WASHINGTON —
Vụ thử nghiệm hạt nhân hồi đầu tuần này của Bắc Triều Tiên, cộng với việc họ phóng thành công một hỏa tiễn tầm xa hồi tháng 12, đang làm cho nhiều người chú ý tới tình trạng của các hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ.
Sau vụ thử nghiệm hạt nhân hôm thứ Ba, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ đã chế tạo một quả bom “nhỏ hơn và nhẹ hơn.” Nếu quả thật là như vậy, Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn tới chỗ phát triển một đầu đạn hạng đủ nhỏ để gắn vào phi đạn tầm xa mà họ đã có.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã ra sức làm việc để bảo đảm là họ có thể nghênh cản một phi đạn như vậy trong trường hợp lãnh thổ của Mỹ bị phi đạn tấn công. Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với đài CNN rằng nước Mỹ có một hệ thống phòng thủ phi đạn vững mạnh để ứng phó với một tình huống như vậy.
Ông Panetta muốn nói tới con số khoảng 30 phi đạn nghênh cản đặt trên đất liền, hầu hết là ở Alaska. Những phi đạn nghênh cản này được phát triển dưới thời Tổng thống George W Bush để đối phó với chương trình phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Hai nhà phân tích an ninh ở Washington nói đài VOA rằng họ không biết chắc về hiệu quả của các phi đạn nghênh cản.
Ông Steven Pifer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về vấn đề kiểm soát vũ khí của Viện Brookings, phát biểu như sau:
"Những phi đạn nghênh cản ở Alaska và California được cho là có khả năng chống lại một phi đạn đạn đạo liên lục địa có tính chất thô sơ mà lúc đầu chúng tôi nghĩ là loại phi đạn mà Bắc Triều Tiên đang có."
Chúng tôi không biết rõ các phi đạn này thật sự có hiệu quả tới mức nào, nhưng một số năng lực để bảo vệ nước Mỹ đã được triển khai.
Ông James Acton, một nhà nghiên cứu của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói rằng không thể nào đánh giá các phi đạn nghênh cản nếu không thể tiếp cận các thông tin được bảo mật. Ông nói:
"Dựa trên những thông tin được phổ biến công khai, tôi có thể nói với quí vị rằng việc nghênh cản chắc chắn là một việc có thể nhưng không bảo đảm một trăm phần trăm."
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và cho biết nước Mỹ đang tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.
Ông Pifer cho biết Washington đang có kế hoạch xây thêm các địa điểm bố trí phi đạn ở Alaska. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng có một loại phi đạn được gọi là SM3 có thể nghênh cản các loại phi đạn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Theo ông Acton, chính phủ của Tổng thống Obama trong thời gian gần đây đã chú tâm tới việc bố trí các phi đạn nghênh cản ở vùng Đông Bắc Á để phòng vệ trước mối đe dọa phi đạn của Bắc Triều Tiên và những loại phi đạn qui ước tầm ngắn của Trung Quốc.
Năm 1983, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã đề nghị thiết lập một hệ thống phòng thủ phi đạn trong không gian, thường được gọi tắt là SDI. Ông cho rằng một hệ thống như vậy có thể tiêu diệt các phi đạn đạn đạo liên lục địa của Liên Sô từ trên cao trước khi các phi đạn có thể bay tới nước Mỹ.
Chương trình này được đặt tên là Star Wars, hay Cuộc Chiến tranh Tinh cầu, dựa theo tên một cuốn phim ăn khách của Mỹ năm 1977.
Hoa Kỳ từ bỏ chương trình này vài năm sau đó, một phần vì những khó khăn về kỹ thuật và ngân sách. Nhưng ông Pifer cho biết một số thành tố của chương trình Star Wars vẫn tồn tại. Ông giải thích:
"Khi quí vị nhìn vào một số khái niệm liên quan tới những phi đạn nghênh cản bố trí trên đất liền ở Alaska và California và những phi đạn SM3 trên các chiến hạm, quí vị sẽ thấy là ý tưởng có một phi đạn nghênh cản dùng hồng ngoại tuyến để phát giác một đầu đạn trong không gian rồi sau đó phóng phi đạn nghênh cản bay tới mục tiêu là một ý tưởng có nguồn gốc từ khái niệm và một số công tác đã được tiến hành trong chương trình SDI của thời Reagan."
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng Bắc Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển một phi đạn có thể bắn tới nước Mỹ, nhưng việc cải thiện hệ thống phòng thủ phi đạn sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.
Sau vụ thử nghiệm hạt nhân hôm thứ Ba, Bắc Triều Tiên tuyên bố họ đã chế tạo một quả bom “nhỏ hơn và nhẹ hơn.” Nếu quả thật là như vậy, Bình Nhưỡng đang tiến gần hơn tới chỗ phát triển một đầu đạn hạng đủ nhỏ để gắn vào phi đạn tầm xa mà họ đã có.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã ra sức làm việc để bảo đảm là họ có thể nghênh cản một phi đạn như vậy trong trường hợp lãnh thổ của Mỹ bị phi đạn tấn công. Mới đây Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta nói với đài CNN rằng nước Mỹ có một hệ thống phòng thủ phi đạn vững mạnh để ứng phó với một tình huống như vậy.
Ông Panetta muốn nói tới con số khoảng 30 phi đạn nghênh cản đặt trên đất liền, hầu hết là ở Alaska. Những phi đạn nghênh cản này được phát triển dưới thời Tổng thống George W Bush để đối phó với chương trình phi đạn đạn đạo của Bắc Triều Tiên.
Hai nhà phân tích an ninh ở Washington nói đài VOA rằng họ không biết chắc về hiệu quả của các phi đạn nghênh cản.
Ông Steven Pifer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về vấn đề kiểm soát vũ khí của Viện Brookings, phát biểu như sau:
"Những phi đạn nghênh cản ở Alaska và California được cho là có khả năng chống lại một phi đạn đạn đạo liên lục địa có tính chất thô sơ mà lúc đầu chúng tôi nghĩ là loại phi đạn mà Bắc Triều Tiên đang có."
Chúng tôi không biết rõ các phi đạn này thật sự có hiệu quả tới mức nào, nhưng một số năng lực để bảo vệ nước Mỹ đã được triển khai.
Ông James Acton, một nhà nghiên cứu của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói rằng không thể nào đánh giá các phi đạn nghênh cản nếu không thể tiếp cận các thông tin được bảo mật. Ông nói:
"Dựa trên những thông tin được phổ biến công khai, tôi có thể nói với quí vị rằng việc nghênh cản chắc chắn là một việc có thể nhưng không bảo đảm một trăm phần trăm."
Trong bài diễn văn về tình trạng liên bang hôm thứ ba vừa qua, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama gọi vụ thử nghiệm hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một hành động gây hấn và cho biết nước Mỹ đang tăng cường hệ thống phòng thủ phi đạn của mình.
Ông Pifer cho biết Washington đang có kế hoạch xây thêm các địa điểm bố trí phi đạn ở Alaska. Ngoài ra, hải quân Mỹ cũng có một loại phi đạn được gọi là SM3 có thể nghênh cản các loại phi đạn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Theo ông Acton, chính phủ của Tổng thống Obama trong thời gian gần đây đã chú tâm tới việc bố trí các phi đạn nghênh cản ở vùng Đông Bắc Á để phòng vệ trước mối đe dọa phi đạn của Bắc Triều Tiên và những loại phi đạn qui ước tầm ngắn của Trung Quốc.
Năm 1983, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã đề nghị thiết lập một hệ thống phòng thủ phi đạn trong không gian, thường được gọi tắt là SDI. Ông cho rằng một hệ thống như vậy có thể tiêu diệt các phi đạn đạn đạo liên lục địa của Liên Sô từ trên cao trước khi các phi đạn có thể bay tới nước Mỹ.
Chương trình này được đặt tên là Star Wars, hay Cuộc Chiến tranh Tinh cầu, dựa theo tên một cuốn phim ăn khách của Mỹ năm 1977.
Hoa Kỳ từ bỏ chương trình này vài năm sau đó, một phần vì những khó khăn về kỹ thuật và ngân sách. Nhưng ông Pifer cho biết một số thành tố của chương trình Star Wars vẫn tồn tại. Ông giải thích:
"Khi quí vị nhìn vào một số khái niệm liên quan tới những phi đạn nghênh cản bố trí trên đất liền ở Alaska và California và những phi đạn SM3 trên các chiến hạm, quí vị sẽ thấy là ý tưởng có một phi đạn nghênh cản dùng hồng ngoại tuyến để phát giác một đầu đạn trong không gian rồi sau đó phóng phi đạn nghênh cản bay tới mục tiêu là một ý tưởng có nguồn gốc từ khái niệm và một số công tác đã được tiến hành trong chương trình SDI của thời Reagan."
Hầu hết các nhà phân tích tin rằng Bắc Triều Tiên phải mất nhiều năm nữa mới có thể phát triển một phi đạn có thể bắn tới nước Mỹ, nhưng việc cải thiện hệ thống phòng thủ phi đạn sẽ tiếp tục là một ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ.