Đối với nhiều người Mỹ, phần có ý nghĩa nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ là Tuyên ngôn Nhân quyền. 10 tu chính án đã được viết ra để bảo vệ các cá nhân người Mỹ chống một chế độ cai trị độc tài. Victor Morales nói về tu chính án thứ nhì: quyền được mang vũ khí.
Giống như Tu chính án đầu tiên bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thờ phượng, tu chính án thứ hai công bố quyền được mang vũ khí - thường là trọng tâm của các cuộc tranh luận.
Tuy nhiên, tiếp theo sau vụ bắn giết bừa bãi hồi tuần trước tại một rạp chiếu phim ở Colorado cướp đi mạng sống của 12 người, tương đối ít người lên tiếng kêu gọi đòi tăng cường kiểm soát súng ống ở Hoa Kỳ.
Nhiều học giả nêu ra lý do là vì tầm quan trọng của vũ khí trong lịch sử nước Mỹ.
Khi các nhà lập quốc Hoa Kỳ đính thêm Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền vào Hiến pháp Mỹ năm 1791, họ muốn bảo vệ các cá nhân chống các chính quyền trung ương và tiểu bang có thể trở nên nguy hiểm.
Hầu hết các học giả nói rằng Hiến pháp Hoa Kỳ có thể đã không được phê chuẩn, nếu người Mỹ không được trấn an rằng 10 tu chính án đặc biệt có thể được đính thêm vào văn kiện này để kiểm tra quyền lực của chính phủ nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân.
Rất nhiều người Mỹ đầu tiên sợ quyền cai trị độc tài mà một đội quân thường trực có thể áp đặt, vì thế cho nên họ muốn đặt sức mạnh quân sự dưới quyền kiểm soát dân sự bằng cách cho phép công dân mang vũ khí.
Tu chính án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ nói: "Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được giữ và mang súng sẽ không bị vi phạm." Nhưng cuộc tranh luận về câu viết tiếng Anh đếm được có 27 chữ đó xoay quanh lối diễn giải tu chính án.
Quyền cá nhân
Các vị sáng lập nước Mỹ đã rút ra ý kiến của họ từ nhiều nguồn khác nhau- từ nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ Phục hưng Ý và các triết gia người Anh thời cận đại hơn.
Luật sư Stephen Halbrook ở Washington là một học giả hàng đầu chuyên về Tu chính án thứ hai. Ông nói:
"Câu hỏi thực sự không phải là 'Liệu có nên trang bị vũ khí cho một số người?', mà là 'Ai nên được trang bị vũ khí?' Nguyên tắc căn bản thực ra đã được Plato và Aristotle mang ra tranh luận. Plato ủng hộ một nhà nước lý tưởng nằm dưới quyền cai trị của một nhà vua cũng là một triết gia. Dưới quyền ông là một lực lượng hỗ trợ, hoặc lực lượng quân sự sẽ thi hành ý muốn của nhà vua. Kế đến là thường dân mà theo Plato không mấy thông minh so với mô hình mà triết gia Aristotle đề xướng, theo đó tập thể công dân, tất cả đều tham gia cơ chế chính trị và lực lượng công dân, cũng được trang bị vũ khí. "
Luật sư Halbrook giải thích rằng các nhà soạn thảo Hiến pháp muốn bảo vệ phần lớn các quyền mà họ đã được hưởng trước đây trong tư cách công dân Anh.
Trong những tháng dẫn tới cuộc Cách mạng tại Hoa Kỳ, nhiều người dân thuộc địa bị tước đoạt một số quyền tự do, kể cả quyền sở hữu vũ khí, để người Anh có thể thi hành các đạo luật mà nhiều người Mỹ cho là bất công.
Một lực lượng dân quân quy củ
Nhưng đối với nhiều chuyên gia, quyền cá nhân được sở hữu súng ống không phải là vấn đề chính đối với các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ.
Sử gia Saul Cornell của Đại học Fordham nhận định: "Chúng ta rất dễ quên rằng Tu chính án thứ hai thực sự đặt một gánh nặng rất lớn trên vai các công dân." Đối với sử gia Cornell, tu chính án thứ hai chú trọng hơn tới nghĩa vụ bảo vệ quốc gia bằng các lực lượng dân quân, hơn là bảo vệ quyền sở hữu súng của mỗi cá nhân. Ông nói:
"Tôi không tin là nhiều người thuộc cả hai bên cuộc tranh luận bây giờ, cả thành phần đòi kiểm soát súng ống, lẫn thành phần đòi quyền sở hữu súng ống, sẽ hài lòng nếu chúng ta quay về với ý nghĩa nguyên thủy của Tu chính án thứ hai, bởi vì đối với bên đòi kiểm soát súng ống, tu chính án này liên quan tới việc quân sự hóa xã hội. Chúng ta sẽ sống trong một đất nước giống hơn với Israel và Thụy Sĩ. Trong khi đối với phe đòi quyền sở hữu súng ống ở phía bên kia cuộc tranh luận, tu chính án thứ Hai sẽ quy định nghiêm ngặt hơn quyền sở hữu súng ống bởi vì không thể tập hợp một lực lượng dân quân mà không kiểm tra vũ khí thường xuyên hơn, không huấn luyện nhiều hơn. Bởi thế ta phải cẩn thận về những gì ta đòi hỏi, bởi vì đôi khi ta sẽ được toại nguyện.
Cuộc tranh luận về vấn đề Kiểm soát Súng
Người Mỹ muốn nêu bật quyền của cá nhân được sở hữu súng ống nhấn mạnh phần đề cập tới "quyền mang vũ khí ' trong Tu chính án thứ hai, trong khi giới muốn giảm nguy cơ xảy ra tử vong có liên quan tới súng ống tại Hoa Kỳ, đòi thắt chặt các quy định về quyền sở hữu súng ống, nhấn mạnh tới cụm từ “lực lượng dân quân”.
Ông David Hardy, một học giả khác chuyên về hiến pháp và cũng là một luật sư ở Arizona, nói rằng các nhà soạn thảo Hiến pháp chú ý tới cả quyền của cá nhân và lực lượng dân quân công dân khi viết Tu chính án thứ hai.
Luật sư Hardy nói "Quốc hội đầu tiên của Hoa Kỳ và ông James Madison có xu hướng thêm vào một số điều bảo đảm vào mỗi tu chính án sửa đổi Hiến pháp. Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền tự do ngôn luận, báo chí, hoạt động tôn giáo, quyền tự do thành lập tôn giáo, tự do hội họp và kiến nghị của cơ quan lập pháp, đã được gói ghém chung với nhau. Tu chính án thứ hai là hai mệnh đề hoàn toàn riêng biệt đã được ghép vào với nhau để phục vụ hai mục đích khác nhau. "
Quyền sở hữu súng ống ở Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài. Vũ khí đã giúp các chàng cao bồi và người định cư chế ngự vùng miền tây hoang dã của đất nước. Tuy nhiên, khi biên giới biến mất và một hệ thống quốc phòng toàn quốc phát triển, mối liên kết giữa công dân và binh sĩ đã phai dần.
Có thể một lực lượng dân quân cũng như một tập thể công dân vũ trang không còn thích hợp trong một xã hội hiện đại. Nhưng rõ ràng các nhà lập quốc đã thêm những ý tưởng đó vào Hiến pháp vì họ muốn chúng được xét đến một cách nghiêm túc.
Và xét truyền thống về quyền sở hữu súng ống đã bắt rễ ở Hoa Kỳ, hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng các chính trị gia ít có khả năng sẽ ủng hộ các đạo luật phụ trội để kiểm soát quyền sở hữu súng ống, đặc biệt trong thời gian dẫn tới tổng tuyển cử năm nay, ngay cả trong bối cảnh vụ bắn giết bừa bãi mới đây ở Colorado.
Giống như Tu chính án đầu tiên bảo đảm quyền tự do ngôn luận và quyền tự do thờ phượng, tu chính án thứ hai công bố quyền được mang vũ khí - thường là trọng tâm của các cuộc tranh luận.
Tuy nhiên, tiếp theo sau vụ bắn giết bừa bãi hồi tuần trước tại một rạp chiếu phim ở Colorado cướp đi mạng sống của 12 người, tương đối ít người lên tiếng kêu gọi đòi tăng cường kiểm soát súng ống ở Hoa Kỳ.
Nhiều học giả nêu ra lý do là vì tầm quan trọng của vũ khí trong lịch sử nước Mỹ.
Khi các nhà lập quốc Hoa Kỳ đính thêm Bản Tuyên Ngôn Nhân quyền vào Hiến pháp Mỹ năm 1791, họ muốn bảo vệ các cá nhân chống các chính quyền trung ương và tiểu bang có thể trở nên nguy hiểm.
Hầu hết các học giả nói rằng Hiến pháp Hoa Kỳ có thể đã không được phê chuẩn, nếu người Mỹ không được trấn an rằng 10 tu chính án đặc biệt có thể được đính thêm vào văn kiện này để kiểm tra quyền lực của chính phủ nhằm đảm bảo quyền tự do cá nhân.
Rất nhiều người Mỹ đầu tiên sợ quyền cai trị độc tài mà một đội quân thường trực có thể áp đặt, vì thế cho nên họ muốn đặt sức mạnh quân sự dưới quyền kiểm soát dân sự bằng cách cho phép công dân mang vũ khí.
Tu chính án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ nói: "Vì một lực lượng dân quân quy củ là cần thiết cho an ninh của một đất nước tự do, quyền của người dân được giữ và mang súng sẽ không bị vi phạm." Nhưng cuộc tranh luận về câu viết tiếng Anh đếm được có 27 chữ đó xoay quanh lối diễn giải tu chính án.
Quyền cá nhân
Các vị sáng lập nước Mỹ đã rút ra ý kiến của họ từ nhiều nguồn khác nhau- từ nước Hy Lạp và La Mã cổ đại, thời kỳ Phục hưng Ý và các triết gia người Anh thời cận đại hơn.
Luật sư Stephen Halbrook ở Washington là một học giả hàng đầu chuyên về Tu chính án thứ hai. Ông nói:
"Câu hỏi thực sự không phải là 'Liệu có nên trang bị vũ khí cho một số người?', mà là 'Ai nên được trang bị vũ khí?' Nguyên tắc căn bản thực ra đã được Plato và Aristotle mang ra tranh luận. Plato ủng hộ một nhà nước lý tưởng nằm dưới quyền cai trị của một nhà vua cũng là một triết gia. Dưới quyền ông là một lực lượng hỗ trợ, hoặc lực lượng quân sự sẽ thi hành ý muốn của nhà vua. Kế đến là thường dân mà theo Plato không mấy thông minh so với mô hình mà triết gia Aristotle đề xướng, theo đó tập thể công dân, tất cả đều tham gia cơ chế chính trị và lực lượng công dân, cũng được trang bị vũ khí. "
Luật sư Halbrook giải thích rằng các nhà soạn thảo Hiến pháp muốn bảo vệ phần lớn các quyền mà họ đã được hưởng trước đây trong tư cách công dân Anh.
Trong những tháng dẫn tới cuộc Cách mạng tại Hoa Kỳ, nhiều người dân thuộc địa bị tước đoạt một số quyền tự do, kể cả quyền sở hữu vũ khí, để người Anh có thể thi hành các đạo luật mà nhiều người Mỹ cho là bất công.
Một lực lượng dân quân quy củ
Nhưng đối với nhiều chuyên gia, quyền cá nhân được sở hữu súng ống không phải là vấn đề chính đối với các nhà soạn thảo Hiến pháp Hoa Kỳ.
Sử gia Saul Cornell của Đại học Fordham nhận định: "Chúng ta rất dễ quên rằng Tu chính án thứ hai thực sự đặt một gánh nặng rất lớn trên vai các công dân." Đối với sử gia Cornell, tu chính án thứ hai chú trọng hơn tới nghĩa vụ bảo vệ quốc gia bằng các lực lượng dân quân, hơn là bảo vệ quyền sở hữu súng của mỗi cá nhân. Ông nói:
"Tôi không tin là nhiều người thuộc cả hai bên cuộc tranh luận bây giờ, cả thành phần đòi kiểm soát súng ống, lẫn thành phần đòi quyền sở hữu súng ống, sẽ hài lòng nếu chúng ta quay về với ý nghĩa nguyên thủy của Tu chính án thứ hai, bởi vì đối với bên đòi kiểm soát súng ống, tu chính án này liên quan tới việc quân sự hóa xã hội. Chúng ta sẽ sống trong một đất nước giống hơn với Israel và Thụy Sĩ. Trong khi đối với phe đòi quyền sở hữu súng ống ở phía bên kia cuộc tranh luận, tu chính án thứ Hai sẽ quy định nghiêm ngặt hơn quyền sở hữu súng ống bởi vì không thể tập hợp một lực lượng dân quân mà không kiểm tra vũ khí thường xuyên hơn, không huấn luyện nhiều hơn. Bởi thế ta phải cẩn thận về những gì ta đòi hỏi, bởi vì đôi khi ta sẽ được toại nguyện.
Cuộc tranh luận về vấn đề Kiểm soát Súng
Người Mỹ muốn nêu bật quyền của cá nhân được sở hữu súng ống nhấn mạnh phần đề cập tới "quyền mang vũ khí ' trong Tu chính án thứ hai, trong khi giới muốn giảm nguy cơ xảy ra tử vong có liên quan tới súng ống tại Hoa Kỳ, đòi thắt chặt các quy định về quyền sở hữu súng ống, nhấn mạnh tới cụm từ “lực lượng dân quân”.
Ông David Hardy, một học giả khác chuyên về hiến pháp và cũng là một luật sư ở Arizona, nói rằng các nhà soạn thảo Hiến pháp chú ý tới cả quyền của cá nhân và lực lượng dân quân công dân khi viết Tu chính án thứ hai.
Luật sư Hardy nói "Quốc hội đầu tiên của Hoa Kỳ và ông James Madison có xu hướng thêm vào một số điều bảo đảm vào mỗi tu chính án sửa đổi Hiến pháp. Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền tự do ngôn luận, báo chí, hoạt động tôn giáo, quyền tự do thành lập tôn giáo, tự do hội họp và kiến nghị của cơ quan lập pháp, đã được gói ghém chung với nhau. Tu chính án thứ hai là hai mệnh đề hoàn toàn riêng biệt đã được ghép vào với nhau để phục vụ hai mục đích khác nhau. "
Quyền sở hữu súng ống ở Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài. Vũ khí đã giúp các chàng cao bồi và người định cư chế ngự vùng miền tây hoang dã của đất nước. Tuy nhiên, khi biên giới biến mất và một hệ thống quốc phòng toàn quốc phát triển, mối liên kết giữa công dân và binh sĩ đã phai dần.
Có thể một lực lượng dân quân cũng như một tập thể công dân vũ trang không còn thích hợp trong một xã hội hiện đại. Nhưng rõ ràng các nhà lập quốc đã thêm những ý tưởng đó vào Hiến pháp vì họ muốn chúng được xét đến một cách nghiêm túc.
Và xét truyền thống về quyền sở hữu súng ống đã bắt rễ ở Hoa Kỳ, hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng các chính trị gia ít có khả năng sẽ ủng hộ các đạo luật phụ trội để kiểm soát quyền sở hữu súng ống, đặc biệt trong thời gian dẫn tới tổng tuyển cử năm nay, ngay cả trong bối cảnh vụ bắn giết bừa bãi mới đây ở Colorado.