Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các doanh nghiệp và các chính trị gia ưu tú sử dụng kỹ năng và tài nguyên to lớn của họ để xóa tình trạng nghèo khó trên thế giới.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng hôm thứ Ba đã khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Trong đó Đức Giáo Hoàng ca ngợi vai trò căn bản mà các doanh nghiệp hiện đại đã đóng trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục và truyền thông. Nhưng Ngài cũng nói rằng thật “không dung thứ được” tình trạng đói khổ tiếp tục kìm hãm nhiều nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Ngài kêu gọi các phái đoàn tham dự diễn đàn “bảo đảm rằng nhân loại được phục vụ bởi sự giầu có và không bị cai trị bởi giầu có.”
Lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng được đưa ra khi tổ chức nhân quyền Oxfam công bố một cuộc nghiên cứu cho thấy của cải của 85 cá nhân giầu nhất thế giới bằng với của cải của 3,5 tỉ người cộng lại. Như vậy là bằng của cải của một nửa dân số thế giới.
Một đồng tác giả của phúc trình này, ông Nick Galasso, nói với đài VOA rằng những người giầu có đã sử dụng quyền lực chính trị của họ để được thuế suất thấp, che giấu của cải của họ ở nước ngoài, và tìm những cách khác để phục vụ cho quyền lợi của chính họ.
Oxfam nói rằng trên một khía cạnh nào đó, của cải của những người tỉ phú giờ đây chưa từng có trong lịch sử. Năm ngoái, tạp chí Forbes đã tính của cải của 85 người giầu nhất thế giới gộp lại lên tới gần 1,7 ngàn tỉ đô la.
Phúc trình vừa kể không nêu danh 85 cà nhân giầu nhất thế giới, nhưng nêu lên những danh sách thâu thập bởi Credit Suisse bank và Forbes. Phúc trình này nói rằng chỉ riêng lợi tức kiếm được từ 73 tỉ đôla tài sản của người giầu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico, Carlos Slim, cũng đủ để trả lương hằng năm cho 440 000 người Mexico.
Oxfam kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó và phái đoàn các chính phủ tại diễn đàn ủng hộ cho các chương trình của chính phủ tìm cách giúp đỡ cho những người có thâu nhập trung bình và thấp, ủng hộ việc phát triển lương bổng công bằng và trấn áp việc trốn thuế cũng như tình trạng giấu diếm tài chánh.
Thông điệp của Đức Giáo Hoàng hôm thứ Ba đã khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Trong đó Đức Giáo Hoàng ca ngợi vai trò căn bản mà các doanh nghiệp hiện đại đã đóng trong việc cải thiện chăm sóc sức khỏe, giáo dục và truyền thông. Nhưng Ngài cũng nói rằng thật “không dung thứ được” tình trạng đói khổ tiếp tục kìm hãm nhiều nền kinh tế vẫn còn khó khăn. Ngài kêu gọi các phái đoàn tham dự diễn đàn “bảo đảm rằng nhân loại được phục vụ bởi sự giầu có và không bị cai trị bởi giầu có.”
Lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng được đưa ra khi tổ chức nhân quyền Oxfam công bố một cuộc nghiên cứu cho thấy của cải của 85 cá nhân giầu nhất thế giới bằng với của cải của 3,5 tỉ người cộng lại. Như vậy là bằng của cải của một nửa dân số thế giới.
Một đồng tác giả của phúc trình này, ông Nick Galasso, nói với đài VOA rằng những người giầu có đã sử dụng quyền lực chính trị của họ để được thuế suất thấp, che giấu của cải của họ ở nước ngoài, và tìm những cách khác để phục vụ cho quyền lợi của chính họ.
Oxfam nói rằng trên một khía cạnh nào đó, của cải của những người tỉ phú giờ đây chưa từng có trong lịch sử. Năm ngoái, tạp chí Forbes đã tính của cải của 85 người giầu nhất thế giới gộp lại lên tới gần 1,7 ngàn tỉ đô la.
Phúc trình vừa kể không nêu danh 85 cà nhân giầu nhất thế giới, nhưng nêu lên những danh sách thâu thập bởi Credit Suisse bank và Forbes. Phúc trình này nói rằng chỉ riêng lợi tức kiếm được từ 73 tỉ đôla tài sản của người giầu nhất thế giới, ông trùm viễn thông Mexico, Carlos Slim, cũng đủ để trả lương hằng năm cho 440 000 người Mexico.
Oxfam kêu gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đó và phái đoàn các chính phủ tại diễn đàn ủng hộ cho các chương trình của chính phủ tìm cách giúp đỡ cho những người có thâu nhập trung bình và thấp, ủng hộ việc phát triển lương bổng công bằng và trấn áp việc trốn thuế cũng như tình trạng giấu diếm tài chánh.