Hoa Kỳ cho biết năm 2012 chứng kiến một sự gia tăng đáng kể của các hoạt động khủng bố do nhà nước Iran bảo trợ, trong đó có việc trợ giúp cho chế độ Assad trong cuộc đàn áp kéo dài 2 năm nhắm vào người dân Syria. Tố cáo vừa kể được đưa ra trong bản phúc trình hàng năm về tình hình khủng bố toàn cầu mà Bộ Ngoại giao Mỹ nộp cho quốc hội.
Phúc trình nói rằng trong năm 2012 cả Iran lẫn phe Hezbollah ở Li Băng đều đã tích cực một cách đặc biệt trong việc lập ra kế hoạch cho các hoạt động khủng bố và đã cung cấp những sự hỗ trợ cho chế độ Syria trong cuộc đàn người dân nước này.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki nói rằng Washington quan tâm về sự dính líu của các chiến binh người nước ngoài trong cuộc xung đột Syria:
"Chúng tôi rất quan tâm về các chiến binh người nước ngoài, bất kể là họ đang có mặt ở Syria, hay là sự lan tràn của bạo động sang các nước láng giềng. Và đó là một việc mà chúng tôi đã thường xuyên nêu ra ở đây. Và chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng về những mối quan tâm của chúng tôi đối với tình trạng mất ổn định khu vực do vụ khung ở Syria gây ra."
Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao cũng cho biết hàng ngũ lãnh đạo trung ương của mạng lưới khủng bố al-Qaida ở Pakistan và tổ chức phụ thuộc của mạng lưới này ở Yemen đã bị suy yếu trong năm 2012. Nhưng việc này mang lại một kết quả là một số tổ chức của mạng lưới al-Qaida đã trở nên độc lập hơn.
Tổng thống Barack Obama hồi tuần trước cũng đã đưa ra một nhận định tương tự trong bài diễn văn về vấn đề chống khủng bố:
"Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đối mặt với những mối đe dọa được địa phương hóa nhiều hơn, giống như những gì chúng ta đã thấy ở Benghazi hay ở cơ sở lọc dầu của công ty BP ở Algeria, trong đó các tay hoạt vụ địa phương, có lẽ có liên hệ lỏng lẻo với các mạng lưới khu vực, đã thực hiện những vụ tấn công thường kỳ nhắm vào các nhà ngoại giao Tây phương, các công ty và những mục tiêu dễ tấn công khác, hoặc tiến hành những vụ bắt cóc và những hoạt động tội phạm khác để kiếm nguồn tài chánh cho các hoạt động của họ."
Phúc trình của Bộ Ngoại giao cho biết trong năm 2012 những vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại 85 quốc gia, phần lớn là ở Afghanistan, Pakistan và Iraq.
Ông Matthew Duss, một chuyên gia Trung Đông của Trung tâm cho sự Tiến bộ của Hoa Kỳ, cho rằng có sự liên hệ giữa tình trạng rối loạn ở Syria với sự gia tăng của bạo động ở Iraq trong thời gian gần đây. Ông giải thích như sau:
"Sự di chuyển của các chiến binh, sự di chuyển của hàng hóa, sự mở lại các tuyến vận chuyển lậu mà các chiến binh đã dùng để tới Iraq thông qua Syria – và bây giờ đã có một số trường hợp các chiến binh thông qua Iraq để tới Syria. Khi nào chúng ta có một tình huống như thế này, khi chúng ta có những không gian trên cơ bản là không có sự cai trị của chính quyền nằm trong một môi trường xung đột, thì những tình huống như thế này chắc chắn sẽ xuất hiện."
Ông Duss nói thêm rằng bạo động ở Iraq chủ yếu là một sự phản ánh của sự chia rẽ chính trị, những sự chia rẽ không được giải quyết thông qua những kênh chính trị thích hợp.
Ông cho rằng việc để cho các nhóm đối lập, thậm chí là các nhóm hiếu chiến, có tiếng nói trong tiến trình chính trị có thể làm cho các tổ chức khủng bố bị yếu đi.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng bất kỳ nỗ lực dài hạn nào để chống khủng bố cũng cần phải bao gồm việc xây dựng năng lực trên toàn thế giới để chống lại ý thức hệ đang nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.
Phúc trình nói rằng trong năm 2012 cả Iran lẫn phe Hezbollah ở Li Băng đều đã tích cực một cách đặc biệt trong việc lập ra kế hoạch cho các hoạt động khủng bố và đã cung cấp những sự hỗ trợ cho chế độ Syria trong cuộc đàn người dân nước này.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jennifer Psaki nói rằng Washington quan tâm về sự dính líu của các chiến binh người nước ngoài trong cuộc xung đột Syria:
"Chúng tôi rất quan tâm về các chiến binh người nước ngoài, bất kể là họ đang có mặt ở Syria, hay là sự lan tràn của bạo động sang các nước láng giềng. Và đó là một việc mà chúng tôi đã thường xuyên nêu ra ở đây. Và chúng tôi đã trình bày rất rõ ràng về những mối quan tâm của chúng tôi đối với tình trạng mất ổn định khu vực do vụ khung ở Syria gây ra."
Bản phúc trình của Bộ Ngoại giao cũng cho biết hàng ngũ lãnh đạo trung ương của mạng lưới khủng bố al-Qaida ở Pakistan và tổ chức phụ thuộc của mạng lưới này ở Yemen đã bị suy yếu trong năm 2012. Nhưng việc này mang lại một kết quả là một số tổ chức của mạng lưới al-Qaida đã trở nên độc lập hơn.
Tổng thống Barack Obama hồi tuần trước cũng đã đưa ra một nhận định tương tự trong bài diễn văn về vấn đề chống khủng bố:
"Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đối mặt với những mối đe dọa được địa phương hóa nhiều hơn, giống như những gì chúng ta đã thấy ở Benghazi hay ở cơ sở lọc dầu của công ty BP ở Algeria, trong đó các tay hoạt vụ địa phương, có lẽ có liên hệ lỏng lẻo với các mạng lưới khu vực, đã thực hiện những vụ tấn công thường kỳ nhắm vào các nhà ngoại giao Tây phương, các công ty và những mục tiêu dễ tấn công khác, hoặc tiến hành những vụ bắt cóc và những hoạt động tội phạm khác để kiếm nguồn tài chánh cho các hoạt động của họ."
Phúc trình của Bộ Ngoại giao cho biết trong năm 2012 những vụ tấn công khủng bố đã xảy ra tại 85 quốc gia, phần lớn là ở Afghanistan, Pakistan và Iraq.
Ông Matthew Duss, một chuyên gia Trung Đông của Trung tâm cho sự Tiến bộ của Hoa Kỳ, cho rằng có sự liên hệ giữa tình trạng rối loạn ở Syria với sự gia tăng của bạo động ở Iraq trong thời gian gần đây. Ông giải thích như sau:
"Sự di chuyển của các chiến binh, sự di chuyển của hàng hóa, sự mở lại các tuyến vận chuyển lậu mà các chiến binh đã dùng để tới Iraq thông qua Syria – và bây giờ đã có một số trường hợp các chiến binh thông qua Iraq để tới Syria. Khi nào chúng ta có một tình huống như thế này, khi chúng ta có những không gian trên cơ bản là không có sự cai trị của chính quyền nằm trong một môi trường xung đột, thì những tình huống như thế này chắc chắn sẽ xuất hiện."
Ông Duss nói thêm rằng bạo động ở Iraq chủ yếu là một sự phản ánh của sự chia rẽ chính trị, những sự chia rẽ không được giải quyết thông qua những kênh chính trị thích hợp.
Ông cho rằng việc để cho các nhóm đối lập, thậm chí là các nhóm hiếu chiến, có tiếng nói trong tiến trình chính trị có thể làm cho các tổ chức khủng bố bị yếu đi.
Phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng bất kỳ nỗ lực dài hạn nào để chống khủng bố cũng cần phải bao gồm việc xây dựng năng lực trên toàn thế giới để chống lại ý thức hệ đang nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố.