Tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế Greenpeace tố giác xí nghiệp quốc doanh than đá lớn nhất của Trung Quốc khai thác quá mức nguồn nước hiếm hoi trong vùng Nội Mông khắc nghiệt. Trong báo cáo mới phổ biến, Greenpeace nói các giếng ở đây đã cạn, ao hồ đều nhỏ lại và khu vực sa mạc chung quanh nhà máy của xí nghiệp ngày càng rộng thêm.
Theo báo cáo của Greenpeace, kể từ khi tập đoàn Thân Hoa bắt đầu khai thác nước cho nhà máy của họ để xử lý than thành nhiên liệu lỏng, mực nước trong vùng đã rút xuống gần 100 mét.
Một cái hồ mà nhà máy này hút nước đã teo lại hai phần ba kể từ khi nhà máy bắt đầu hút nước vào năm 2006.
Greenpeace nói rằng nhà máy chẳng những làm cạn kiệt nguồn nước mà còn đổ chất thải công nghiệp độc hại xuống các dòng nước.
Nông dân địa phương và những người chủ đàn gia súc đang gặp khó khăn trong cuộc sống, rất dễ xảy ra bất ổn xã hội. Vậy mà xí nghiệp quốc doanh này đang có kế hoạch phát triển thêm.
Bà Lý Lan là đại diện của Greenpeace phụ trách mảng năng lượng và khí hậu tại Trung Quốc. Bà nói đã đến lúc tập đoàn Thân Hoa cần ngưng phá hoại thêm. Bà nói:
“Chúng tôi cũng muốn cảnh báo các dự án phát triển thêm than thành nhiên liệu lỏng to lớn của chính quyền địa phương và trung ương nên xem tấm gương của tập đoàn Thân Hoa, để giới hạn khai thác nguồn nước.”
Trung Quốc dựa nhiều vào than để phát triển nền kinh tế khổng lồ, nhưng lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề bảo vệ môi trường.
Mới đây, Trung Quốc phải hủy công trình xây dựng nhà máy xử lý chất uranium trị giá 6 tỉ đôla sau khi có những cuộc biểu tình phản đối. Một số dự án hóa dầu khác mới đây cũng bị hủy.
Đây là lần đầu tiên phúc trình của Greenpeace nhắm vào một xí nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc.
Bà Lý Lan nói rằng Greenpeace công bố phúc trình không phải để làm xấu mặt Trung Quốc, mà để đánh động dư luận cho mọi người thấy rằng phát triển vô tổ chức ngành than sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn nước và môi trường. Bà nói tiếp:
“Cách làm ăn này có nhiều rủi ro, chúng tôi hết sức cố gắng để có những bằng chứng và sự kiện vững chắc, nhằm cung cấp cho các ban ngành khác nhau và các nhà lãnh đạo Trung Quốc.”
Greenpeace đã gửi kết quả phúc trình cho Bộ Môi trường, bộ Nguồn nước và ủy ban giàm sát các xí nghiệp quốc doanh. Bà Lý Lan nói rằng đến nay vẫn chưa có hồi báo.
Greenpeace cũng gửi một bản cho tập đoàn Thân Hoa, trước khi mở cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba.
Tập đoàn này chưa có phản ứng gì. Nhà máy xử lý than thành nhiên liệu lỏng của tập đoàn Thân Hoa ở Nội Mông là một trong ba dự án thí điểm của họ tại Trung Quốc.
Theo báo cáo của Greenpeace, kể từ khi tập đoàn Thân Hoa bắt đầu khai thác nước cho nhà máy của họ để xử lý than thành nhiên liệu lỏng, mực nước trong vùng đã rút xuống gần 100 mét.
Một cái hồ mà nhà máy này hút nước đã teo lại hai phần ba kể từ khi nhà máy bắt đầu hút nước vào năm 2006.
Greenpeace nói rằng nhà máy chẳng những làm cạn kiệt nguồn nước mà còn đổ chất thải công nghiệp độc hại xuống các dòng nước.
Nông dân địa phương và những người chủ đàn gia súc đang gặp khó khăn trong cuộc sống, rất dễ xảy ra bất ổn xã hội. Vậy mà xí nghiệp quốc doanh này đang có kế hoạch phát triển thêm.
Bà Lý Lan là đại diện của Greenpeace phụ trách mảng năng lượng và khí hậu tại Trung Quốc. Bà nói đã đến lúc tập đoàn Thân Hoa cần ngưng phá hoại thêm. Bà nói:
“Chúng tôi cũng muốn cảnh báo các dự án phát triển thêm than thành nhiên liệu lỏng to lớn của chính quyền địa phương và trung ương nên xem tấm gương của tập đoàn Thân Hoa, để giới hạn khai thác nguồn nước.”
Trung Quốc dựa nhiều vào than để phát triển nền kinh tế khổng lồ, nhưng lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề bảo vệ môi trường.
Mới đây, Trung Quốc phải hủy công trình xây dựng nhà máy xử lý chất uranium trị giá 6 tỉ đôla sau khi có những cuộc biểu tình phản đối. Một số dự án hóa dầu khác mới đây cũng bị hủy.
Đây là lần đầu tiên phúc trình của Greenpeace nhắm vào một xí nghiệp quốc doanh lớn của Trung Quốc.
Bà Lý Lan nói rằng Greenpeace công bố phúc trình không phải để làm xấu mặt Trung Quốc, mà để đánh động dư luận cho mọi người thấy rằng phát triển vô tổ chức ngành than sẽ ảnh hưởng tiêu cực cho nguồn nước và môi trường. Bà nói tiếp:
“Cách làm ăn này có nhiều rủi ro, chúng tôi hết sức cố gắng để có những bằng chứng và sự kiện vững chắc, nhằm cung cấp cho các ban ngành khác nhau và các nhà lãnh đạo Trung Quốc.”
Greenpeace đã gửi kết quả phúc trình cho Bộ Môi trường, bộ Nguồn nước và ủy ban giàm sát các xí nghiệp quốc doanh. Bà Lý Lan nói rằng đến nay vẫn chưa có hồi báo.
Greenpeace cũng gửi một bản cho tập đoàn Thân Hoa, trước khi mở cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Ba.
Tập đoàn này chưa có phản ứng gì. Nhà máy xử lý than thành nhiên liệu lỏng của tập đoàn Thân Hoa ở Nội Mông là một trong ba dự án thí điểm của họ tại Trung Quốc.