GENEVA —
Tổ chức Di dân Quốc tế IOM kêu gọi các chính phủ cung cấp cho các di dân những phương thức phòng ngừa và chữa trị HIV/AIDS. Để kỷ niệm Ngày Bệnh AIDS Thế giới năm nay, IOM chú trọng đến những thống khổ của các di dân bị ảnh hưởng bởi HIV và AIDS với mức tỉ lệ không tương xứng tại các nước lợi tức cao. Thông tín viên Lisa Schlein tường trình cho Đài VOA từ trụ sở IOM ở Geneva.
Phúc trình năm nay của Cơ quan Bệnh AIDS Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) về dịch bệnh AIDS toàn cầu cho thấy có giảm sút mạnh về việc lây nhiễm virút HIV tại các nước có lợi tức thấp và trung bình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bệnh AIDS, phúc trình cho biết việc chấm dứt dịch bệnh này có thể trông thấy trước mắt.
Tuy nhiên trong khi con số những người bị nhiễm HIV giảm sút tại các nước có truyền thống nghèo đói, kém phát triển, việc lây nhiễm HIV lại tăng tại nhiều quốc gia giàu có hơn. Các dữ liệu cho thấy tổng số những người bị lây nhiễm HIV gia tăng trong vòng 10 năm qua tại những quốc gia có lợi tức cao ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tổ chức Di dân Quốc tế nói các di dân đặc biệt bị lây nhiễm bệnh AIDS cao tại các quốc gia giàu có. Phát ngôn viên IOM Chris Lom nói điều này được nhận thấy rõ ràng.
“Di dân và số dân di động, đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn thế giới vì họ bị đặt ra ngoài xã hội, bị loại trừ và những rào cản khác nhau không cho họ nhận được những chương trình chăm sóc sức khỏe mà cư dân địa phương không gặp phải.”
Phúc trình của UNAIDS cho thấy có 45 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực, áp đặt một số hình thức hạn chế những người bị lây nhiễm HIV nhập cư vào các nơi này. Phúc trình cho biết những chính sách kỳ thị này không hữu hiệu và không bảo vệ sức khỏe của quần chúng.
IOM nói có sự thiếu nhận thức về việc di dân dễ bị lây nhiễm HIV tại những quốc gia có lợi tức cao và điều này được phản ánh trong các thống kê. Tại Canada chẳng hạn, phúc trình cho biết tỉ lệ di dân thuộc những quốc gia bị lây nhiễm HIV cao hơn 8,5 lần so với những người Canada khác.
Và một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ giữa năm 2007 và 2010 cho thấy số dân sanh tại nước ngoài chiếm khoảng 13% tổng số dân, nhưng chiếm hơn 16% những trường hợp lây nhiễm mới.
IOM cho biết tại Liên hiệp châu Âu, trên một phần ba của tất cả những trường hợp lây nhiễm HIV qua đường tình dục nằm trong số những người di dân đến EU từ quốc gia mà dịch bệnh HIV phổ biến.
Phát ngôn viên Chris Lom của IOM nói con số những trường hợp lây nhiễm cao nhất tại Hoa Kỳ, Canada và châu Âu nằm trong số những người từ châu Phi và vùng Caribê là những nơi được mô tả là những nước bị lây nhiễm HIV.
“Căn nguyên của việc này một phần vì di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên chính yếu là vì thiếu thông tin. Người dân không biết về tình trạng HIV của mình. Thêm vào đó có những khía cạnh khác, bao gồm việc những người được chuẩn đoán mắc bệnh này chậm trễ hơn so với những người sống tại các quốc gia có lợi tức cao.”
Trái ngược với những tin tưởng phổ biến, IOM nói di dân thường bị lây nhiễm sau khi đến quốc gia mới. Cơ quan này thúc đẩy các quốc gia tiếp xúc với những di dân để đảm bảo họ nhận được các biện pháp phòng ngừa HIV, được chữa trị, được chăm sóc và hỗ trợ.
Phúc trình của UNAIDS cho biết có 2,5 triệu người bị lây nhiễm HIV mới trong năm 2011 và khoảng 1,7 triệu người chết. Trong khi những con số này cao, UNAIDS nói con số này rất khích lệ. Phúc trình nói những con số này cho thấy hiện nay những trường hợp lây nhiễm mới trên toàn thế giới ít hơn 700.000 người so với 10 năm trước đây và con số tử vong cũng ít hơn 600.000 người so với năm 2005.
UNAIDS cho rằng những tiến bộ này là do những loại thuốc chống virút được sử dụng để chữa trị cho những người bị lây nhiễm HIV.
Phúc trình năm nay của Cơ quan Bệnh AIDS Liên Hiệp Quốc (UNAIDS) về dịch bệnh AIDS toàn cầu cho thấy có giảm sút mạnh về việc lây nhiễm virút HIV tại các nước có lợi tức thấp và trung bình. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử bệnh AIDS, phúc trình cho biết việc chấm dứt dịch bệnh này có thể trông thấy trước mắt.
Tuy nhiên trong khi con số những người bị nhiễm HIV giảm sút tại các nước có truyền thống nghèo đói, kém phát triển, việc lây nhiễm HIV lại tăng tại nhiều quốc gia giàu có hơn. Các dữ liệu cho thấy tổng số những người bị lây nhiễm HIV gia tăng trong vòng 10 năm qua tại những quốc gia có lợi tức cao ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tổ chức Di dân Quốc tế nói các di dân đặc biệt bị lây nhiễm bệnh AIDS cao tại các quốc gia giàu có. Phát ngôn viên IOM Chris Lom nói điều này được nhận thấy rõ ràng.
“Di dân và số dân di động, đặc biệt có nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn thế giới vì họ bị đặt ra ngoài xã hội, bị loại trừ và những rào cản khác nhau không cho họ nhận được những chương trình chăm sóc sức khỏe mà cư dân địa phương không gặp phải.”
Phúc trình của UNAIDS cho thấy có 45 quốc gia, vùng lãnh thổ và khu vực, áp đặt một số hình thức hạn chế những người bị lây nhiễm HIV nhập cư vào các nơi này. Phúc trình cho biết những chính sách kỳ thị này không hữu hiệu và không bảo vệ sức khỏe của quần chúng.
IOM nói có sự thiếu nhận thức về việc di dân dễ bị lây nhiễm HIV tại những quốc gia có lợi tức cao và điều này được phản ánh trong các thống kê. Tại Canada chẳng hạn, phúc trình cho biết tỉ lệ di dân thuộc những quốc gia bị lây nhiễm HIV cao hơn 8,5 lần so với những người Canada khác.
Và một cuộc nghiên cứu tại Hoa Kỳ giữa năm 2007 và 2010 cho thấy số dân sanh tại nước ngoài chiếm khoảng 13% tổng số dân, nhưng chiếm hơn 16% những trường hợp lây nhiễm mới.
IOM cho biết tại Liên hiệp châu Âu, trên một phần ba của tất cả những trường hợp lây nhiễm HIV qua đường tình dục nằm trong số những người di dân đến EU từ quốc gia mà dịch bệnh HIV phổ biến.
Phát ngôn viên Chris Lom của IOM nói con số những trường hợp lây nhiễm cao nhất tại Hoa Kỳ, Canada và châu Âu nằm trong số những người từ châu Phi và vùng Caribê là những nơi được mô tả là những nước bị lây nhiễm HIV.
“Căn nguyên của việc này một phần vì di dân bất hợp pháp. Tuy nhiên chính yếu là vì thiếu thông tin. Người dân không biết về tình trạng HIV của mình. Thêm vào đó có những khía cạnh khác, bao gồm việc những người được chuẩn đoán mắc bệnh này chậm trễ hơn so với những người sống tại các quốc gia có lợi tức cao.”
Trái ngược với những tin tưởng phổ biến, IOM nói di dân thường bị lây nhiễm sau khi đến quốc gia mới. Cơ quan này thúc đẩy các quốc gia tiếp xúc với những di dân để đảm bảo họ nhận được các biện pháp phòng ngừa HIV, được chữa trị, được chăm sóc và hỗ trợ.
Phúc trình của UNAIDS cho biết có 2,5 triệu người bị lây nhiễm HIV mới trong năm 2011 và khoảng 1,7 triệu người chết. Trong khi những con số này cao, UNAIDS nói con số này rất khích lệ. Phúc trình nói những con số này cho thấy hiện nay những trường hợp lây nhiễm mới trên toàn thế giới ít hơn 700.000 người so với 10 năm trước đây và con số tử vong cũng ít hơn 600.000 người so với năm 2005.
UNAIDS cho rằng những tiến bộ này là do những loại thuốc chống virút được sử dụng để chữa trị cho những người bị lây nhiễm HIV.