Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, trong cuộc họp báo hàng tuần hôm 2/8, không đề cập tới vụ đào tẩu của một công dân Bắc Triều Tiên được cho là đang tìm cách xin tỵ nạn tại phái bộ ngoại giao của Seoul ở Hồng Kông.
Bắc Kinh cũng chưa đưa ra bình luận nào về tin nói rằng Jong Yol Ri, một sinh viên Bắc Triều Tiên 18 tuổi, người đã từng tham dự một cuộc thi toán quốc tế tại Hồng Kông, hồi tuần trước đã xin tỵ nạn tại Lãnh sự quán Hàn Quốc, theo tờ South China Morning Post.
Người ta không trông đợi Hàn Quốc sẽ công khai đề nghị Trung Quốc cho phép anh sinh viên Bắc Triều Tiên rời Hồng Kông, để sang Seoul hoặc một nước thứ ba vì lý do nhân đạo.
Có phần chắc là hai bên sẽ âm thầm thương thuyết với nhau.
Để làm nản chí những người có ý định xin tỵ nạn, Bắc Kinh có tiếng là trì hoãn hàng tháng, thậm chí hàng năm trước khi trục xuất những người đào thoát sang một nước thứ ba.
Trong những năm cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, gần như luôn luôn có những người Bắc Triều Tiên xin tỵ nạn leo qua tường của các phái bộ ngoại giao nước ngoài tại Trung Quốc.
Buộc những người xin tỵ nạn ở Trung Quốc phải ở lại bên trong các phái bộ ngoại giao nước ngoài như những người bị cầm giữ, đồng thời tăng cường an ninh ở cả hai bên biên giới Trung Quốc-Bắc Triều Tiên, đã giảm thiểu con số người Bắc Triều Tiên xin tỵ nạn ở Trung Quốc trong những năm gần đây.
Một số nước như Việt Nam và Mông Cổ cũng đã tăng cường an ninh biên giới. Nhiều người giờ đây chạy sang Lào hoặc thậm chí tìm cách đi tiếp tới Thái Lan, nơi mà chính phủ từng cho phép người Bắc Triều Tiên đi quá cảnh một cách an toàn đến Hàn Quốc.
Your browser doesn’t support HTML5