Hoa Kỳ chỉ trích những qui định mới của Trung Quốc nhằm hạn chế hoạt động ngư nghiệp của tàu nước ngoài trong vùng biển có tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông. Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng hành động của Trung Quốc có tính chất khiêu khích và có thể gây nguy hiểm.
Theo những qui định mới, do chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ban hành, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép giới hữu trách Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Những qui định mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, áp dụng cho gần hai phần ba diện tích 3 triệu rưỡi cây số vuông của Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng hành động này của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Phát ngôn viên Psaki nói:
"Việc thông qua những hạn chế này đối với hoạt động ngư nghiệp của các nước khác trong những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông là một hành động có tính chất khiêu khích và có thể gây nguy hiểm."
Bà Psaki nói thêm rằng lập trường cố hữu của Hoa Kỳ là tất cả các bên tránh thực hiện “những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng và gây phương hại cho triển vọng có được một giải pháp ngoại giao cho vụ tranh chấp.”
Philippines cho biết họ đang tìm kiếm thêm thông tin về những qui định của Trung Quốc, trong lúc Việt Nam đáp lại bằng cách tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm thứ Năm tuyên bố Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tất cả những hoạt động của nước ngoài không có sự chấp thuận của Việt Nam trong khu vực này đều là bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm lên tiếng bênh vực cho những qui định mà chính quyền tỉnh Hải Nam công bố vào cuối tháng 11:
"Trung Quốc là một quốc gia hải dương, cho nên việc các tỉnh của Trung Quốc ở ven biển dựa theo luật pháp quốc gia để ban bố những qui định nhằm bảo tồn, quản lý và khai thác các tài nguyên sinh học biển là một việc hết sức bình thường."
Giáo sư Sam Bateman, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho đài VOA biết rằng căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng nếu Trung Quốc chấp hành những qui định mới. Nhưng ông nói thêm rằng việc chấp hành sẽ rất khó khăn. Ông giải thích:
"Việc chấp hành không những chỉ cần tới tàu bè, mà còn cần tới những hoạt động trinh sát trên không. Bởi vì công tác giám sát biển và quản lý ngư nghiệp thuộc loại này thường được thực hiện phần lớn từ trên không và chỉ sau khi máy bay phát giác những sự việc khả nghi thì giới hữu trách mới phái tàu bè tới nơi để xử lý."
Ông Bateman, một vị chuẩn đô đốc hồi hưu của Hải quân Hoàng gia Úc, nói rằng các qui định của Trung Quốc “vượt khỏi bất cứ điều gì có thể chấp nhận được theo Luật Biển Quốc tế” và do đó Bắc Kinh rất dễ bị thua kiện. Ông nói:
"Tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc bắt đầu chấp hành các qui định này, và đặc biệt là nếu họ bắt giữ tàu thuyền, thì họ sẽ nhanh chóng rơi vào một vụ tranh chấp pháp lý mà theo tôi Trung Quốc hoàn toàn không có cơ hội giành được phần thắng."
Một viên chức đại diện cho ngư dân Việt Nam nói rằng tổ chức của ông sẽ đưa ra một kháng nghị để chính thức phản đối hành động của Trung Quốc.
Ông Võ Văn Trác hôm thứ năm đã phát biểu như sau với Ban Việt ngữ đài VOA:
“Ngày mai [10/1] chúng tôi sẽ có một văn bản gửi cho Bộ Ngoại giao để biểu thị sự phản đối của mình. Việc làm của Trung Quốc là sai trái và vi phạm. Chúng tôi phản đối việc làm này, và đề nghị chấm dứt vi phạm đó. Họ cấm là cấm chỗ nào chứ còn nếu trên chủ quyền của Việt Nam thì làm sao mình để yên được”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông chống lấn với đòi hỏi của 4 nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tất cả các nước này đều muốn tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp, nhưng Trung Quốc nhất mực đòi đàm phán với từng nước một.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cho biết họ không có lập trường đối với những vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng Washington thường xuyên chỉ trích những hành động của Trung Quốc mà họ cho là hung hăng. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ cũng bắt đầu tăng cường các mối quan hệ hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á có dính líu tới vụ tranh chấp.
Vụ tranh cãi về các qui định mới của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa xảy ra tiếp theo sau việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không mới trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Vùng nhận dạng phòng không đó đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Giờ đây các nhà phân tích đang tranh luận với nhau về vấn đề là trong thời gian tới đây Trung Quốc có tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không mới ở Biển Nam Trung Hoa hay không.
Theo những qui định mới, do chính quyền tỉnh Hải Nam của Trung Quốc ban hành, tất cả các tàu đánh cá nước ngoài phải xin phép giới hữu trách Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Những qui định mới, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, áp dụng cho gần hai phần ba diện tích 3 triệu rưỡi cây số vuông của Biển Đông, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Hôm thứ Năm, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki nói rằng hành động này của Trung Quốc sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Phát ngôn viên Psaki nói:
"Việc thông qua những hạn chế này đối với hoạt động ngư nghiệp của các nước khác trong những khu vực có tranh chấp ở Biển Đông là một hành động có tính chất khiêu khích và có thể gây nguy hiểm."
Bà Psaki nói thêm rằng lập trường cố hữu của Hoa Kỳ là tất cả các bên tránh thực hiện “những hành động đơn phương làm cho căng thẳng gia tăng và gây phương hại cho triển vọng có được một giải pháp ngoại giao cho vụ tranh chấp.”
Philippines cho biết họ đang tìm kiếm thêm thông tin về những qui định của Trung Quốc, trong lúc Việt Nam đáp lại bằng cách tái khẳng định yêu sách chủ quyền đối với vùng biển có nhiều tài nguyên này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm thứ Năm tuyên bố Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và tất cả những hoạt động của nước ngoài không có sự chấp thuận của Việt Nam trong khu vực này đều là bất hợp pháp và không có hiệu lực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm lên tiếng bênh vực cho những qui định mà chính quyền tỉnh Hải Nam công bố vào cuối tháng 11:
"Trung Quốc là một quốc gia hải dương, cho nên việc các tỉnh của Trung Quốc ở ven biển dựa theo luật pháp quốc gia để ban bố những qui định nhằm bảo tồn, quản lý và khai thác các tài nguyên sinh học biển là một việc hết sức bình thường."
Giáo sư Sam Bateman, thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho đài VOA biết rằng căng thẳng chắc chắn sẽ gia tăng nếu Trung Quốc chấp hành những qui định mới. Nhưng ông nói thêm rằng việc chấp hành sẽ rất khó khăn. Ông giải thích:
"Việc chấp hành không những chỉ cần tới tàu bè, mà còn cần tới những hoạt động trinh sát trên không. Bởi vì công tác giám sát biển và quản lý ngư nghiệp thuộc loại này thường được thực hiện phần lớn từ trên không và chỉ sau khi máy bay phát giác những sự việc khả nghi thì giới hữu trách mới phái tàu bè tới nơi để xử lý."
Ông Bateman, một vị chuẩn đô đốc hồi hưu của Hải quân Hoàng gia Úc, nói rằng các qui định của Trung Quốc “vượt khỏi bất cứ điều gì có thể chấp nhận được theo Luật Biển Quốc tế” và do đó Bắc Kinh rất dễ bị thua kiện. Ông nói:
"Tôi nghĩ rằng nếu Trung Quốc bắt đầu chấp hành các qui định này, và đặc biệt là nếu họ bắt giữ tàu thuyền, thì họ sẽ nhanh chóng rơi vào một vụ tranh chấp pháp lý mà theo tôi Trung Quốc hoàn toàn không có cơ hội giành được phần thắng."
Một viên chức đại diện cho ngư dân Việt Nam nói rằng tổ chức của ông sẽ đưa ra một kháng nghị để chính thức phản đối hành động của Trung Quốc.
Ông Võ Văn Trác hôm thứ năm đã phát biểu như sau với Ban Việt ngữ đài VOA:
“Ngày mai [10/1] chúng tôi sẽ có một văn bản gửi cho Bộ Ngoại giao để biểu thị sự phản đối của mình. Việc làm của Trung Quốc là sai trái và vi phạm. Chúng tôi phản đối việc làm này, và đề nghị chấm dứt vi phạm đó. Họ cấm là cấm chỗ nào chứ còn nếu trên chủ quyền của Việt Nam thì làm sao mình để yên được”.
Tưởng cũng nên nhắc lại là đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông chống lấn với đòi hỏi của 4 nước thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei. Tất cả các nước này đều muốn tiến hành các cuộc đàm phán đa phương để giải quyết tranh chấp, nhưng Trung Quốc nhất mực đòi đàm phán với từng nước một.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cho biết họ không có lập trường đối với những vụ tranh chấp chủ quyền, nhưng Washington thường xuyên chỉ trích những hành động của Trung Quốc mà họ cho là hung hăng. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ cũng bắt đầu tăng cường các mối quan hệ hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á có dính líu tới vụ tranh chấp.
Vụ tranh cãi về các qui định mới của Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa xảy ra tiếp theo sau việc Bắc Kinh tuyên bố thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không mới trong khu vực có tranh chấp ở Biển Đông Trung Hoa, nơi Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Vùng nhận dạng phòng không đó đã gặp phải sự chỉ trích kịch liệt của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Triều Tiên.
Giờ đây các nhà phân tích đang tranh luận với nhau về vấn đề là trong thời gian tới đây Trung Quốc có tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không mới ở Biển Nam Trung Hoa hay không.