Liên Hiệp châu Âu EU đã nới lỏng những biện pháp trừng phạt kinh tế và chính trị đối với những thành viên dân sự trong tân chính phủ Miến, trong một hành động mà Liên Hiệp nói là để nhắm tới việc thiết lập mối liên lạc với các nhà làm luật Miến đã thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái.
Hội đồng Liên Hiệp châu Âu, họp hôm thứ Ba tại Luxembourg, đã chấp thuận những biện pháp này, gồm việc hủy bỏ lệnh ngưng cấp visa trong một năm cho các nhà làm luật dân sự và cho bộ trưởng ngoại giao của nước này.
Nữ phát ngôn viên của Liên Hiệp châu Âu Mary Brazier mô tả với đài VOA về việc nới lỏng chuyện cấp visa như là một phương tiện để tiến tới với các giới chức cao cấp trong chính phủ và các nhân vật đối lập.
Hội đồng cũng cho hủy bỏ một lệnh phong tỏa nhiều tài sản cho hội đồng quân nhân trước đây vì những vi phạm nhân quyền có từ nhiều năm nhắm vào một loạt các nhân vật đối lập, kể cả khôi nguyên giải Nobel hòa bình Aung San Suu Kyi; bà Suu Kyi đã bị quản thúc tại gia trong hầu hết khoảng thời gian một thập niên qua tại Rangoon.
EU đã đưa ra hành động này căn cứ một phần vào một phúc trình trong tháng trước của một tổ chức nghiên cứu hàng đầu, Tổ Chức Nghiên Cứu Khủng Hoảng Quốc Tế, nói rằng những biện pháp trừng phạt nhắm vào chính phủ Miến và được gia hạn hằng năm trong gần hết thập niên qua đã không đem lại kết quả và cần phải chấm dứt.
Phúc trình hôm 7 tháng Ba nói rằng những biện pháp trừng phạt đã có ảnh hưởng không tốt cho dân chúng Miến Điện, chính là những người mà các biện pháp này được đề ra để bảo vệ.
Về phần nước Mỹ, và những thành viên chủ chốt trong Liên Minh Toàn Quốc Tranh Đấu cho Dân Chủ của bà Aung San Suu Kyi cho tới nay đã đề nghị những hỗ trợ hạn chế cho việc nới lỏng trừng phạt của Liên hiệp châu Âu.
Những giới chức đó nói là một hành động như thế chỉ nên đưa ra sau khi tân chính phủ Miến được đề cử bắt đầu trả tự do cho chừng 2.200 nhân vật đối lập và những người ủng hộ họ hiện vẫn còn bị giam giữ trong các nhà tù ở Miến Điện.