Nhà chức trách Hoa Kỳ ra lệnh cho tám ngân hàng lớn nhất nước tăng gấp đôi quỹ dự trữ tiền mặt, nhằm ngăn một cuộc khủng hoảng tài chính khác, giống như cuộc khủng hoảng đã dẫn tới xáo trộn kinh tế thế giới năm năm trước đây.
Theo đòi hỏi mới này, các ngân hàng với tư cách tập thể, có thể phải giữ thêm khoảng 150 tỉ đô la trong quỹ dự trữ để bảo vệ các khoản cho vay, đầu tư, và các tài sản khác không làm tròn nghĩa vụ.
Những ngân hàng bị ảnh hưởng này bao gồm một số các tập đoàn có tiếng nhất, trong đó có JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, và Morgan Stanley, tất cả đều có tầm hoạt động toàn cầu.
Những quy luật này nằm trong một thỏa thuận đạt được bởi các nhà chức trách tài chính thế giới, nhóm họp trong những năm gần đây tại Basel, Thụy Sĩ, để buộc các ngân hàng giữ thêm tiền mặt trong quỹ dự trữ, như vậy những người thọ thuế không phải cứu nguy cho các ngân hàng khi các ngân hàng này có các quyết định cho vay hay đầu tư xấu.
Những đòi hỏi của Hoa Kỳ vượt xa hơn những quy luật được quy định bởi các lãnh đạo tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, một chuyên gia ngân hàng Hoa Kỳ, ông Bert Ely, nói với đài VOA ông không nghĩ là những đòi hỏi mới của Hoa Kỳ có thể giúp ngăn được một cuộc khủng hoảng tài chính nữa như trường hợp năm 2008. Ông nói những ngân hàng đó có thể di chuyển những khoản cho vay của họ tới những ngân hàng trong ‘bóng tối,’ không chịu nhiều kiểm soát, giống như các quỹ đầu tư chung và một vài loại chứng khoán.
Các ngân hàng này có thời hạn tới năm 2018 để làm tròn những đòi hỏi mới về quỹ dự trữ.
Theo đòi hỏi mới này, các ngân hàng với tư cách tập thể, có thể phải giữ thêm khoảng 150 tỉ đô la trong quỹ dự trữ để bảo vệ các khoản cho vay, đầu tư, và các tài sản khác không làm tròn nghĩa vụ.
Những ngân hàng bị ảnh hưởng này bao gồm một số các tập đoàn có tiếng nhất, trong đó có JPMorgan Chase, Goldman Sachs, Citigroup, và Morgan Stanley, tất cả đều có tầm hoạt động toàn cầu.
Những quy luật này nằm trong một thỏa thuận đạt được bởi các nhà chức trách tài chính thế giới, nhóm họp trong những năm gần đây tại Basel, Thụy Sĩ, để buộc các ngân hàng giữ thêm tiền mặt trong quỹ dự trữ, như vậy những người thọ thuế không phải cứu nguy cho các ngân hàng khi các ngân hàng này có các quyết định cho vay hay đầu tư xấu.
Những đòi hỏi của Hoa Kỳ vượt xa hơn những quy luật được quy định bởi các lãnh đạo tài chính quốc tế.
Tuy nhiên, một chuyên gia ngân hàng Hoa Kỳ, ông Bert Ely, nói với đài VOA ông không nghĩ là những đòi hỏi mới của Hoa Kỳ có thể giúp ngăn được một cuộc khủng hoảng tài chính nữa như trường hợp năm 2008. Ông nói những ngân hàng đó có thể di chuyển những khoản cho vay của họ tới những ngân hàng trong ‘bóng tối,’ không chịu nhiều kiểm soát, giống như các quỹ đầu tư chung và một vài loại chứng khoán.
Các ngân hàng này có thời hạn tới năm 2018 để làm tròn những đòi hỏi mới về quỹ dự trữ.