NEW YORK —
Người ta hay nhìn thấy vũ công Lamar Baylor ở một nhà hát New York, trình diễn vở nhạc kịch “The Lion King” trên sân khấu Broadway. Thông tín viên VOA Carolyn Weaver tường thuật rằng kể từ năm 2011, ông Baylor đã dành nhiều tuần lễ ở Kigali, Rwanda, để dạy vũ cho các bé trai sống trên đường phố, đây là một phần trong nỗ lực của Công ty vũ Rebecca Davis.
Nói về các học sinh của mình, ông Baylor cho biết:
“Những đứa trẻ này, cuộc sống của chúng không có gì mà chúng ta thậm chí có thể đo lường được. Chúng đã trải qua những chuyện mà không ai nên phải chịu đựng. Chúng là những người sống sót qua nạn diệt chủng. Rất nhiều đứa trẻ đã bị giam giữ, chúng từng bị làm mãi dâm, chúng là trẻ em đường phố, chúng đã mất tất cả gia đình”.
Ông cho rằng những bài học múa cung cấp cho những đứa trẻ việc học tập có hệ thống và tự diễn đạt mà chúng chưa từng trải nghiệm trước đó. Ông nói:
“Bạn học cách tự kỷ luật, bạn học cách cư xử trong lớp học, bạn có thể bầy tỏ cảm xúc thông qua các động tác múa. Những điều này không chỉ áp dụng về mặt thể chất. Chúng cũng được áp dụng về mặt tâm thần và cảm xúc”.
Người sáng lập và là giám đốc, bà Rebecca Davis, có ý tưởng cho dự án trên sau chuyến thăm Rwanda vào năm 2008. Bà nói:
“Tôi đã gặp cả đám trẻ đường phố đang nhảy múa, làm đúng những thứ mà tôi rất yêu thích.”
Bà chợt nảy ra ý tưởng có thể được dùng nhảy múa để đưa những đứa trẻ ra khỏi đường phố và vào một trung tâm an toàn có thể được sử dụng làm bàn đạp cho việc giáo dục. Bà cho biết:
“Khi bạn bắt đầu chơi nhạc ở Rwanda, những đứa trẻ này không biết từ đâu đến, chúng tới trung tâm. Và chính nhờ nhảy múa mà chúng có được một cách để trao đổi sức sống, những kỹ năng sinh tồn mà chúng đã học được trên đường phố và sức mạnh, biến thành một thứ thực sự mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ, và đưa chúng tiến vào con đường hướng tới phát triển tinh thần”.
Một khi đứa trẻ đã nắm vững những điểm cơ bản của việc đến lớp học và làm theo lời hướng dẫn thì học sinh đó sẽ được ghi danh vào các lớp học về thông tin và công nghệ. Bà Davis nói:
“Và rồi sau khi chúng tôi thấy các kỹ năng về công nghệ thông tin phát triển ở đứa trẻ thì chúng tôi sẽ tìm những người bảo trợ cho những đứa trẻ thành công nhất để chúng có thể vào trường nội trú và trở lại với nền giáo dục chính quy”.
Ông Davis cho biết tất cả học sinh ở Rwanda đều là bé trai vì chỉ có vài đứa bé gái là sống tự do trên đường phố. Những đứa trẻ được cấp học bổng, mà theo ông Davis đến nay đã có khoảng 30 em, được gửi đến trường nội trú Sonrise ở Musanze, cách Kigali chừng 2 giờ đồng hồ.
Trong lúc chuơng trình lớn nhất là ở Rwanda, ông Davis cũng thành lập các chương trình thông qua một trại trẻ mồ côi ở Bosnia – Herzegovina - một quốc gia khác đang hồi phục sau nạn diệt chủng, và tại Guinea nơi những quan hệ giữa các nhóm sắc tộc đang rất căng thẳng. Gộp lại có khoảng 2000 trẻ em ở 3 quốc gia đã được ghi danh kể từ khi chương trình bắt đầu vào năm 2010.
Ở Bosnia-Herzegovina, ông Davis nói, “Tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy một lần nữa nhảy múa là cách để mang những nhóm khác biệt lại với nhau, trong trường hợp này là người Bosnia, người Serbia và Croatia. Ðột nhiên ngôn ngữ, tôn giáo và nguồn gốc sắc tộc của bạn chẳng liên quan gì đến chuyện chúng tôi đang tập các bước múa khác nhau.
Học sinh ở những quốc gia vừa kể, cả nam lẫn nữ, đều ghi danh vào các lớp học tiếng Anh với mục đích làm cho chúng có thêm khả năng được tuyển dụng.
Qua kinh nghiệm bản thân, ông LaMar Baylor biết rõ kỷ luật và bầy tỏ cảm nghĩ qua điệu múa có thể là bàn đạp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông xuất thân từ Camden, New Jersey, một trong những thành phố nghèo và bạo lực nhất ở nước Mỹ. Ông nói:
“Lớn lên ở đó, nêu tôi không có nhảy múa, tôi thực sự không biết tôi sẽ trở thành thế nào. Tôi là một đứa trẻ đã mất một thời gian dài để tìm ra đích xác điều gì dành cho tôi. Và khi tôi tìm đến với nhảy múa, thì thực sự nó đã cứu vớt cuộc đời tôi”.
http://english.share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1854038&w=500&h=360&skin=embeded
Nói về các học sinh của mình, ông Baylor cho biết:
“Những đứa trẻ này, cuộc sống của chúng không có gì mà chúng ta thậm chí có thể đo lường được. Chúng đã trải qua những chuyện mà không ai nên phải chịu đựng. Chúng là những người sống sót qua nạn diệt chủng. Rất nhiều đứa trẻ đã bị giam giữ, chúng từng bị làm mãi dâm, chúng là trẻ em đường phố, chúng đã mất tất cả gia đình”.
Ông cho rằng những bài học múa cung cấp cho những đứa trẻ việc học tập có hệ thống và tự diễn đạt mà chúng chưa từng trải nghiệm trước đó. Ông nói:
“Bạn học cách tự kỷ luật, bạn học cách cư xử trong lớp học, bạn có thể bầy tỏ cảm xúc thông qua các động tác múa. Những điều này không chỉ áp dụng về mặt thể chất. Chúng cũng được áp dụng về mặt tâm thần và cảm xúc”.
Người sáng lập và là giám đốc, bà Rebecca Davis, có ý tưởng cho dự án trên sau chuyến thăm Rwanda vào năm 2008. Bà nói:
“Tôi đã gặp cả đám trẻ đường phố đang nhảy múa, làm đúng những thứ mà tôi rất yêu thích.”
Bà chợt nảy ra ý tưởng có thể được dùng nhảy múa để đưa những đứa trẻ ra khỏi đường phố và vào một trung tâm an toàn có thể được sử dụng làm bàn đạp cho việc giáo dục. Bà cho biết:
“Khi bạn bắt đầu chơi nhạc ở Rwanda, những đứa trẻ này không biết từ đâu đến, chúng tới trung tâm. Và chính nhờ nhảy múa mà chúng có được một cách để trao đổi sức sống, những kỹ năng sinh tồn mà chúng đã học được trên đường phố và sức mạnh, biến thành một thứ thực sự mang tính nghệ thuật và thẩm mỹ, và đưa chúng tiến vào con đường hướng tới phát triển tinh thần”.
Một khi đứa trẻ đã nắm vững những điểm cơ bản của việc đến lớp học và làm theo lời hướng dẫn thì học sinh đó sẽ được ghi danh vào các lớp học về thông tin và công nghệ. Bà Davis nói:
“Và rồi sau khi chúng tôi thấy các kỹ năng về công nghệ thông tin phát triển ở đứa trẻ thì chúng tôi sẽ tìm những người bảo trợ cho những đứa trẻ thành công nhất để chúng có thể vào trường nội trú và trở lại với nền giáo dục chính quy”.
Ông Davis cho biết tất cả học sinh ở Rwanda đều là bé trai vì chỉ có vài đứa bé gái là sống tự do trên đường phố. Những đứa trẻ được cấp học bổng, mà theo ông Davis đến nay đã có khoảng 30 em, được gửi đến trường nội trú Sonrise ở Musanze, cách Kigali chừng 2 giờ đồng hồ.
Trong lúc chuơng trình lớn nhất là ở Rwanda, ông Davis cũng thành lập các chương trình thông qua một trại trẻ mồ côi ở Bosnia – Herzegovina - một quốc gia khác đang hồi phục sau nạn diệt chủng, và tại Guinea nơi những quan hệ giữa các nhóm sắc tộc đang rất căng thẳng. Gộp lại có khoảng 2000 trẻ em ở 3 quốc gia đã được ghi danh kể từ khi chương trình bắt đầu vào năm 2010.
Ở Bosnia-Herzegovina, ông Davis nói, “Tôi hết sức ngạc nhiên nhận thấy một lần nữa nhảy múa là cách để mang những nhóm khác biệt lại với nhau, trong trường hợp này là người Bosnia, người Serbia và Croatia. Ðột nhiên ngôn ngữ, tôn giáo và nguồn gốc sắc tộc của bạn chẳng liên quan gì đến chuyện chúng tôi đang tập các bước múa khác nhau.
Học sinh ở những quốc gia vừa kể, cả nam lẫn nữ, đều ghi danh vào các lớp học tiếng Anh với mục đích làm cho chúng có thêm khả năng được tuyển dụng.
Qua kinh nghiệm bản thân, ông LaMar Baylor biết rõ kỷ luật và bầy tỏ cảm nghĩ qua điệu múa có thể là bàn đạp cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ông xuất thân từ Camden, New Jersey, một trong những thành phố nghèo và bạo lực nhất ở nước Mỹ. Ông nói:
“Lớn lên ở đó, nêu tôi không có nhảy múa, tôi thực sự không biết tôi sẽ trở thành thế nào. Tôi là một đứa trẻ đã mất một thời gian dài để tìm ra đích xác điều gì dành cho tôi. Và khi tôi tìm đến với nhảy múa, thì thực sự nó đã cứu vớt cuộc đời tôi”.
http://english.share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1854038&w=500&h=360&skin=embeded