Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đánh dấu ngày bệnh AIDS thế giới nhằm vào ngày mồng 1 tháng 12, bằng cách ra mắt một kế hoạch có thể giúp tạo ra “một thế hệ không còn phải lo sợ bệnh AIDS.”
Bà Clinton phác họa một kế hoạch quy mô gồm các ngân khoản đầu tư của Hoa Kỳ tài trợ các chương trình phòng chống và điều trị HIV, hợp tác với các tổ chức và các quốc gia để sử dụng tài nguyên, đặt nặng các dịch vụ chữa trị HIV cho phụ nữ và trẻ gái.
Ngoại Trưởng Clinton nói Hoa Kỳ dự định sẽ đi tới tận những nơi virus hoành hành, và sẽ tìm cách tiếp xúc với những người sử dụng ma túy, những người hành nghề mại dâm, và những thành phần bị phơi nhiễm HIV, nhưng miễn cưỡng không muốn xin được giúp đỡ. Bà nói:
“Khi mà phân biệt đối xử, hành động gạt họ ra ngoài lề xã hội và các yếu tố khác đẩy các nhóm người này vào bóng tối, thì căn bệnh lại càng khó đối phó hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ các kế hoạch do nước sở tại lãnh đạo để mở rộng dịch vụ cho dân chúng và tăng cường các nỗ lực của các tổ chức xã hội dân để dang cánh tay ra giúp đỡ họ."
Kế hoạch bệnh AIDS mới công bố là một phần nằm trong kế hoạch PEPFAR do cựu Tổng thống George W. Bush thiết lập hồi năm 2003.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ đã trực tiếp hỗ trợ hơn năm triệu người, giúp cung cấp thuốc đặc trị chống virus kể từ lúc khởi sự chương trình này.
Bà Clinton nói rằng trong thập niên vừa qua, tỉ lệ các ca nhiễm HIV mới đã sụt giảm đáng kể tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, hầu hết là ở khu vực phía nam sa mạc Sahara. Bà nói kết quả là một thế hệ không còn sợ bệnh AIDS chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực.
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, hồi năm 2011 có khoảng 34 triệu người bị nhiễm HIV và khu vục nam Sahara của Châu Phi vẫn là vùng bị tác động nặng nề nhất.
Giám đốc chương trình bệnh AIDS của Liên Hiệp Quốc, ông Michael Sidibie nói những quy tắc hướng dẫn mới của PEPFAR sẽ tiếp tay đẩy mạnh hơn đà sụt giảm của các ca nhiễm bệnh mới.
Trong một tuyên bố đánh dấu kỷ niệm ngày bệnh AIDS thế giới, Tỏng thống Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào các chương trình toàn diện để mở rộng cơ hội điều trị và phòng chống các ca nhiễm bệnh mới.
Bà Clinton phác họa một kế hoạch quy mô gồm các ngân khoản đầu tư của Hoa Kỳ tài trợ các chương trình phòng chống và điều trị HIV, hợp tác với các tổ chức và các quốc gia để sử dụng tài nguyên, đặt nặng các dịch vụ chữa trị HIV cho phụ nữ và trẻ gái.
Ngoại Trưởng Clinton nói Hoa Kỳ dự định sẽ đi tới tận những nơi virus hoành hành, và sẽ tìm cách tiếp xúc với những người sử dụng ma túy, những người hành nghề mại dâm, và những thành phần bị phơi nhiễm HIV, nhưng miễn cưỡng không muốn xin được giúp đỡ. Bà nói:
“Khi mà phân biệt đối xử, hành động gạt họ ra ngoài lề xã hội và các yếu tố khác đẩy các nhóm người này vào bóng tối, thì căn bệnh lại càng khó đối phó hơn. Đó là lý do tại sao chúng tôi ủng hộ các kế hoạch do nước sở tại lãnh đạo để mở rộng dịch vụ cho dân chúng và tăng cường các nỗ lực của các tổ chức xã hội dân để dang cánh tay ra giúp đỡ họ."
Kế hoạch bệnh AIDS mới công bố là một phần nằm trong kế hoạch PEPFAR do cựu Tổng thống George W. Bush thiết lập hồi năm 2003.
Bà Clinton nói Hoa Kỳ đã trực tiếp hỗ trợ hơn năm triệu người, giúp cung cấp thuốc đặc trị chống virus kể từ lúc khởi sự chương trình này.
Bà Clinton nói rằng trong thập niên vừa qua, tỉ lệ các ca nhiễm HIV mới đã sụt giảm đáng kể tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, hầu hết là ở khu vực phía nam sa mạc Sahara. Bà nói kết quả là một thế hệ không còn sợ bệnh AIDS chẳng bao lâu nữa sẽ trở thành hiện thực.
Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng, hồi năm 2011 có khoảng 34 triệu người bị nhiễm HIV và khu vục nam Sahara của Châu Phi vẫn là vùng bị tác động nặng nề nhất.
Giám đốc chương trình bệnh AIDS của Liên Hiệp Quốc, ông Michael Sidibie nói những quy tắc hướng dẫn mới của PEPFAR sẽ tiếp tay đẩy mạnh hơn đà sụt giảm của các ca nhiễm bệnh mới.
Trong một tuyên bố đánh dấu kỷ niệm ngày bệnh AIDS thế giới, Tỏng thống Barack Obama nói rằng Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào các chương trình toàn diện để mở rộng cơ hội điều trị và phòng chống các ca nhiễm bệnh mới.