Các nhà hoạt động cho nhân quyền Syria nói rằng máy bay chính phủ không kích giết chết nhiều người ở các khu vực nằm trong tay phe phe nổi dậy, trong khi đặc sứ hòa bình quốc tế Lakhdar Brahimi bắt đầu thực hiện chuyến đi thăm Syria một lần nữa nhằm tìm giải pháp cho cuộc nội chiến ở nước này.
Các nhà hoạt động địa phương nói máy bay chiến đấu của chính phủ bắn trúng một cửa hiệu bánh trong thị trấn miền trung Halfaya, tỉnh Hama, hôm Chủ nhật, giết chết và làm bị thương nhiều cư dân.
Tổ chức Đài quân sát Nhân quyền Syria, trụ sở ở Anh, nói rằng các máy bay chiến đấu cũng tấn công thị trấn miền bắc al-Sarira, tỉnh Aleppo, giết chết ít nhất 13 người. Thị trấn này là nơi tọa lạc một khu quân sự lớn mà phe nổi dậy cố gắng chiếm.
Các băng video của các nhà hoạt động, phổ biến trên internet cho thấy lại có thêm các vụ không kích trong vùng ngoại ô hướng đông Damascus, trong khi các lực lượng chính phủ cố gắng đánh bật phe nổi dậy ra khỏi trung tâm quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong khi đó Đặc sứ Brahimi đáp phi cơ đến sân bay Beirut của Li-băng hôm Chủ nhật, và từ Li-băng ông đi xe hơi đến thủ đô Damascus của Syria. Những lần trước ông đi bằng phi cơ thẳng đến Damascus, tuy nhiên trong những tuần lễ gần đây giao tranh ác liệt diễn ra gần sân bay , khiến hoạt động của cơ sở này bị tê liệt.
Ông Brahimi không đưa ra tuyên bố nào với phóng viên báo chí khi ông bước vào Khách sạn Sheraton ở Damascus.
Các viên chức của sân bay Li-băng nói rằng đặc sứ của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Ả Rập, theo dự kiến, sẽ gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào thứ Hai.
Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zoubi nói tại một cuộc họp báo ở Damascus rằng chính phủ vẫn sẵn sàng tìm giải pháp cho cuộc xung đột qua đối thoại, tuy nhiên ông cảnh báo phe nổi dậy và những người ủng hộ phe này rằng ‘thời gian đang cạn dần” cho một tiến trình như vậy.
Phe nổi dậy và các nhóm đối lập Syria lưu vong từ chối thương thảo với ông Assad, thay vào đó, yêu cầu ông từ bỏ quyền cai trị ông đã nắm giữ từ 12 năm nay.
Trên 40.000 người bị thiệt mạng kể từ khi Tổng thống Syria mở đầu cuộc đàn áp bằng bạo lực cuộc nổi dậy lúc đầu được xem như ôn hòa, vào tháng 3 năm 2011.
Các cường quốc phương Tây và các nước đồng minh Ả Rập nhiều lần kêu gọi ông Assad từ chức, trong lúc nhà lãnh đạo này vẫn còn một vài đồng minh trong đó có Nga, Iran và nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li-băng. Trong những ngày gần đây, sự ủng hộ của Nga đối với ông Assad không còn nữa, với tuyên bố của giới chức Nga đưa ra rằng họ sẽ không ủng hộ ông bằng bất cứ giá nào, và sẽ hoan nghênh bất cứ đề nghị nào của nước ngoài cho ông được ra đi an toàn sống lưu vong.
Các nhà hoạt động địa phương nói máy bay chiến đấu của chính phủ bắn trúng một cửa hiệu bánh trong thị trấn miền trung Halfaya, tỉnh Hama, hôm Chủ nhật, giết chết và làm bị thương nhiều cư dân.
Tổ chức Đài quân sát Nhân quyền Syria, trụ sở ở Anh, nói rằng các máy bay chiến đấu cũng tấn công thị trấn miền bắc al-Sarira, tỉnh Aleppo, giết chết ít nhất 13 người. Thị trấn này là nơi tọa lạc một khu quân sự lớn mà phe nổi dậy cố gắng chiếm.
Các băng video của các nhà hoạt động, phổ biến trên internet cho thấy lại có thêm các vụ không kích trong vùng ngoại ô hướng đông Damascus, trong khi các lực lượng chính phủ cố gắng đánh bật phe nổi dậy ra khỏi trung tâm quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad.
Trong khi đó Đặc sứ Brahimi đáp phi cơ đến sân bay Beirut của Li-băng hôm Chủ nhật, và từ Li-băng ông đi xe hơi đến thủ đô Damascus của Syria. Những lần trước ông đi bằng phi cơ thẳng đến Damascus, tuy nhiên trong những tuần lễ gần đây giao tranh ác liệt diễn ra gần sân bay , khiến hoạt động của cơ sở này bị tê liệt.
Ông Brahimi không đưa ra tuyên bố nào với phóng viên báo chí khi ông bước vào Khách sạn Sheraton ở Damascus.
Các viên chức của sân bay Li-băng nói rằng đặc sứ của Liên hiệp quốc và Liên đoàn Ả Rập, theo dự kiến, sẽ gặp Tổng thống Syria Bashar al-Assad vào thứ Hai.
Bộ trưởng Thông tin Syria Omran al-Zoubi nói tại một cuộc họp báo ở Damascus rằng chính phủ vẫn sẵn sàng tìm giải pháp cho cuộc xung đột qua đối thoại, tuy nhiên ông cảnh báo phe nổi dậy và những người ủng hộ phe này rằng ‘thời gian đang cạn dần” cho một tiến trình như vậy.
Phe nổi dậy và các nhóm đối lập Syria lưu vong từ chối thương thảo với ông Assad, thay vào đó, yêu cầu ông từ bỏ quyền cai trị ông đã nắm giữ từ 12 năm nay.
Trên 40.000 người bị thiệt mạng kể từ khi Tổng thống Syria mở đầu cuộc đàn áp bằng bạo lực cuộc nổi dậy lúc đầu được xem như ôn hòa, vào tháng 3 năm 2011.
Các cường quốc phương Tây và các nước đồng minh Ả Rập nhiều lần kêu gọi ông Assad từ chức, trong lúc nhà lãnh đạo này vẫn còn một vài đồng minh trong đó có Nga, Iran và nhóm chủ chiến Hezbollah ở Li-băng. Trong những ngày gần đây, sự ủng hộ của Nga đối với ông Assad không còn nữa, với tuyên bố của giới chức Nga đưa ra rằng họ sẽ không ủng hộ ông bằng bất cứ giá nào, và sẽ hoan nghênh bất cứ đề nghị nào của nước ngoài cho ông được ra đi an toàn sống lưu vong.