Buổi họp hôm thứ Hai tại Bruxelles là nhằm phối hợp cách đáp ứng của châu Âu trước cuộc đổ máu tại Ai Cập. Qua đến thứ Tư Ngoại trưởng các nước EU mới có một phiên họp khẩn cấp. Chưa có một gợi ý cụ thể nào được đưa ra, nhưng các nhà phân tích nói rằng một trong những chọn lựa có thể là cắt viện trợ hoặc ngưng các hợp đồng bán vũ khí cho Ai Cập.
Năm ngoái, EU hứa viện trợ gần 7 tỉ đô la vừa cho vay vừa cho không Ai Cập.
Ông Shashank Joshi là một người Ai Cập đang làm cho Viện nghiên cứu Royal United Services ở London. Ông cho rằng nếu EU cắt viện trợ cũng không có thay đổi gì to lớn:
“Nếu chỉ đơn giản cắt viện trợ không thôi thì tôi nghĩ chưa đủ. Theo tôi, cần phải có áp lực thật mạnh lên những người đang cầm quyền tại Ai Cập để họ ngưng chiến dịch trấn áp và buộc họ phải có một thích nghi chính trị nào đó, thì mới là những biện pháp mạnh.”
Theo tài liệu thống kê của Ai Cập thì các nước EU là bạn hàng lớn nhất của Ai Cập. Năm 2011, trao đổi thương mại hai chiều đạt trên 20 tỉ đôla.
EU cũng xuất khẩu vũ khí sang Ai Cập. Trong quý đầu của năm nay, chính phủ Anh phê chuẩn giấy phép bán khoảng 70 triệu đô la vũ khí cho Ai Cập, phần lớn là máy bay trực thăng. Trong mấy ngày qua, chính phủ Anh đã rút lại một số giấy phép xuất khẩu vũ khí, nhưng các tổ chức xã hội dân sự đòi chính phủ phải rút toàn bộ.
Tại Hoa Kỳ, trong tài khóa sang năm, bắt đầu từ đầu tháng 10 này, Tổng thống Obama đã xin Quốc hội cho phép 1,3 tỉ đôla viện trợ quân sự cho Ai Cập.
Chuyên viên Joshi nói rằng nếu Hoa Kỳ cắt số viện trợ này, tác động với Ai Cập có thể là lớn, nhưng ông không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường của châu Âu:
“Tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ không chú ý đến những gì mà người châu Âu đang làm hoặc người ở những nơi khác đang làm. Cái mà người Mỹ quan tâm là nếu làm như thế, ảnh hưởng của Mỹ với các tướng tá Ai Cập có bớt đi hay không?”
Hôm thứ Hai, chính phủ Ả-rập Xê-út nói rằng các nước Ả-rập và các nước Hồi giáo sẽ hỗ trợ Ai Cập nếu phương Tây cắt viện trợ Ai Cập.
Còn nhớ khi Tổng thống Mohamed Morsi bị quân đội Ai Cập lật đổ vào đầu tháng 7, chỉ vài ngày sau đó ba nước Ả-rập trong vùng Vịnh hứa viện trợ tổng cộng 12 tỉ đôla cho lãnh đạo mới tại Ai Cập.
Theo lời chuyên viên Joshi, các tướng lãnh Ai Cập không có nhiều lo lắng nếu bị các nước phương Tây cắt viện trợ. Nếu có lo lắng thì lo lắng về mặt kinh tế:
“Ảnh hưởng mất viện trợ không thấm gì so với tác động của xáo trộn chính trị đối với nền kinh tế, vốn đã xảy ra trong ba năm qua kể từ khi Tổng thống Mubarak bị lật đổ. Tác động kinh tế càng tệ hại hơn kể từ khi Tổng thống Morsi nắm quyền. Và bây giờ thì những vụ lộn xộn ở các thành phố lớn, các thị trấn du lịch ở vùng Sinai, càng làm cho khách du lịch tránh xa.”
Du khách châu Âu chiếm 70% ngành du lịch Ai Cập, nhưng Đức và nhiều nước khác đã khuyên công dân của họ không nên đến Ai Cập nếu không có chuyện cần thiết.
Nếu các lời khuyên này vẫn giữ nguyên, chuyên viên Joshi nói rằng kinh tế Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng nặng.
Tại sân bay Heathrow ở London hôm thứ Hai, thông tín viên VOA có dịp hỏi chuyện một số hành khách đang xếp hàng để bay đến Ai Cập.
Một hành khách cho biết ông định đi Ai Cập một tuần. Ông có biết các thông tin về xáo trộn ở Ai Cập, có lo lắng đôi chút, và đã tìm trên Internet những lời tư vấn khi đến đó.
Một hành khách khác nói rằng đây không phải là lần đầu tiên ông du lịch Ai Cập. Lần trước ông đến cũng có xáo trộn nhưng tại khu du lịch Biển Đỏ mà ông đến, chẳng có chuyện gì xảy ra.
Theo các thống kê của chính phủ Ai Cập, trong năm 2010, ngành du lịch tạo ra 1 trong số 8 việc làm cho Ai Cập, trực tiếp hay gián tiếp.
Năm ngoái, EU hứa viện trợ gần 7 tỉ đô la vừa cho vay vừa cho không Ai Cập.
Ông Shashank Joshi là một người Ai Cập đang làm cho Viện nghiên cứu Royal United Services ở London. Ông cho rằng nếu EU cắt viện trợ cũng không có thay đổi gì to lớn:
“Nếu chỉ đơn giản cắt viện trợ không thôi thì tôi nghĩ chưa đủ. Theo tôi, cần phải có áp lực thật mạnh lên những người đang cầm quyền tại Ai Cập để họ ngưng chiến dịch trấn áp và buộc họ phải có một thích nghi chính trị nào đó, thì mới là những biện pháp mạnh.”
Theo tài liệu thống kê của Ai Cập thì các nước EU là bạn hàng lớn nhất của Ai Cập. Năm 2011, trao đổi thương mại hai chiều đạt trên 20 tỉ đôla.
EU cũng xuất khẩu vũ khí sang Ai Cập. Trong quý đầu của năm nay, chính phủ Anh phê chuẩn giấy phép bán khoảng 70 triệu đô la vũ khí cho Ai Cập, phần lớn là máy bay trực thăng. Trong mấy ngày qua, chính phủ Anh đã rút lại một số giấy phép xuất khẩu vũ khí, nhưng các tổ chức xã hội dân sự đòi chính phủ phải rút toàn bộ.
Tại Hoa Kỳ, trong tài khóa sang năm, bắt đầu từ đầu tháng 10 này, Tổng thống Obama đã xin Quốc hội cho phép 1,3 tỉ đôla viện trợ quân sự cho Ai Cập.
Chuyên viên Joshi nói rằng nếu Hoa Kỳ cắt số viện trợ này, tác động với Ai Cập có thể là lớn, nhưng ông không nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đi theo con đường của châu Âu:
“Tôi nghĩ rằng người Mỹ sẽ không chú ý đến những gì mà người châu Âu đang làm hoặc người ở những nơi khác đang làm. Cái mà người Mỹ quan tâm là nếu làm như thế, ảnh hưởng của Mỹ với các tướng tá Ai Cập có bớt đi hay không?”
Hôm thứ Hai, chính phủ Ả-rập Xê-út nói rằng các nước Ả-rập và các nước Hồi giáo sẽ hỗ trợ Ai Cập nếu phương Tây cắt viện trợ Ai Cập.
Còn nhớ khi Tổng thống Mohamed Morsi bị quân đội Ai Cập lật đổ vào đầu tháng 7, chỉ vài ngày sau đó ba nước Ả-rập trong vùng Vịnh hứa viện trợ tổng cộng 12 tỉ đôla cho lãnh đạo mới tại Ai Cập.
Theo lời chuyên viên Joshi, các tướng lãnh Ai Cập không có nhiều lo lắng nếu bị các nước phương Tây cắt viện trợ. Nếu có lo lắng thì lo lắng về mặt kinh tế:
“Ảnh hưởng mất viện trợ không thấm gì so với tác động của xáo trộn chính trị đối với nền kinh tế, vốn đã xảy ra trong ba năm qua kể từ khi Tổng thống Mubarak bị lật đổ. Tác động kinh tế càng tệ hại hơn kể từ khi Tổng thống Morsi nắm quyền. Và bây giờ thì những vụ lộn xộn ở các thành phố lớn, các thị trấn du lịch ở vùng Sinai, càng làm cho khách du lịch tránh xa.”
Du khách châu Âu chiếm 70% ngành du lịch Ai Cập, nhưng Đức và nhiều nước khác đã khuyên công dân của họ không nên đến Ai Cập nếu không có chuyện cần thiết.
Nếu các lời khuyên này vẫn giữ nguyên, chuyên viên Joshi nói rằng kinh tế Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng nặng.
Tại sân bay Heathrow ở London hôm thứ Hai, thông tín viên VOA có dịp hỏi chuyện một số hành khách đang xếp hàng để bay đến Ai Cập.
Một hành khách cho biết ông định đi Ai Cập một tuần. Ông có biết các thông tin về xáo trộn ở Ai Cập, có lo lắng đôi chút, và đã tìm trên Internet những lời tư vấn khi đến đó.
Một hành khách khác nói rằng đây không phải là lần đầu tiên ông du lịch Ai Cập. Lần trước ông đến cũng có xáo trộn nhưng tại khu du lịch Biển Đỏ mà ông đến, chẳng có chuyện gì xảy ra.
Theo các thống kê của chính phủ Ai Cập, trong năm 2010, ngành du lịch tạo ra 1 trong số 8 việc làm cho Ai Cập, trực tiếp hay gián tiếp.