Một tổ chức vận động bảo vệ tài nguyên thiên nhiên mới lên tiếng cáo buộc hai công ty Việt Nam ‘liên kết với các giới chức tham nhũng để chiếm đoạt đất rừng ở Campuchia và Lào’
Theo Global Witness, công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam đã ‘chiếm hơn 200 nghìn hectare đất thông qua một loạt các thỏa thuận thiếu minh bạch với chính phủ Lào và Campuchia’.
Bà Megan MacInnes, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về đất đai của tổ chức quốc tế có trụ sở ở London, cho VOA Việt Ngữ biết lý do tiến hành cuộc điều tra kéo dài trong vòng một năm.
Bà nói: “Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi biết rằng ở Lào và Campuchia, các đồn điền trồng cao su là một là một trong những tác nhân gây ra tình trạng cướp đất và phá rừng. Khi chúng tôi điều tra xem công ty nào đứng đằng sau các đồn điền trồng cao su quy mô lớn đó, chúng tôi phát hiện ra rằng Việt Nam là quốc gia đầu tư lớn trong lĩnh vực này ở cả hai nước, nhất là Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi tập trung nghiên cứu hoạt động của hai công ty này. Ngoài ra, Việt Nam cũng ngày càng trở thành một quốc gia quan trọng trong việc sản xuất cao su, đứng hàng thứ ba trên thế giới kể từ năm 2012. Chúng tôi cũng muốn hiểu rõ hơn vai trò của nước này’.
Trả lời Ban Việt Ngữ, Đài tiếng nói Hoa Kỳ, công ty Hoàng Anh Gia Lai ‘phủ nhận việc chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia’.
Công ty này nói: “Global Witness đã liên lạc với chúng tôi với một loạt các câu hỏi về các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên họ không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không nêu lên một cách cụ thể các dẫn chứng liên quan đến các vấn đề mà họ đã đề cập”.
Trong khi đó, bà Megan cho biết phúc trình có tên gọi ‘Ông trùm cao su’ ‘nêu rõ các bằng chứng chủ yếu rằng các hoạt động của hai công ty đi ngược lại các luật lệ của Lào và Campuchia về quyền bảo vệ sở hữu đất ở địa phương, vấn đề đền bù và bảo vệ rừng’.
VOA Việt Ngữ đã liên hệ với Tập đoàn Cao su Việt Nam nhưng cho tới ngày 14/5 vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Ngoài ra, tổ chức vận động bảo vệ môi trường còn cáo buộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới, và ngân hàng Đức Deutsche Bank đã hỗ trợ tài chính cho hai tập đoàn của Việt Nam.
Bà Megan nói: “Lần đầu tiên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nêu ra chuyện hai công ty này nhận được các khoản đầu tư quốc tế. Hai trong số các nhà đầu tư này là Tập đoàn Tài chính Quốc tế và Deutsche Bank”.
Trả lời VOA Việt Ngữ, Deutsche Bank bác bỏ cáo buộc ngân hàng này cung cấp tài chính cho Hoàng Anh Gia Lai.
Hồi đáp có đoạn: “Chúng tôi chỉ cung cấp các dịch vụ ủy thác sự vụ cho Hoàng Anh Gia Lai như với hàng ngàn công ty niêm yết khác trên thế giới”.
Trong khi đó, IFC cho biết ‘sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các kết quả nghiên cứu của Global Witness và việc cân nhắc nghiên cứu này là một phần của tiến trình theo dõi các khoản đầu tư của chúng tôi vào [quỹ đầu tư ở Việt Nam] là Dragon Capital và VEIL’.
Hoạt động lấy đất để phục vụ cho các mục đích kinh tế đã và đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc ở Lào và Campuchia.
Theo Global Witness, hai quốc gia Đông Nam Á này hiện trải qua cuộc khủng hoảng đất đai và hơn 3,7 triệu hectare đất đã được giao cho các công ty kể từ năm 2000 mà 40% trong số đó dùng để làm đồn điền cao su.
Tổ chức vận động bảo vệ môi trường cho rằng các hoạt động của hai công ty của Việt Nam tại hai nước láng giềng ở Đông Nam Á ‘thiếu sự tham vấn với các cộng đồng dân cư, không trả tiền đền bù và thường xuyên sử dụng các lực lượng an ninh vũ trang để bảo vệ các đồn điền’.
Bà Megan cho biết Global Witness muốn gửi một thông điệp tới hai tập đoàn này. Bà nói: “Chúng tôi muốn phúc trình tác động tới Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam phải ngưng những việc họ đang làm trên thực địa, tuân thủ luật pháp, đền bù cho các cộng đồng ở địa phương cũng như giải quyết các tranh chấp. Phúc trình của chúng tôi cũng đề cập tới việc hai công ty không tuân thủ luật pháp ở Campuchia và Lào nên chúng tôi cũng đề nghị chính phủ hai nước này có hành động pháp lý đối với hai công ty này”.
Hoàng Anh Gia Lai thì cho rằng công ty này ‘đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công việc ổn định cho hơn mười ngàn người lao động và có nhiều đóng góp mang tính cộng đồng’.
Thông cáo của công ty viết rằng họ đã ‘nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ chính phủ Lào và Campuchia. Đồng thời, chính phủ hai nước khuyến khích các nhà đầu tư khác nên đi theo mô hình của Hoàng Anh Gia Lai’.
Theo Global Witness, công ty Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam đã ‘chiếm hơn 200 nghìn hectare đất thông qua một loạt các thỏa thuận thiếu minh bạch với chính phủ Lào và Campuchia’.
Bà Megan MacInnes, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về đất đai của tổ chức quốc tế có trụ sở ở London, cho VOA Việt Ngữ biết lý do tiến hành cuộc điều tra kéo dài trong vòng một năm.
Bà nói: “Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi biết rằng ở Lào và Campuchia, các đồn điền trồng cao su là một là một trong những tác nhân gây ra tình trạng cướp đất và phá rừng. Khi chúng tôi điều tra xem công ty nào đứng đằng sau các đồn điền trồng cao su quy mô lớn đó, chúng tôi phát hiện ra rằng Việt Nam là quốc gia đầu tư lớn trong lĩnh vực này ở cả hai nước, nhất là Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam. Đó là lý do chúng tôi tập trung nghiên cứu hoạt động của hai công ty này. Ngoài ra, Việt Nam cũng ngày càng trở thành một quốc gia quan trọng trong việc sản xuất cao su, đứng hàng thứ ba trên thế giới kể từ năm 2012. Chúng tôi cũng muốn hiểu rõ hơn vai trò của nước này’.
Trả lời Ban Việt Ngữ, Đài tiếng nói Hoa Kỳ, công ty Hoàng Anh Gia Lai ‘phủ nhận việc chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ bất hợp pháp và các hành vi tham nhũng khác tại Lào và Campuchia’.
Công ty này nói: “Global Witness đã liên lạc với chúng tôi với một loạt các câu hỏi về các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên họ không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không nêu lên một cách cụ thể các dẫn chứng liên quan đến các vấn đề mà họ đã đề cập”.
Global Witness đã liên lạc với chúng tôi với một loạt các câu hỏi về các hoạt động của Hoàng Anh Gia Lai, tuy nhiên họ không cung cấp và chia sẻ các bằng chứng và cũng không nêu lên một cách cụ thể các dẫn chứng liên quan đến các vấn đề mà họ đã đề cập.Công ty Hoàng Anh Gia Lai nói.
VOA Việt Ngữ đã liên hệ với Tập đoàn Cao su Việt Nam nhưng cho tới ngày 14/5 vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Ngoài ra, tổ chức vận động bảo vệ môi trường còn cáo buộc Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Ngân hàng Thế giới, và ngân hàng Đức Deutsche Bank đã hỗ trợ tài chính cho hai tập đoàn của Việt Nam.
Bà Megan nói: “Lần đầu tiên trong nghiên cứu của mình, chúng tôi nêu ra chuyện hai công ty này nhận được các khoản đầu tư quốc tế. Hai trong số các nhà đầu tư này là Tập đoàn Tài chính Quốc tế và Deutsche Bank”.
Trả lời VOA Việt Ngữ, Deutsche Bank bác bỏ cáo buộc ngân hàng này cung cấp tài chính cho Hoàng Anh Gia Lai.
Hồi đáp có đoạn: “Chúng tôi chỉ cung cấp các dịch vụ ủy thác sự vụ cho Hoàng Anh Gia Lai như với hàng ngàn công ty niêm yết khác trên thế giới”.
Trong khi đó, IFC cho biết ‘sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng các kết quả nghiên cứu của Global Witness và việc cân nhắc nghiên cứu này là một phần của tiến trình theo dõi các khoản đầu tư của chúng tôi vào [quỹ đầu tư ở Việt Nam] là Dragon Capital và VEIL’.
Hoạt động lấy đất để phục vụ cho các mục đích kinh tế đã và đang là một vấn đề gây nhiều bức xúc ở Lào và Campuchia.
Theo Global Witness, hai quốc gia Đông Nam Á này hiện trải qua cuộc khủng hoảng đất đai và hơn 3,7 triệu hectare đất đã được giao cho các công ty kể từ năm 2000 mà 40% trong số đó dùng để làm đồn điền cao su.
Phúc trình của chúng tôi cũng đề cập tới việc hai công ty không tuân thủ luật pháp ở Campuchia và Lào nên chúng tôi cũng đề nghị chính phủ hai nước này có hành động pháp lý đối với hai công ty này.Bà Megan MacInnes nói.
Bà Megan cho biết Global Witness muốn gửi một thông điệp tới hai tập đoàn này. Bà nói: “Chúng tôi muốn phúc trình tác động tới Hoàng Anh Gia Lai và Tập đoàn Cao su Việt Nam phải ngưng những việc họ đang làm trên thực địa, tuân thủ luật pháp, đền bù cho các cộng đồng ở địa phương cũng như giải quyết các tranh chấp. Phúc trình của chúng tôi cũng đề cập tới việc hai công ty không tuân thủ luật pháp ở Campuchia và Lào nên chúng tôi cũng đề nghị chính phủ hai nước này có hành động pháp lý đối với hai công ty này”.
Hoàng Anh Gia Lai thì cho rằng công ty này ‘đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế địa phương bằng cách đóng thuế, tạo công việc ổn định cho hơn mười ngàn người lao động và có nhiều đóng góp mang tính cộng đồng’.
Thông cáo của công ty viết rằng họ đã ‘nhận được sự ủng hộ và đánh giá cao từ chính phủ Lào và Campuchia. Đồng thời, chính phủ hai nước khuyến khích các nhà đầu tư khác nên đi theo mô hình của Hoàng Anh Gia Lai’.