Niềm tin tôn giáo là trải nghiệm sâu rộng của cả cá nhân lẫn cộng đồng. Tại Hoa Kỳ, những cộng đồng tôn giáo đủ loại sống chung và đôi khi cùng nhau làm việc theo những đường lối thú vị.
Nhiều người Mỹ gốc Trung Quốc đi chùa Tây Lai tại Los Angeles. Ông Miêu Khê, giám đốc giao tế, nói Phật giáo tại Mỹ phần lớn chia theo sắc tộc:
“Đó là lý do tại sao có Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nhật Bản, vân vân. Do đó tôi nghĩ hiện nay cũng có một hình thức Phật giáo Hoa Kỳ.”
Ông Kusala Bhikshu là một tu sĩ sanh tại Mỹ. Ông nói Phật giáo có một lịch sử lâu đời tại Hoa Kỳ:
“Hiện nay Phật giáo đã bám rễ tại Hoa Kỳ, do đó có nhiều người như chính tôi sanh tại Iowa, nhiều người sinh tại Mỹ đã cải sang Phật giáo, một số được phong nhà sư hay ni cô Phật giáo và mang những lời dạy của Đức Phật đến cho người Mỹ.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma được người Mỹ hết sức kính trọng. Ngài có một số đệ tử nổi tiếng, kể cả diễn viên điện ảnh Richard Gere.
Có nhiều Trung tâm Phật giáo Tây Tạng trên toàn nước Mỹ. Tu sĩ Kusala Bhikshu nói trung tâm của ông tại Los Angeles có một số trường học Phật Giáo. Ông học đạo với một người thầy đến từ Sri Lanka. Trung tâm của ông nằm tại vùng có nhiều người Mỹ gốc Triều Tiên cư ngụ, và được một nhà sư Việt Nam khai sáng. Ông nói giáo lý Phật giáo thay đổi một chút ít từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác.
Tại chùa Tây Lai, các bài thuyết giảng chủ yếu gồm có tôn trọng truyền thống, ước vọng thay đổi theo kiểu Hoa Kỳ, và tìm sự đoàn kết giữa người thuộc tất cả các tín ngưỡng. Ông Miêu Khê nói:
“Mọi sự được nối kết với nhau. Giống như chúng ta nối kết với thế giới này. Do đó tôi nghĩ chúng ta nên làm việc để hòa hợp với nhau. Hòa hợp và hòa bình sẽ là những điều chúng ta nên làm việc để tiến xa hơn.”
Các Phật tử nói có một cây cầu nối liền nhiều hình thức Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Đó là những trẻ em sinh tại Mỹ chia sẻ đức tin Phật Giáo và văn hóa Mỹ.
Nhiều người dễ dàng nghĩ rằng các lối sống truyền thống đã tan biến vào quá khứ. Tuy nhiên truyền thống vẫn còn sống động đối với các Sơ dòng Đa Minh tại tu viện Thánh Cecilia, một dòng tu Công giáo tại bang Tennessee. Tu viện Thánh Celicia hiện nay vẫn y nguyên như lúc khởi đầu được thành lập cách đây 50 năm.
Tuy nhiên cũng có một số điều mới: Tiếng nói và tiếng cười của những phụ nữ trẻ theo học để trở thành Sơ dòng Đa Minh.
Nhóm tu sĩ năm thứ nhất hiện nay là nhóm đông nhất trong nhiều năm qua. Sơ Catherine Marie, nữ phát ngôn viên của Tu viện Thánh Celicia nói:
“Chúng tôi có tất cả 270 người, và sự tăng trưởng mới đây tương đối khá. Năm nay, chúng tôi có 27 thiếu nữ trẻ vào tu viện. Năm ngoái chúng tôi có 23 người. Thật là một phước lớn cho chúng tôi.”
Những cuộc nghiên cứu cho thấy người Mỹ quan tâm đến những vấn đề tâm linh, tuy nhiên mối quan hệ của họ đối với những tổ chức tôn giáo đang giảm sút. Sơ nói dòng Dominic được thành lập trong thời kỳ có xáo trộn xã hội:
“Có nhiều điều đang xảy ra trên thế giới có tính cách rất phi tôn giáo. Và từ khuynh hướng này xuất hiện một chủ nghĩa lý tưởng và sự thật tâm mong muốn quên mình.”
Sơ Victoria Maric đến tu viện Thánh Celica sau khi học về kỹ sư công chánh. Sơ cho biết:
“Đây là một chuyển hướng lớn lao trong đời tôi, đi từ việc tôi đang làm sang việc tôi trở thành người thế nào đối với Chúa?”
Các tu sĩ không bỏ ra cả ngày để lao động hay cầu nguyện. Sơ Kelly Edmuns có nhiều thì giờ để tận hưởng cuộc sống:
“Chỉ cần ra bên ngoài và tận hưởng vẻ đẹp của thế giới và tạo vật. Và do đó chúng tôi chơi nhiều môn thể thao, chúng tôi đi bộ, chúng tôi tận hưởng được cùng với nhau ở ngoài trời.”
Tuy nhiên Sơ Victoria công nhận là cuộc sống tu sĩ có thể rất bận rộn:
“Lúc mới vào tu viện, tôi nghĩ tôi chỉ nằm trên ghế dài cả ngày, và rút cục không phải như vậy.”
Sơ Kelly không tin vấn đề tâm linh của sơ là bất bình thường. Cô tin Giáo hội Công giáo đang trong thời kỳ đổi mới:
“Đây thực sự là một mùa xuân của Giáo hội, có nhiều hy vọng và sức sống.”
Các Sơ dòng Đa Minh tại Tu viện Thánh Celicia có nhiều chi nhánh tại Australia và trên toàn nước Mỹ. Các Sơ dạy hơn 13.000 học sinh tại trên 30 trường học.http://www.youtube.com/embed/LCu0thysdm8http://www.youtube.com/embed/KN7bBmleIlM
Nhiều người Mỹ gốc Trung Quốc đi chùa Tây Lai tại Los Angeles. Ông Miêu Khê, giám đốc giao tế, nói Phật giáo tại Mỹ phần lớn chia theo sắc tộc:
“Đó là lý do tại sao có Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Tây Tạng, Phật giáo Nhật Bản, vân vân. Do đó tôi nghĩ hiện nay cũng có một hình thức Phật giáo Hoa Kỳ.”
Ông Kusala Bhikshu là một tu sĩ sanh tại Mỹ. Ông nói Phật giáo có một lịch sử lâu đời tại Hoa Kỳ:
“Hiện nay Phật giáo đã bám rễ tại Hoa Kỳ, do đó có nhiều người như chính tôi sanh tại Iowa, nhiều người sinh tại Mỹ đã cải sang Phật giáo, một số được phong nhà sư hay ni cô Phật giáo và mang những lời dạy của Đức Phật đến cho người Mỹ.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma được người Mỹ hết sức kính trọng. Ngài có một số đệ tử nổi tiếng, kể cả diễn viên điện ảnh Richard Gere.
Có nhiều Trung tâm Phật giáo Tây Tạng trên toàn nước Mỹ. Tu sĩ Kusala Bhikshu nói trung tâm của ông tại Los Angeles có một số trường học Phật Giáo. Ông học đạo với một người thầy đến từ Sri Lanka. Trung tâm của ông nằm tại vùng có nhiều người Mỹ gốc Triều Tiên cư ngụ, và được một nhà sư Việt Nam khai sáng. Ông nói giáo lý Phật giáo thay đổi một chút ít từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác.
Tại chùa Tây Lai, các bài thuyết giảng chủ yếu gồm có tôn trọng truyền thống, ước vọng thay đổi theo kiểu Hoa Kỳ, và tìm sự đoàn kết giữa người thuộc tất cả các tín ngưỡng. Ông Miêu Khê nói:
“Mọi sự được nối kết với nhau. Giống như chúng ta nối kết với thế giới này. Do đó tôi nghĩ chúng ta nên làm việc để hòa hợp với nhau. Hòa hợp và hòa bình sẽ là những điều chúng ta nên làm việc để tiến xa hơn.”
Các Phật tử nói có một cây cầu nối liền nhiều hình thức Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Đó là những trẻ em sinh tại Mỹ chia sẻ đức tin Phật Giáo và văn hóa Mỹ.
Nhiều người dễ dàng nghĩ rằng các lối sống truyền thống đã tan biến vào quá khứ. Tuy nhiên truyền thống vẫn còn sống động đối với các Sơ dòng Đa Minh tại tu viện Thánh Cecilia, một dòng tu Công giáo tại bang Tennessee. Tu viện Thánh Celicia hiện nay vẫn y nguyên như lúc khởi đầu được thành lập cách đây 50 năm.
Tuy nhiên cũng có một số điều mới: Tiếng nói và tiếng cười của những phụ nữ trẻ theo học để trở thành Sơ dòng Đa Minh.
Nhóm tu sĩ năm thứ nhất hiện nay là nhóm đông nhất trong nhiều năm qua. Sơ Catherine Marie, nữ phát ngôn viên của Tu viện Thánh Celicia nói:
“Chúng tôi có tất cả 270 người, và sự tăng trưởng mới đây tương đối khá. Năm nay, chúng tôi có 27 thiếu nữ trẻ vào tu viện. Năm ngoái chúng tôi có 23 người. Thật là một phước lớn cho chúng tôi.”
Những cuộc nghiên cứu cho thấy người Mỹ quan tâm đến những vấn đề tâm linh, tuy nhiên mối quan hệ của họ đối với những tổ chức tôn giáo đang giảm sút. Sơ nói dòng Dominic được thành lập trong thời kỳ có xáo trộn xã hội:
“Có nhiều điều đang xảy ra trên thế giới có tính cách rất phi tôn giáo. Và từ khuynh hướng này xuất hiện một chủ nghĩa lý tưởng và sự thật tâm mong muốn quên mình.”
Sơ Victoria Maric đến tu viện Thánh Celica sau khi học về kỹ sư công chánh. Sơ cho biết:
“Đây là một chuyển hướng lớn lao trong đời tôi, đi từ việc tôi đang làm sang việc tôi trở thành người thế nào đối với Chúa?”
Các tu sĩ không bỏ ra cả ngày để lao động hay cầu nguyện. Sơ Kelly Edmuns có nhiều thì giờ để tận hưởng cuộc sống:
“Chỉ cần ra bên ngoài và tận hưởng vẻ đẹp của thế giới và tạo vật. Và do đó chúng tôi chơi nhiều môn thể thao, chúng tôi đi bộ, chúng tôi tận hưởng được cùng với nhau ở ngoài trời.”
Tuy nhiên Sơ Victoria công nhận là cuộc sống tu sĩ có thể rất bận rộn:
“Lúc mới vào tu viện, tôi nghĩ tôi chỉ nằm trên ghế dài cả ngày, và rút cục không phải như vậy.”
Sơ Kelly không tin vấn đề tâm linh của sơ là bất bình thường. Cô tin Giáo hội Công giáo đang trong thời kỳ đổi mới:
“Đây thực sự là một mùa xuân của Giáo hội, có nhiều hy vọng và sức sống.”
Các Sơ dòng Đa Minh tại Tu viện Thánh Celicia có nhiều chi nhánh tại Australia và trên toàn nước Mỹ. Các Sơ dạy hơn 13.000 học sinh tại trên 30 trường học.http://www.youtube.com/embed/LCu0thysdm8http://www.youtube.com/embed/KN7bBmleIlM