Cơ quan Năng lượng Quốc tế nói Hoa Kỳ có thể qua mặt Ả Rập Saudi để trở thành nước sản xuất dầu hỏa nhiều nhất thế giới trước năm 2017.
Trong dự báo hàng năm của mình, Cơ quan năng lượng quốc tế có trụ sở đặt tại Paris, hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đang khoan thêm dầu thô qua việc tăng gia sử dụng phương pháp “hydraulic fracturing” còn gọi là “fracking”, để khai thác thêm nhiên liệu từ đá phiến dưới lòng đất.
Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA) nói họ dự kiến mức sản xuất gia tăng có thể giúp cho nền kinh tế lớn nhất thế giới hầu như có thể tự túc về mặt năng lượng, một mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Mỹ theo đuổi bấy lâu nay nhưng chưa bao giờ tiến gần tới chỗ có thể thực hiện được.
IEA gồm 28 quốc gia thành viên, cho biết là hiện nay Hoa Kỳ nhập khẩu dầu đủ để đáp ứng 20% nhu cầu về năng lượng. Tuy nhiên cơ quan này dự phóng là Bắc Mỹ sẽ trở thành một vùng xuất khẩu dầu vào năm 2030, và Hoa Kỳ sẽ gần như hoàn toàn tự túc về mặt này, 5 năm sau đó.
Dự đoán này đánh dấu một thay đổi rõ rệt đối với IEA, vì trước đó cơ quan này tiên đoán Ả Rập Saudi sẽ vẫn là nước sản xuất dầu hỏa đứng đầu thế giới cho tới năm 2035.
Hoa Kỳ cho hay là trong năm nay, nước Mỹ đang trên đà sản xuất ra nhiều dầu nhất tính từ năm 1991, giúp cho Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu từ các nước ở Trung Đông, nơi đang có bấp bênh chính trị.
Ả Rập Saudi hiện sản xuất 9,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, so với 6,7 triệu thùng của Hoa Kỳ.
IEA tiên đoán Hoa Kỳ sẽ bơm 11,1 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2020, hơn Ả Rập Saudi khoảng nửa triệu thùng.
Cơ quan IEA dự kiến Ả Rập Saudi sẽ chiếm lại vị thế là nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Với kỹ thuật fracking, dầu và khí đốt trong đá phiến sẽ được triết ra sau khi nước, cát và hóa chất được bơm vào lòng đất với áp suất cao để làm vỡ đá phiến. Đây là một tiến trình thường được gọi là “fracking”
Trong dự báo hàng năm của mình, Cơ quan năng lượng quốc tế có trụ sở đặt tại Paris, hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ đang khoan thêm dầu thô qua việc tăng gia sử dụng phương pháp “hydraulic fracturing” còn gọi là “fracking”, để khai thác thêm nhiên liệu từ đá phiến dưới lòng đất.
Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA) nói họ dự kiến mức sản xuất gia tăng có thể giúp cho nền kinh tế lớn nhất thế giới hầu như có thể tự túc về mặt năng lượng, một mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Mỹ theo đuổi bấy lâu nay nhưng chưa bao giờ tiến gần tới chỗ có thể thực hiện được.
IEA gồm 28 quốc gia thành viên, cho biết là hiện nay Hoa Kỳ nhập khẩu dầu đủ để đáp ứng 20% nhu cầu về năng lượng. Tuy nhiên cơ quan này dự phóng là Bắc Mỹ sẽ trở thành một vùng xuất khẩu dầu vào năm 2030, và Hoa Kỳ sẽ gần như hoàn toàn tự túc về mặt này, 5 năm sau đó.
Dự đoán này đánh dấu một thay đổi rõ rệt đối với IEA, vì trước đó cơ quan này tiên đoán Ả Rập Saudi sẽ vẫn là nước sản xuất dầu hỏa đứng đầu thế giới cho tới năm 2035.
Hoa Kỳ cho hay là trong năm nay, nước Mỹ đang trên đà sản xuất ra nhiều dầu nhất tính từ năm 1991, giúp cho Hoa Kỳ bớt lệ thuộc vào nguồn dầu nhập khẩu từ các nước ở Trung Đông, nơi đang có bấp bênh chính trị.
Ả Rập Saudi hiện sản xuất 9,8 triệu thùng dầu mỗi ngày, so với 6,7 triệu thùng của Hoa Kỳ.
IEA tiên đoán Hoa Kỳ sẽ bơm 11,1 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2020, hơn Ả Rập Saudi khoảng nửa triệu thùng.
Cơ quan IEA dự kiến Ả Rập Saudi sẽ chiếm lại vị thế là nước sản xuất dầu thô hàng đầu thế giới vào năm 2030.
Với kỹ thuật fracking, dầu và khí đốt trong đá phiến sẽ được triết ra sau khi nước, cát và hóa chất được bơm vào lòng đất với áp suất cao để làm vỡ đá phiến. Đây là một tiến trình thường được gọi là “fracking”