Các phái đoàn tại một diễn đàn hải quân khu vực trong đó có đại diện Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đồng ý về một bộ qui luật nhằm ngăn ngừa những tai nạn và thông tin nhầm lẫn trên biển.
Thỏa thuận được tất cả 21 quốc gia thành viên chấp thuận trong một phiên họp của Hội nghị Chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương, khai mạc ngày hôm nay tại thành phố cảng Thanh Đảo miền đông Trung Quốc.
Thỏa thuận, không ràng buộc về phương diện pháp lý, đưa ra những qui luật khi các chiến hạm đối đầu với nhau. Thỏa thuận cũng bao gồm những biện pháp nhằm nới rộng sự hợp tác hải quân trong vùng.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi nói ông hy vọng hội nghị sẽ giúp giảm bớt căng thẳng giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Ông nói Trung Quốc hy vọng là có thể tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các lực lượng hải quân trong vùng và tăng cường sự hợp tác hàng hải và hoàn tất những mục tiêu mong muốn qua những cuộc thảo luận tại hội nghị chuyên đề năm nay.
Dù đặt trọng tâm vào sự hợp tác, hội nghị chuyên đề hai ngày có nhiều phức tạp vì những va chạm giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.
Trung Quốc từ chối mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận đa quốc gia được tổ chức trong thời gian hội nghị chuyên đề.
Phái đoàn Nhật Bản cũng nói không có kế hoạch họp tay đôi với đối tác Trung Quốc tại hội nghị chuyên đề này.
Mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trở nên căng thẳng vì những tranh chấp ngày càng tăng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa. Bắc Kinh cũng bất bình về việc Nhật Bản không chuộc lỗi cho những hành vi tàn ác trước và trong Thế chiến Thứ hai.
Nhiều nước láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Ðông, cáo buộc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật chèn ép để khẳng định tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển tranh chấp rộng lớn.
Những vụ đụng độ nhỏ thỉnh thoảng xảy ra giữa các tàu tuần tra hay tàu đánh cá của các nước khác nhau.
Một số người lo ngại là những sự kiện như thế có thể một ngày nào đó gây nên những xung đột quân sự rộng lớn hơn.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đứng ra tổ chức Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương, được thành lập vào năm 1987.
Thỏa thuận được tất cả 21 quốc gia thành viên chấp thuận trong một phiên họp của Hội nghị Chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương, khai mạc ngày hôm nay tại thành phố cảng Thanh Đảo miền đông Trung Quốc.
Thỏa thuận, không ràng buộc về phương diện pháp lý, đưa ra những qui luật khi các chiến hạm đối đầu với nhau. Thỏa thuận cũng bao gồm những biện pháp nhằm nới rộng sự hợp tác hải quân trong vùng.
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi nói ông hy vọng hội nghị sẽ giúp giảm bớt căng thẳng giữa các nước châu Á-Thái Bình Dương.
Ông nói Trung Quốc hy vọng là có thể tăng cường sự hiểu biết và tin cậy giữa các lực lượng hải quân trong vùng và tăng cường sự hợp tác hàng hải và hoàn tất những mục tiêu mong muốn qua những cuộc thảo luận tại hội nghị chuyên đề năm nay.
Dù đặt trọng tâm vào sự hợp tác, hội nghị chuyên đề hai ngày có nhiều phức tạp vì những va chạm giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng.
Trung Quốc từ chối mời Nhật Bản tham gia cuộc tập trận đa quốc gia được tổ chức trong thời gian hội nghị chuyên đề.
Phái đoàn Nhật Bản cũng nói không có kế hoạch họp tay đôi với đối tác Trung Quốc tại hội nghị chuyên đề này.
Mối quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc trở nên căng thẳng vì những tranh chấp ngày càng tăng về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông Trung Hoa. Bắc Kinh cũng bất bình về việc Nhật Bản không chuộc lỗi cho những hành vi tàn ác trước và trong Thế chiến Thứ hai.
Nhiều nước láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là các quốc gia ven Biển Ðông, cáo buộc Bắc Kinh sử dụng chiến thuật chèn ép để khẳng định tuyên bố chủ quyền trên một vùng biển tranh chấp rộng lớn.
Những vụ đụng độ nhỏ thỉnh thoảng xảy ra giữa các tàu tuần tra hay tàu đánh cá của các nước khác nhau.
Một số người lo ngại là những sự kiện như thế có thể một ngày nào đó gây nên những xung đột quân sự rộng lớn hơn.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đứng ra tổ chức Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương, được thành lập vào năm 1987.