Giới chức cấp cao Trung Quốc dự lễ khai trương hàng không mẫu hạm đầu tiên

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc tại cảng Đại Liên

Chi tiết về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh

Chi tiết về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh

  • Dựa theo mô hình Varyag do Liên bang Xô viết chế tạo vào thập niên 1980.
  • Mua của Ukraina, không có động cơ, thiết bị điện tử vào năm 1998.
  • Thoạt đầu Trung Quốc nói sẽ cải biến thành một sòng bạc nổi
  • Chiều dài: 300 mét.
  • Vận tốc: Khoảng 30 knot, hay 56 kilomet/giờ.
  • Kích thước: Có khả năng chở 50 chiếc máy bay.
  • Theo các chuyên gia, có thể phải mất nhiều năm mới có khả năng xử lý máy bay.
  • Được đặt theo tên một tỉnh phía đông bắc Trung Quốc là Liêu Ninh, nơi chiếc tàu được tân trang.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào đã khai trương hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc đi vào hoạt động, gây ra những mối quan ngại mới về sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.

Thủ tướng Ôn Gia Bảo và các giới chức cấp cao khác đã cùng với hàng trăm nhân viên hải quân dự buổi lễ hôm nay tại cảng Ðại Liên ở đông bắc Trung Quốc.

Trung Quốc đã đưa chiếc tàu do Liên bang Xô viết chế tạo năm 1998 từ Ukraina và cho tân trang ở Ðại Liên. tàuđược đặt tên là Liêu Ninh là tên tỉnh miền đông bắc Trung Quốc nơi cảng Ðại Liên tọa lạc.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói hàng không mẫu hạm này là một bước quan trọng trong việc “nâng cao khả năng tác chiến toàn bộ” của lực lượng hải quân.

Trung Quốc đang can dự vào một vụ tranh chấp ngoại giao với Nhật Bản về các hòn đảo ở biển Ðông Trung Quốc, cũng như các vụ tranh chấp với Việt Nam và Philippines về việc thăm dò dầu khí ở biển Nam Trung Quốc, tức Biển Ðông.

Do đó việc tăng cường mau chóng lực lượng hải quân của họ gây ra các mối quan ngại trong khu vực. Nhưng các giới chức nói hàng không mẫu hạm không phải là một mối đe dọa cho các lân quốc.

Ông Dương Nghị, phó đề đốc và cựu giám đốc Viện Nghiên cứu Sách lược của trường Ðại học Quốc phòng thuộc Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nói rằng hàng không mẫu hạm sẽ “chủ yếu chịu trách nhiệm về khảo cứu khoa học và các sứ mạng đào tạo.”

Viết trên tờ China Daily của nhà nước, ông Dương đã gạt qua những lời chỉ trích của quốc tế về sự bành trướng của lực lượng hải quân Trung Quốc. Ông nói “lẽ tự nhiên là Trung Quốc phải có một hàng không mẫu hạm của riêng mình,” và lập luận rằng tất cả các cường quốc trên thế giới đều có các tàutương tự.

Trung Quốc là thành viên thường trực cuối cùng của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sở hữu một hàng không mẫu hạm, và tin cũng cho hay là Trung Quốc đang khai triển các hàng không mẫu hạm chế tạo ở trong nước.

http://www.youtube.com/embed/BSna7HwRs3Y