Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vừa chính thức ra thông báo cho biết là cuộc Đối thoại Nhân quyền thường niên giữa Hoa Kỳ với Việt Nam lần thứ 17 sẽ được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 12 tháng Tư.
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao Động Daniel Baer, và phía Việt Nam do Vụ trưởng đặc trách các tổ chức quốc tế Hoàng Chí Trung lãnh đạo.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết cuộc đối thoại sẽ đề cập tới một loạt các vấn đề nhân quyền, kể cả quyền tự do ngôn luận, nền pháp trị, và quyền tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao còn tiết lộ rằng một số trường hợp cá biệt gây quan tâm cũng sẽ được nêu lên.
Thông cáo của Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói, thăng tiến nhân quyền vẫn là thành tố chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, kể cả trong các quan hệ với Việt Nam, và chính phủ Mỹ cam kết sẽ tiếp tục một cuộc thảo luận thẳng thắn, nhắm mục tiêu đạt kết quả với chính phủ Việt Nam về các vấn đề vừa nêu.
Một ngày trước khi cuộc đối thoại chính thức khởi sự, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Một trong những người khởi xướng cuộc vận động nhân quyền lần này là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là đồng sáng lập viên của CAMSA, liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết cuộc điều trần hôm nay tập trung vào 3 lĩnh vực:
“Thứ nhất là đàn áp tôn giáo, thứ hai là tra tấn và bạo hành bởi công an, và thứ ba là vấn đề buôn người.”
Trong cuộc điều trần hôm nay, liên minh CAMSA đưa ra một số nhân chứng là nạn nhân, hay thân nhân các nạn nhân bị đàn áp, hoặc của nạn nhân của nạn buôn người.
Trong số những người ra làm chứng tại trụ sở quốc hội Mỹ hôm nay có cô Danh Hui, chị ruột của Huỳnh Thị Bé Hương, một trong 15 nạn nhân bị buôn sang Nga và buộc hành nghề mại dâm trước khi được Liên minh CAMSA giải cứu.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, cô Danh Hui cho biết về mục đích khi ra làm chứng tại cuộc điều trần:
“Em sẽ trình bày, nói hết tâm nguyện của em, của bé Hương và tất cả các nạn nhân… Em đã được cứu về Việt Nam rồi và muốn cho làm sao để giải cứu cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ ở bên Nga, sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.”
Về ý nghĩa cuộc điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát biểu:
“Ý nghĩa và mục đích quan trọng nhất vào ngày 12 tháng Tư của cuộc điều trần là Quốc hội muốn tìm hiểu, cập nhật về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để rồi dựa vào đó sẽ có những hành động về lập pháp, nghĩa là đưa ra luật, để thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Bên cạnh đó, quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn tạo áp lực lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bởi vì trong tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một phái đoàn về Việt Nam để có cuộc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Và ý nghĩa thứ 3 cũng rất là quan trọng, tập trung vào vai trò của các tổ chức tôn giáo, các giáo hội trong vấn đề đưa đến dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở trong nước đang có một chiến dịch kêu gọi người dân đồng loạt lên tiếng để mà đòi hỏi những sự sửa đổi về hiến pháp. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để có cuộc điều trần ngày thứ Năm.”
Liên Minh CAMSA tố cáo tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow đã bao che cho những kẻ buôn người và nói rằng các nhân chứng có mặt tại cuộc điều trần sẽ chứng minh điều đó với các nhà lập pháp Mỹ quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng nói: “Cô Danh Hui sẽ là nhân chứng để giải thích cho quốc hội biết rằng Việt Nam, đặc biệt là tòa đại sứ Việt Nam ở Moscova, đã toa rập và bao che cho kẻ buôn người, thay vì bảo vệ cho nạn nhân.”
Sáng ngày 10 tháng Tư, dân biểu Cộng hòa Christopher Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã mở họp báo trước thềm Quốc hội Hoa Kỳ, để nói lên tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam và kêu gọi chính giới Mỹ quan tâm tới các hành động vi phạm nhân quyền được mô tả là có hệ thống tại Việt Nam.
Hiện diện tại cuộc họp báo, có dân biểu Frank Wolf thuộc đảng Cộng hòa, các vị lãnh đạo tinh thần và các nhà hoạt động tôn giáo.
Đại diện tại Hoa Kỳ của ba tôn giáo lớn, Công giáo, Phật giáo và Tin lành nêu lên những khó khăn mà các vị lãnh đạo tinh thần cũng như tín đồ đang phải đương đầu tại Việt Nam.
Dựa trên thành tích nhân quyền tồi tệ đó, Dân biểu Chris Smith đề nghị chính phủ của Tổng Thống Obama hãy đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Country of Particular Concern), là danh sách các nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo.
http://www.youtube.com/embed/9t8P8Fe5U2Y
Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Dân chủ, Nhân quyền, và Lao Động Daniel Baer, và phía Việt Nam do Vụ trưởng đặc trách các tổ chức quốc tế Hoàng Chí Trung lãnh đạo.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết cuộc đối thoại sẽ đề cập tới một loạt các vấn đề nhân quyền, kể cả quyền tự do ngôn luận, nền pháp trị, và quyền tự do tôn giáo. Bộ Ngoại giao còn tiết lộ rằng một số trường hợp cá biệt gây quan tâm cũng sẽ được nêu lên.
Thông cáo của Văn phòng Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói, thăng tiến nhân quyền vẫn là thành tố chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, kể cả trong các quan hệ với Việt Nam, và chính phủ Mỹ cam kết sẽ tiếp tục một cuộc thảo luận thẳng thắn, nhắm mục tiêu đạt kết quả với chính phủ Việt Nam về các vấn đề vừa nêu.
Một ngày trước khi cuộc đối thoại chính thức khởi sự, Ủy ban đối ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ đã mở cuộc điều trần về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Một trong những người khởi xướng cuộc vận động nhân quyền lần này là Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển, cũng là đồng sáng lập viên của CAMSA, liên minh bài trừ nô lệ mới ở Á Châu.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết cuộc điều trần hôm nay tập trung vào 3 lĩnh vực:
“Thứ nhất là đàn áp tôn giáo, thứ hai là tra tấn và bạo hành bởi công an, và thứ ba là vấn đề buôn người.”
Trong số những người ra làm chứng tại trụ sở quốc hội Mỹ hôm nay có cô Danh Hui, chị ruột của Huỳnh Thị Bé Hương, một trong 15 nạn nhân bị buôn sang Nga và buộc hành nghề mại dâm trước khi được Liên minh CAMSA giải cứu.
Nói chuyện với Ban Việt ngữ-VOA, cô Danh Hui cho biết về mục đích khi ra làm chứng tại cuộc điều trần:
“Em sẽ trình bày, nói hết tâm nguyện của em, của bé Hương và tất cả các nạn nhân… Em đã được cứu về Việt Nam rồi và muốn cho làm sao để giải cứu cho các nạn nhân còn đang bị giam giữ ở bên Nga, sớm được trở về Việt Nam đoàn tụ với gia đình.”
Về ý nghĩa cuộc điều trần, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng phát biểu:
“Ý nghĩa và mục đích quan trọng nhất vào ngày 12 tháng Tư của cuộc điều trần là Quốc hội muốn tìm hiểu, cập nhật về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam để rồi dựa vào đó sẽ có những hành động về lập pháp, nghĩa là đưa ra luật, để thúc đẩy Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền. Bên cạnh đó, quốc hội Hoa Kỳ cũng muốn tạo áp lực lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bởi vì trong tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có một phái đoàn về Việt Nam để có cuộc đối thoại về nhân quyền với chính quyền Việt Nam. Và ý nghĩa thứ 3 cũng rất là quan trọng, tập trung vào vai trò của các tổ chức tôn giáo, các giáo hội trong vấn đề đưa đến dân chủ và nhân quyền cho đất nước Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở trong nước đang có một chiến dịch kêu gọi người dân đồng loạt lên tiếng để mà đòi hỏi những sự sửa đổi về hiến pháp. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã làm việc với Quốc hội Hoa Kỳ để có cuộc điều trần ngày thứ Năm.”
Liên Minh CAMSA tố cáo tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow đã bao che cho những kẻ buôn người và nói rằng các nhân chứng có mặt tại cuộc điều trần sẽ chứng minh điều đó với các nhà lập pháp Mỹ quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam.
Sáng ngày 10 tháng Tư, dân biểu Cộng hòa Christopher Smith, Chủ tịch Tiểu ban Nhân quyền của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã mở họp báo trước thềm Quốc hội Hoa Kỳ, để nói lên tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam và kêu gọi chính giới Mỹ quan tâm tới các hành động vi phạm nhân quyền được mô tả là có hệ thống tại Việt Nam.
Hiện diện tại cuộc họp báo, có dân biểu Frank Wolf thuộc đảng Cộng hòa, các vị lãnh đạo tinh thần và các nhà hoạt động tôn giáo.
Đại diện tại Hoa Kỳ của ba tôn giáo lớn, Công giáo, Phật giáo và Tin lành nêu lên những khó khăn mà các vị lãnh đạo tinh thần cũng như tín đồ đang phải đương đầu tại Việt Nam.
Dựa trên thành tích nhân quyền tồi tệ đó, Dân biểu Chris Smith đề nghị chính phủ của Tổng Thống Obama hãy đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Country of Particular Concern), là danh sách các nước đáng quan tâm về tự do tôn giáo.
http://www.youtube.com/embed/9t8P8Fe5U2Y