Đây là thời điểm mà người biểu tình Ai Cập đã tranh đấu để đạt được - một cuộc bầu cử mà kết quả có thể gây bất ngờ. Nhưng trong tình trạng bạo động dẫn đến ngày bầu cử, thì mọi sự đến lúc này đã không được dễ dàng.
Sinh viên Habiba el Husseiny không tỏ ra hy vọng.
Cô Husseiny nói: "Tôi thực tình không muốn là một người bi quan. Tôi mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho chúng tôi. Nay tôi cho rằng không phải là lúc có được tương lai ấy, mặc dù tương lại ấy phải đến.”
Các liên minh chủ yếu trong cuộc bầu cử ở Ai Cập
|
Đây là một vấn nạn được lớp học về khoa học chính trị của cô Hosseiny đưa ra thảo luận tại trường Đại học American ở Cairo.
Nhà chính trị xã hội Said Sadek hỏi sinh viên về sự tham dự của họ trong các cuộc biểu tình.
Vị giáo sư này muốn biết có bao nhiêu người đã có mặt tại quảng trường Tahrir.
Cô Habiba Husseiny nói cô dự tính đến quảng trường Tahrir để phản đối vụ chính phủ đàn áp người biểu tình, chứ không phải để ủng hộ lý tưởng chống quân đội của người biểu tình.
Cô Husseiny nói: “Chúng tôi đang ở vào thời buổi rất bất ổn, và nền kinh tế rất thê thảm. Do đó đây không phải là điều mà họ nên chú tâm vào. Người biểu tình nên chú tâm vào nền kinh tế, vào kỹ nghệ du lịch ,và tất cả mọi thứ đó, ngoại trừ việc chống quân đội.”
Ông Sadek cho rằng quân đội đem lại cho một số người Ai Cập một cảm giác ổn định sau những biến cố hỗn loạn của Mùa xuân Ả Rập.
Ông Sadek nói: “Quân đội cơ bản thuộc tầng lớp trung lưu giới trung lưu thành thị, và họ có rất nhiều quyền lợi kinh tế.”
Nhưng vụ xung đột giữa quân đội và dân chúng ở quảng trường Tahrir không phải là nguồn gốc chính gây căng thẳng. Ông Sadek quy trách cho các nhà chính trị Hồi giáo đã khuyến khích thêm sự căm hận và bạo động.
Ông Sadek nói tiếp: “Hồi giáo chính trị không phải Hồi giáo. Đây là các chính trị gia dùng tôn giáo để đạt được quyền thế. Và họ dựa vào cuộc đấu tranh giai cấp, sự chia rẽ giữa nông thôn và thành thị, giữa đời sống ở sa mạc và đời sống hiện đại. Họ dựa vào cơ sở đó.”
Những ý kiến khác nhau này đã khiến cho một số người Ai Cập cảm thấy lạc lõng hơn/
Thương nhân Cairo Salah Hassa’an nói Ai Cập đang bước vào một thời kỳ đen tối, với hầu hết các đảng phái đều có những quyền lợi không phản ánh công luận. Theo ông, giới lao động là một “đa số thầm lặng.”
Tại Trường đại học American ở Cairo, Giáo sư Sadek hỏi sinh viên xem họ có hiểu được vai trò của họ như thế nào ở Ai Cập vào lúc giao thời lịch sử này hay không.
Giáo sư Sadek muốn tìm hiểu xem họ thuộc phe đa số hay thiểu số.
Cho dù những ngày này có bất định ra sao đối với nhiều người Ai Cập, thì các chuyên gia cho rằng kết quả bầu cử có thể giúp đem lại lời giải đáp dễ dàng hơn đôi chút cho câu hỏi vừa nêu.