Hôm Chủ nhật, vào lúc kết thúc hội nghị APEC ở Vladivostok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cảnh báo rằng các vụ tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng trong khu vực châu Á Thái Bình Dương đe dọa cho kinh tế thế giới.
Cuộc họp hằng năm của 21 quốc gia trong nhóm APEC có mục đích tăng cường tình hữu nghị và xóa bỏ các rào cản thương mại trong nội bộ nhóm.
Mặc dù có đạt tiến bộ về giảm thuế cho những mặt hàng thân thiện môi trường, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, nhưng vẫn còn những tranh chấp âm thầm bên trong một số thành viên.
Giờ phút chót, lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản mới có buổi gặp bên lề theo thông lệ, nhưng buổi gặp bên lề giữa lãnh đạo Nhật Bản và Nam Triều Tiên, hai đồng minh của Hoa Kỳ, đã không xảy ra.
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines cũng không gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dù trước đó ông Aquino nói đó là một ưu tiên của ông khi đến dự hội nghị.
Ngoại trưởng Clinton nói, “Đã đến lúc mọi người nên cố gắng giảm bớt căng thẳng và siết chặt quan hệ.”
Trước đó, tại buổi gặp mặt bên lề giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói Việt Nam và Trung Quốc nên giữ thái độ tỉnh táo và tự chế, tránh có động thái đơn phương gây phức tạp thêm cho cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông.”
Nguồn: AFP, Hindustantimes, China Daily, AsiaOne
http://www.youtube.com/embed/5TpJVnYE7Gk?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Cuộc họp hằng năm của 21 quốc gia trong nhóm APEC có mục đích tăng cường tình hữu nghị và xóa bỏ các rào cản thương mại trong nội bộ nhóm.
Mặc dù có đạt tiến bộ về giảm thuế cho những mặt hàng thân thiện môi trường, chống chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, nhưng vẫn còn những tranh chấp âm thầm bên trong một số thành viên.
Giờ phút chót, lãnh đạo Trung Quốc và Nhật Bản mới có buổi gặp bên lề theo thông lệ, nhưng buổi gặp bên lề giữa lãnh đạo Nhật Bản và Nam Triều Tiên, hai đồng minh của Hoa Kỳ, đã không xảy ra.
Tổng thống Benigno Aquino của Philippines cũng không gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào dù trước đó ông Aquino nói đó là một ưu tiên của ông khi đến dự hội nghị.
Ngoại trưởng Clinton nói, “Đã đến lúc mọi người nên cố gắng giảm bớt căng thẳng và siết chặt quan hệ.”
Trước đó, tại buổi gặp mặt bên lề giữa lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói Việt Nam và Trung Quốc nên giữ thái độ tỉnh táo và tự chế, tránh có động thái đơn phương gây phức tạp thêm cho cuộc tranh chấp lãnh thổ.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang “nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề Biển Đông, hai bên cần thực hiện nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, giải quyết thỏa đáng mọi tranh chấp và những vấn đề mới nảy sinh thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở Luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông và tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông.”
Nguồn: AFP, Hindustantimes, China Daily, AsiaOne
http://www.youtube.com/embed/5TpJVnYE7Gk?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US