SYDNEY —
Các đêm canh thức đã được tổ chức trên khắp nước Úc để đòi nhà chức trách phóng thích hơn 50 người tỵ nạn bị cho là đe dọa tới an ninh quốc gia. Tất cả những tù nhân này đều được cấp quy chế tỵ nạn, nhưng họ vẫn bị giam cầm theo lệnh của Cơ quan tình báo an ninh Australia.
"Trả tự do cho Ranjini, tự do cho những người tị nạn!” Đó là những tiếng hô của những người tham gia đêm canh thức.
Từ Perth tới Brisbane, và từ Sydney đến Melbourne, hàng trăm người biểu tình đã tụ họp để bày tỏ sự hậu thuẫn 56 người tị nạn bị coi là tạo ra mối nguy cho an ninh của nước Úc.
Đa số những người tỵ nạn là người Tamil đến từ Sri Lanka, trong khi một số người khác đã đào thoát khỏi Iran, Miến Điện và Afghanistan.
Thứ Sáu hôm nay đánh dấu đúng một năm kể từ khi một trong những người tị nạn, một thai phụ Sri Lanka tên Ranjini, bị nhân viên di trú ở thành phố Melbourne bắt giữ cùng với hai đứa con trai nhỏ.
Những người vận động cho người tị nạn nói rằng người mẹ có ba đứa con này đã phải gánh chịu những sự căng thẳng tâm lý trong khi cố gắng xoay sở với một đứa con sinh ra trong trại giam, và hai con lớn hơn, ngày càng có dấu hiệu bất an.
Cơ quan an ninh quốc gia Australia, ASIO, không bị buộc phải thông báo cho những người tị nạn biết lý do vì sao họ bị coi như một mối đe dọa tiềm tàng đối với nền an ninh của nước Úc.
Ông Ian Rintoul thuộc Liên minh Hành động giúp người tị nạn nói rằng một số những người bị giam đã từng có những liên hệ với phe Hổ Tamil, tức Mặt Trận Giải Phóng Hổ Tamil gọi tắt là LTTE, một nhóm bị Hoa Kỳ coi như một tổ chức khủng bố nước ngoài.
Tuy nhiên ông Rintoul nói họ không tạo ra mối nguy nào cho Australia:
"Dựa trên các cuộc thảo luận giữa tôi với những người tỵ nạn, và dựa vào các bằng chứng tôi đã được thấy từ cơ quan ASIO, thì vâng, tôi chắc chắn 100 phần trăm rằng những người tỵ nạn này không tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào, theo cách nghĩ thông thường. Chúng ta không nói tới những quả bom gài tại các siêu thị. Mặt Trận Giải Phóng Hổ Tamil không phải là một tổ chức bị cấm, tổ chức này không có quá trình hoạt động bạo động bên ngoài Sri Lanka. Rất khó có thể biết được những thông tin mà ASIO có trong tay có thể dẫn tới một kết luận khác, và trong mọi trường hợp - như tôi đã nói nhiều lần, nếu chính phủ có trong tay những thông tin ấy, thì xin hãy công khai chúng cho công chúng được xem."
Mặc dù đã được cấp quy chế tị nạn, hầu hết những người tị nạn này đã bị giam ở Australia từ ba tới bốn năm. Các giới chức không giải thích lý do tại sao họ được bảo vệ và cấp quy chế tỵ nạn để rồi sau đó lại bị coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Tại Australia, những đánh giá về an ninh bất lợi cho các đối tượng không thể bị thách thức, tuy nhiên do áp lực của giới vận động, chính phủ Úc đã cho phép một thẩm phán liên bang duyệt xét hồ sơ của những người tị nạn. Vị thẩm phán này có thể đưa ra những đề nghị, nhưng không có quyền trả tự do cho những người bị giam giữ.
Chính phủ tại Canberra nhấn mạnh rằng bất kỳ người tị nạn nào bị xếp loại vào thành phần rủi ro về an ninh sẽ không được phóng thích.
Những người bênh vực người tỵ nạn thì nhấn mạnh rằng chính sách không khoan nhượng đó đã khiến một số người bị giam tìm cách quyên sinh, thực hiện các vụ tuyệt thực và các hình thức tự hại khác trong lúc họ phải đối mặt với nhiều tháng, hoặc ngay cả nhiều năm bị giam cầm.
"Trả tự do cho Ranjini, tự do cho những người tị nạn!” Đó là những tiếng hô của những người tham gia đêm canh thức.
Từ Perth tới Brisbane, và từ Sydney đến Melbourne, hàng trăm người biểu tình đã tụ họp để bày tỏ sự hậu thuẫn 56 người tị nạn bị coi là tạo ra mối nguy cho an ninh của nước Úc.
Đa số những người tỵ nạn là người Tamil đến từ Sri Lanka, trong khi một số người khác đã đào thoát khỏi Iran, Miến Điện và Afghanistan.
Thứ Sáu hôm nay đánh dấu đúng một năm kể từ khi một trong những người tị nạn, một thai phụ Sri Lanka tên Ranjini, bị nhân viên di trú ở thành phố Melbourne bắt giữ cùng với hai đứa con trai nhỏ.
Những người vận động cho người tị nạn nói rằng người mẹ có ba đứa con này đã phải gánh chịu những sự căng thẳng tâm lý trong khi cố gắng xoay sở với một đứa con sinh ra trong trại giam, và hai con lớn hơn, ngày càng có dấu hiệu bất an.
Cơ quan an ninh quốc gia Australia, ASIO, không bị buộc phải thông báo cho những người tị nạn biết lý do vì sao họ bị coi như một mối đe dọa tiềm tàng đối với nền an ninh của nước Úc.
Ông Ian Rintoul thuộc Liên minh Hành động giúp người tị nạn nói rằng một số những người bị giam đã từng có những liên hệ với phe Hổ Tamil, tức Mặt Trận Giải Phóng Hổ Tamil gọi tắt là LTTE, một nhóm bị Hoa Kỳ coi như một tổ chức khủng bố nước ngoài.
Tuy nhiên ông Rintoul nói họ không tạo ra mối nguy nào cho Australia:
"Dựa trên các cuộc thảo luận giữa tôi với những người tỵ nạn, và dựa vào các bằng chứng tôi đã được thấy từ cơ quan ASIO, thì vâng, tôi chắc chắn 100 phần trăm rằng những người tỵ nạn này không tạo ra bất kỳ mối đe dọa nào, theo cách nghĩ thông thường. Chúng ta không nói tới những quả bom gài tại các siêu thị. Mặt Trận Giải Phóng Hổ Tamil không phải là một tổ chức bị cấm, tổ chức này không có quá trình hoạt động bạo động bên ngoài Sri Lanka. Rất khó có thể biết được những thông tin mà ASIO có trong tay có thể dẫn tới một kết luận khác, và trong mọi trường hợp - như tôi đã nói nhiều lần, nếu chính phủ có trong tay những thông tin ấy, thì xin hãy công khai chúng cho công chúng được xem."
Mặc dù đã được cấp quy chế tị nạn, hầu hết những người tị nạn này đã bị giam ở Australia từ ba tới bốn năm. Các giới chức không giải thích lý do tại sao họ được bảo vệ và cấp quy chế tỵ nạn để rồi sau đó lại bị coi là mối đe dọa cho an ninh quốc gia.
Tại Australia, những đánh giá về an ninh bất lợi cho các đối tượng không thể bị thách thức, tuy nhiên do áp lực của giới vận động, chính phủ Úc đã cho phép một thẩm phán liên bang duyệt xét hồ sơ của những người tị nạn. Vị thẩm phán này có thể đưa ra những đề nghị, nhưng không có quyền trả tự do cho những người bị giam giữ.
Chính phủ tại Canberra nhấn mạnh rằng bất kỳ người tị nạn nào bị xếp loại vào thành phần rủi ro về an ninh sẽ không được phóng thích.
Những người bênh vực người tỵ nạn thì nhấn mạnh rằng chính sách không khoan nhượng đó đã khiến một số người bị giam tìm cách quyên sinh, thực hiện các vụ tuyệt thực và các hình thức tự hại khác trong lúc họ phải đối mặt với nhiều tháng, hoặc ngay cả nhiều năm bị giam cầm.