Trước những lo ngại về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đang tăng cường chi tiêu cho thiết bị quân sự để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế, các đường lưu thông hàng hải, và biên giới biển hết sức quan trọng về mặt xuất khẩu và năng lượng.
Tin Reuters ngày 8/10 trích dẫn số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Nam Á từ năm 2002 tới 2011 tăng 42%, chủ yếu cho các loại tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay tác chiến, tàu ngầm, và phi đạn chống tàu.
Trong nhiều chục năm qua, đa số các nước Đông Nam Á ít chi tiêu cho các loại võ khí ngoài súng và xe tăng cỡ nhỏ. Tuy nhiên, với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, Đông Nam Á càng ngày càng tậu về nhiều võ khí tinh vi hơn, với trọng tâm đặt vào công tác bảo vệ đường biển và đường không.
Malaysia có hai tàu ngầm Scorpene. Việt Nam đang mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Thái Lan cũng dự tính mua tàu ngầm, và phi đạn chống tàu RBS-15F để hợp với các máy bay chiến đấu Gripen do Thụy Điển sản xuất.
Singapore đã đầu tư vào các máy bay phản lực tác chiến F-15SG của Mỹ và 2 tàu ngầm lớp Archer từ Thụy Điển để bổ sung vào 4 tàu ngầm Challenger cùng với lực lượng hải quân, không quân hùng hậu sẵn có.
Indonesia hiện có 2 tàu ngầm và đã đặt mua thêm 3 chiếc mới nữa từ Nam Triều Tiên. Ngoài ra, Indonesia cũng đang hợp tác với Trung Quốc sản xuất phi đạn chông tàu C-705 và C-802 sau khi thử nghiệm phi đạn chống tàu Yakhont của Nga hồi năm 2011.
Philippines đang dự tính chi 1,8 tỉ đô la nâng cấp thiết bị quân sự trong vòng 5 năm tới trước các đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Dù không phải là một cuộc chạy đua võ trang, nhưng giới phân tích cho rằng động lực khiến các nước ASEAN tăng cường khả năng quân sự có liên hệ tới các diễn tiến căng thẳng ở Biển Đông, ngoài các nguyên do khác như chống nạn hải tặc, đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn lậu, khủng bố, hay cứu trợ thảm họa.
Viện Nghiên cứu SIPRI cho biết Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu tăng cường ngân sách quốc phòng từ 66% tới 82% trong giai đoạn 2002-2011.
Nước chi tiêu cho quốc phòng nhiều nhất với quân đội được trang bị tốt nhất trong khu vực là Singapore.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết đảo quốc nhỏ bé có hải cảng bận bịu hàng thứ nhì trên thế giới này trong năm ngoái đã chi với 9,66 tỉ đô la ngân sách quốc phòng. Sau là Thái Lan trên 5,5 tỉ đô la. Kế tới là Indonesia hơn 5,4 tỉ đô la; Malaysia trên 4,5 tỉ đô la. Việt Nam trong năm rồi chi 2,66 tỉ đô la cho quốc phòng.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, 97% số võ khí chính yếu của Việt Nam bao gồm tàu khu trục nhỏ, máy bay tác chiến, và hệ thống phi đạn phòng thủ duyên hải Bastion mua từ Nga trong giai đoạn 2007-2011, nhưng Việt Nam hiện đang tìm cách đa dạng hóa thiết bị quân sự của mình bằng các cuộc thảo luận với Hà Lan và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, ông Ian Storey, cho rằng các nước Đông Nam Á sẽ không bao giờ có thể sánh nổi với công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc.
Nguồn: CNA, Phoenix Television, Reuters
http://www.youtube.com/embed/cjX9sWrsVug
Tin Reuters ngày 8/10 trích dẫn số liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết chi tiêu quốc phòng của các nước Đông Nam Á từ năm 2002 tới 2011 tăng 42%, chủ yếu cho các loại tàu chiến, tàu tuần tra, hệ thống radar, máy bay tác chiến, tàu ngầm, và phi đạn chống tàu.
Trong nhiều chục năm qua, đa số các nước Đông Nam Á ít chi tiêu cho các loại võ khí ngoài súng và xe tăng cỡ nhỏ. Tuy nhiên, với sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, Đông Nam Á càng ngày càng tậu về nhiều võ khí tinh vi hơn, với trọng tâm đặt vào công tác bảo vệ đường biển và đường không.
Malaysia có hai tàu ngầm Scorpene. Việt Nam đang mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Thái Lan cũng dự tính mua tàu ngầm, và phi đạn chống tàu RBS-15F để hợp với các máy bay chiến đấu Gripen do Thụy Điển sản xuất.
Singapore đã đầu tư vào các máy bay phản lực tác chiến F-15SG của Mỹ và 2 tàu ngầm lớp Archer từ Thụy Điển để bổ sung vào 4 tàu ngầm Challenger cùng với lực lượng hải quân, không quân hùng hậu sẵn có.
Indonesia hiện có 2 tàu ngầm và đã đặt mua thêm 3 chiếc mới nữa từ Nam Triều Tiên. Ngoài ra, Indonesia cũng đang hợp tác với Trung Quốc sản xuất phi đạn chông tàu C-705 và C-802 sau khi thử nghiệm phi đạn chống tàu Yakhont của Nga hồi năm 2011.
Philippines đang dự tính chi 1,8 tỉ đô la nâng cấp thiết bị quân sự trong vòng 5 năm tới trước các đe dọa ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Dù không phải là một cuộc chạy đua võ trang, nhưng giới phân tích cho rằng động lực khiến các nước ASEAN tăng cường khả năng quân sự có liên hệ tới các diễn tiến căng thẳng ở Biển Đông, ngoài các nguyên do khác như chống nạn hải tặc, đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn lậu, khủng bố, hay cứu trợ thảm họa.
Viện Nghiên cứu SIPRI cho biết Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu tăng cường ngân sách quốc phòng từ 66% tới 82% trong giai đoạn 2002-2011.
Nước chi tiêu cho quốc phòng nhiều nhất với quân đội được trang bị tốt nhất trong khu vực là Singapore.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết đảo quốc nhỏ bé có hải cảng bận bịu hàng thứ nhì trên thế giới này trong năm ngoái đã chi với 9,66 tỉ đô la ngân sách quốc phòng. Sau là Thái Lan trên 5,5 tỉ đô la. Kế tới là Indonesia hơn 5,4 tỉ đô la; Malaysia trên 4,5 tỉ đô la. Việt Nam trong năm rồi chi 2,66 tỉ đô la cho quốc phòng.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, 97% số võ khí chính yếu của Việt Nam bao gồm tàu khu trục nhỏ, máy bay tác chiến, và hệ thống phi đạn phòng thủ duyên hải Bastion mua từ Nga trong giai đoạn 2007-2011, nhưng Việt Nam hiện đang tìm cách đa dạng hóa thiết bị quân sự của mình bằng các cuộc thảo luận với Hà Lan và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, ông Ian Storey, cho rằng các nước Đông Nam Á sẽ không bao giờ có thể sánh nổi với công cuộc hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc.
Nguồn: CNA, Phoenix Television, Reuters
http://www.youtube.com/embed/cjX9sWrsVug