomas Hummel, Antje Welge-Lüssen
p. 114-117 (Basel, Switzerland,S. Karger AG, 2006)
--------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Ðỗ Nhân ở Việt Nam, hỏi như sau:
"Kính thưa Bác sĩ,
Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi bị viêm xoang mãn tính đã hơn chục năm, và bị mất khứu giác. Tôi muốn hỏi là bệnh này có chữa khỏi được không và có thể phục hồi khứu giác được không? Xin nói thêm là tôi bị xoang, nhưng không có triệu chứng gì, mà chỉ mất khả năng khứu giác, không nhận biệc được mùi.
Kính nhờ Bác sĩ giải đáp. Xin cám ơn.”
Bác sĩ Hồ Văn Hiền giải đáp:
Viêm xoang mũi & mất khứu giác
(Sinusitis and olfactory loss)
Your browser doesn’t support HTML5
Khứu giác tuỳ thuộc vào các thụ thể thần kinh (receptor) nằm trong một lớp biểu bì thần kinh khứu giác (olfactory neuroepithelium), lót phần trên nóc của xoang mũi. Phần chính do thần kinh sọ số một (cranial nerve I) phụ trách cảm nhận và phân biệt các mùi (như mùi hoa hồng, mùi chanh, mùi hoa lài). Những đầu dây thần kinh số V (cranial nerve V) đồng thời có vai trò mô tả những sắc thái của mùi: như mùi lạnh (coolness), mùi nồng, ấm áp (warmth), mùi khó chịu, mùi chua ; ví dụ mùi ammonia ("nước đái quỷ") được cảm nhận qua dây thần kinh số V.
Các chất gây ra mùi (odorant) được hai dây thần kinh I và V đem vào các trung tâm khứu giác liên hệ của bộ não. Những chất có mùi từ ngoài vào cần những điều kiện tốt mới đi đến kích thích các thụ thể khứu giác trên trần của mũi: mũi phải thông, các niêm mạc mũi phải mạnh khoẻ, đủ độ ẩm để các chất có mùi tan vào trong niêm mạc và ngấm vào các thụ thể khứu giác.
Bất cứ nguyên nhân nào cản trở đường tiếp cận trên cũng như đường truyền dẫn thần kinh từ mũi đến các trung tâm thần kinh phụ trách khứu giác (olfactory centers) trên não bộ đều ảnh hưởng đến khứu giác: bệnh mũi, bệnh xoang hai bên mũi (paranasal sinuses), bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, chấn thương, gãy xương mũi, gãy xương trán (frontal fracture), bể xương chẩm (occipital fracture). Hút thuốc lá, tuổi già, một số thuốc chữa bệnh, chất độc kỹ nghệ cũng có thể ảnh hưởng đến khứu giác. Các kháng sinh như ampicillin, tetracycline, azithromycin đều có thể thay đổi khứu giác.
Trong trường hợp viêm xoang mũi, những yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân gây ra cần giải quyết:
1) Polyps (những "cục thịt dư" trong mũi ) làm ngăn cản các odorant không lên tới các thụ thể khứu giác nằm trên nóc hốc mũi.
2) Viêm xoang sàng (ethmoid sinusitis) có thể không có triệu chứng, nhưng lại làm mất mùi (mất khứu giác) vì viêm (sưng) làm nghẹt khe khứu giác (olfactory cleft) thông với các thụ thể khứu giác.
3) Các dây thần kinh khứu giác có thể hư hại do nhiễm trùng.
Trị liệu:
1) corticoid uống liều cao (chừng 1 tuần) có thể có kết quả tốt nhưng ngắn hạn, và có thể gây nhiều biến chứng..
2) thuốc corticoid xịt vào mũi (topical steroid, vd mometasone furoate [hay “Nasonex”]), có thể dùng lâu dài hơn, mặc dù một ít corticoid vẫn có thể đi vào toàn bộ cơ thể (systemic absorption).
3) kháng sinh nếu có nhiễm trùng
4) leukotriene receptor antagonist (uống; vd montelukast [hay “Singulair”]), làm giảm các hiện tượng viêm do dị ứng.Thuốc khá đắt tiền ở Mỹ.
5) giải phẫu, cắt bỏ polyps để mũi hết nghẽn; giải quyết viêm xoang sàng (ethmoidectomy) có thể qua cơ chế giảm tắc nghẽn mà cũng có thể cải thiện khứu giác qua cơ chế chưa hiểu rõ.
(Xương sàng (ethmoid bone, theo nghĩa “sàng lọc”, nhìn dưới lên trên, xương ethmoid hình giống cái sàng (sieve) có nhiều lỗ để lọc cặn bã trong nước) nằm ngay giữa mặt, giữa hai mắt, dưới phần trán của não bộ, trên hốc mũi. Trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau là các xoang sàng. Nếu các xoang này bị nhiễm trùng chúng ta có chứng viêm xoang sàng (ethmoid sinusitis). Do vị trí của xoang, viêm xoang sàng có thể gây ra các triệu chứng sau:
● đau đầu hai bên thái dương
● đau hai bên khóe mắt (phía mũi)
● nhức đầu, phía dưới trán
● đàm chảy trong họng, phía sau, làm ho
● nóng sốt
Trong lúc mất khứu giác và vị giác, người bệnh nên nhớ mình có thể bị nguy hiểm: không ngửi được mùi cháy (cháy nhà, cháy bếp), ăn đồ ăn thối, độc mà không biết, hoặc ăn quá mặn, quá ngọt..và phải rất cần thận, kiểm soát kỹ môi trường sống, nhờ người khác canh chừng, v..v...
Đương nhiên, cần hướng dẫn của bác sĩ và các tin tức bàn ở đây chỉ có mục đích thông tin và giúp cho sự đối thoại với bs đầy đủ và dễ dàng hơn.
Chúc bệnh nhân và gia đình may mắn.
Tham khảo:
1) Taste and Smell: An Update; edited by Thomas Hummel, Antje Welge-Lüssen
p. 114-117 (Basel, Switzerland,S. Karger AG, 2006)
--------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.