MOSCOW —
Cựu nhân viên khế ước làm việc cho Cơ quan An ninh Quốc gia Edward Snowden đã nộp đơn xin tỵ nạn ở ít nhất 20 quốc gia, nhưng ông đã từ bỏ cố gắng xin tỵ nạn thường trực ở Nga.
Cố vấn pháp lý của WikiLeaks Sarah Harrison đã nộp các đơn xin tỵ nạn cho ông Edward Snowden bằng cách trao các văn kiện cho một giới chức tại Lãnh sự quán Nga tại phi trường Sheremetovo ở Moscow, nơi ông Snowden đã trốn tránh hơn 1 tuần lễ, trong tình trạng gần như một cực hình ngoại giao.
Ông Snowden đã trên đường đào tẩu từ tháng trước, sau khi công bố các tài liệu bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ kể chi tiết về việc Hoa Kỳ theo dõi các cú điện thoại và sử dụng Internet trong nước và quốc tế.
Trong số các nước mà ông Snowden xin tỵ nạn có Ba Lan, Ðức, Iceland, Áo và Ecuador. Nhưng các nhà lãnh đạo Âu châu nói có nhiều phần chắc ông Snowden sẽ phải có mặt trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó để có thể được cho tỵ nạn.
Ông Snowden cũng xin tỵ nạn ở Ấn Ðộ.
Ông Syed Akbaruddin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ, nói:
“Tôi có thể xác nhận rằng hồi sớm hôm nay đại sứ quán của chúng tôi ở Moscow có nhận được một mẩu thông tin từ phía ông Edward Snowden. Mẩu thông tin đó quả có chứa một lời yêu cầu xin tỵ nạn. Chúng tôi đã cứu xét kỹ lưỡng lời yêu cầu đó. Tiếp theo sự cứu xét cẩn trọng, chúng ta đã kết luận rằng chúng tôi không thấy có lý do nào để đồng ý với lời yêu cầu đó.”
Trong một phát biểu - lời bình luận công khai đầu tiên kể từ khi đến Nga, ông Snowden nói Tổng thống Barack Obama đang tìm cách thuyết phục các nước đừng cho ông tỵ nạn.
Ông Snowden rút lại lời yêu cầu xin tỵ nạn ở Nga khi ông biết rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ chỉ cứu xét nếu ông ngưng tiết lộ các bí mật của Hoa Kỳ. Nhưng ông Putin nói Nga sẽ không gửi ông Snowden trả về Hoa kỳ để bị truy tố về tội gián điệp.
Ông Putin đã họp với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào ngày thứ ba tại Moscow. Tin tức nói họ đã thảo luận về ông Snowden nhưng sau đó ông Maduro nói với các phóng viên rằng nước ông chưa nhận được đơn xin tỵ nạn của người Mỹ này.
Nhà lãnh đạo Venezuela nói ông Snowden xứng đáng được bảo vệ theo luật quốc tế và nhân đạo.
Sau khi từ Hong Kong đến Moscow vào ngày 23 tháng 6, có tin ông Snowden lúc đầu đã đăng ký các chuyến bay đến La Habana, Cuba, và sau đó đi Caracas, Venezuela, truớc khi bị kẹt trong tình trạng giữa đường về pháp lý.
WikiLeaks nói các đơn xin tỵ nạn cũng đã được gửi cho Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Pháp, Ấn Ðộ, Italia, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Tây Ban Nha và Venezuela.
Trong khi đó, Ba Lan đã cùng với nhiều đồng minh trung thành của Hoa Kỳ ở châu Âu đang đòi Washington giải thích về những lời cáo buộc, dựa vào những tiết lộ của ông Snowden, cho rằng các cơ quan Hoa Kỳ đã do thám các thông tin liên lạc của Liên hiệp châu Âu.
Cố vấn pháp lý của WikiLeaks Sarah Harrison đã nộp các đơn xin tỵ nạn cho ông Edward Snowden bằng cách trao các văn kiện cho một giới chức tại Lãnh sự quán Nga tại phi trường Sheremetovo ở Moscow, nơi ông Snowden đã trốn tránh hơn 1 tuần lễ, trong tình trạng gần như một cực hình ngoại giao.
Ông Snowden đã trên đường đào tẩu từ tháng trước, sau khi công bố các tài liệu bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ kể chi tiết về việc Hoa Kỳ theo dõi các cú điện thoại và sử dụng Internet trong nước và quốc tế.
Trong số các nước mà ông Snowden xin tỵ nạn có Ba Lan, Ðức, Iceland, Áo và Ecuador. Nhưng các nhà lãnh đạo Âu châu nói có nhiều phần chắc ông Snowden sẽ phải có mặt trên lãnh thổ của một quốc gia nào đó để có thể được cho tỵ nạn.
Ông Snowden cũng xin tỵ nạn ở Ấn Ðộ.
Ông Syed Akbaruddin, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Ðộ, nói:
“Tôi có thể xác nhận rằng hồi sớm hôm nay đại sứ quán của chúng tôi ở Moscow có nhận được một mẩu thông tin từ phía ông Edward Snowden. Mẩu thông tin đó quả có chứa một lời yêu cầu xin tỵ nạn. Chúng tôi đã cứu xét kỹ lưỡng lời yêu cầu đó. Tiếp theo sự cứu xét cẩn trọng, chúng ta đã kết luận rằng chúng tôi không thấy có lý do nào để đồng ý với lời yêu cầu đó.”
Trong một phát biểu - lời bình luận công khai đầu tiên kể từ khi đến Nga, ông Snowden nói Tổng thống Barack Obama đang tìm cách thuyết phục các nước đừng cho ông tỵ nạn.
Ông Snowden rút lại lời yêu cầu xin tỵ nạn ở Nga khi ông biết rằng Tổng thống Vladimir Putin sẽ chỉ cứu xét nếu ông ngưng tiết lộ các bí mật của Hoa Kỳ. Nhưng ông Putin nói Nga sẽ không gửi ông Snowden trả về Hoa kỳ để bị truy tố về tội gián điệp.
Ông Putin đã họp với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào ngày thứ ba tại Moscow. Tin tức nói họ đã thảo luận về ông Snowden nhưng sau đó ông Maduro nói với các phóng viên rằng nước ông chưa nhận được đơn xin tỵ nạn của người Mỹ này.
Nhà lãnh đạo Venezuela nói ông Snowden xứng đáng được bảo vệ theo luật quốc tế và nhân đạo.
Sau khi từ Hong Kong đến Moscow vào ngày 23 tháng 6, có tin ông Snowden lúc đầu đã đăng ký các chuyến bay đến La Habana, Cuba, và sau đó đi Caracas, Venezuela, truớc khi bị kẹt trong tình trạng giữa đường về pháp lý.
WikiLeaks nói các đơn xin tỵ nạn cũng đã được gửi cho Bolivia, Brazil, Trung Quốc, Cuba, Pháp, Ấn Ðộ, Italia, Ireland, Hà Lan, Nicaragua, Tây Ban Nha và Venezuela.
Trong khi đó, Ba Lan đã cùng với nhiều đồng minh trung thành của Hoa Kỳ ở châu Âu đang đòi Washington giải thích về những lời cáo buộc, dựa vào những tiết lộ của ông Snowden, cho rằng các cơ quan Hoa Kỳ đã do thám các thông tin liên lạc của Liên hiệp châu Âu.