Hai nhà bán lẻ quần áo thuộc vào hạng lớn của thế giới đã đồng ý ủng hộ kế hoạch bảo đảm an toàn cho công nhân ngành dệt may của Bangladesh, sau khi xảy ra vụ sụp đổ một nhà máy dệt may lớn, giết chết hơn 1.000 công nhân.
Công ty H&M của Thụy Điển và công ty Inditex của Tây Ban Nha hôm thứ Hai đều tuyên bố ủng hộ kế hoạch của các công đoàn muốn có các quy định chặt chẽ hơn về sức khỏe và an toàn.
H&M nói rằng họ hy vọng đóng góp “những thay đổi chậm nhưng chắc” cho công nhân và kêu gọi các công ty khác gia nhập kế hoạch giúp cải tổ 5.000 nhà máy tại Bangladesh.
Trong khi đó, chính phủ Bangladesh đã đồng ý cho công nhân ngành dệt may lập công đoàn mà không cần sự đồng ý của chủ nhà máy.
Với số lương 38 đôla một tháng, công nhân Bangladesh được xem là thành phần lãnh một trong những mức lương thấp nhất thế giới.
Sau vụ sụp nhà máy mới đây, các cuộc biểu tình của công nhân buộc chính phủ phải đóng cửa hơn 300 nhà máy dệt may không đủ tiêu chuẩn an toàn.
Công ty H&M của Thụy Điển và công ty Inditex của Tây Ban Nha hôm thứ Hai đều tuyên bố ủng hộ kế hoạch của các công đoàn muốn có các quy định chặt chẽ hơn về sức khỏe và an toàn.
H&M nói rằng họ hy vọng đóng góp “những thay đổi chậm nhưng chắc” cho công nhân và kêu gọi các công ty khác gia nhập kế hoạch giúp cải tổ 5.000 nhà máy tại Bangladesh.
Trong khi đó, chính phủ Bangladesh đã đồng ý cho công nhân ngành dệt may lập công đoàn mà không cần sự đồng ý của chủ nhà máy.
Với số lương 38 đôla một tháng, công nhân Bangladesh được xem là thành phần lãnh một trong những mức lương thấp nhất thế giới.
Sau vụ sụp nhà máy mới đây, các cuộc biểu tình của công nhân buộc chính phủ phải đóng cửa hơn 300 nhà máy dệt may không đủ tiêu chuẩn an toàn.