HONG KONG —
Chính quyền Hồng Kông cho biết cựu nhân viên an ninh Edward Snowden đã rời khỏi thành phố bán tự trị này của Trung Quốc chỉ vài giờ sau khi chính phủ Mỹ yêu cầu dẫn độ ông. Thông tín viên Ivan Broadhead tường trình chi tiết từ Hồng Kông trong khi nhiều câu hỏi được nêu ra về việc Snowden rời khỏi đây.
Sau một ngày truyền thông râm ran loan tin còn chính quyền thì im lặng, Trưởng quan hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh xác nhận Edward Snowden đã tự động rời thành phố này vào sáng Chủ nhật để đến một quốc gia thứ ba.
Snowden, người đang bị FBI điều tra về việc tiết lộ những hoạt động theo dõi bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, đã lẩn trốn tại Hồng Kông kể từ khi chạy khỏi bang Hawaii (Mỹ) vào ngày 20 tháng 5.
Mặc dù Hồng Kông và Washington có thỏa thuận dẫn độ, ông Lương nói Snowden rời đi "thông qua một kênh hợp pháp và bình thường," và phía Mỹ đã được thông báo.
Phát biểu trên đài truyền hình công RTHK, Giáo sư Luật Eric Cheung thuộc Đại học Hồng Kông đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc Snowden được tự do đi lại.
"Chính quyền Hồng Kông cần phải giải thích cho Mỹ biết lý do vì sao lại cho phép Snowden ra đi dù đã được yêu cầu dẫn độ... Hồng Kông cần đưa ra một lời giải thích thỏa đáng, nếu không Mỹ có thể buộc tội Hồng Kông vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận," ông nói.
Chuyên gia về chính trị Trung Quốc Willy Lam cho hay sự hiện diện Snowden làm đau đầu chính quyền địa phương, vốn có nghĩa vụ giải trình trước Bắc Kinh nhưng lại có quan hệ gần gũi với Washington. Ông Lam nói:
"Tôi không ngạc nhiên nếu Snowden được khuyến khích rời khỏi đây để Hồng Kông tránh được khả năng xảy ra một cuộc chiến pháp lý gay gắt với Mỹ, nếu đúng là Trung Quốc không có ý định giao lại anh ta, một điều rất khả dĩ."
Snowden đã đáp chuyến bay của hãng Aeroflot đến Moscow. Tin tức cho hay sau đó anh sẽ đi tới Venezuela qua ngả Cuba.
Giải thích lý do tại sao chính quyền Hồng Kông không ngăn cản việc Snowden ra đi, ông Lương cho biết chính phủ Mỹ cung cấp thông tin không đầy đủ để ban hành một lệnh bắt giữ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông Emily Lau tỏ ra hoài nghi. Bà nghi ngờ ông Lương hành động theo chỉ thị của Bắc Kinh và lo ngại tới những hệ quả mà công dân Hồng Kông sẽ phải chịu. Bà nói:
"Việc ông Lương không dám lên tiếng lâu như vậy cho thấy ông ta chờ đợi chỉ thị từ Bắc Kinh. Người Mỹ có thể muốn trừng phạt chúng tôi bằng cách không cấp quy chế miễn thị thực chẳng hạn, điều mà Hồng Kông vẫn nỗ lực để có được."
Giới chức Mỹ nói hoạt động theo dõi máy tính và cuộc gọi điện thoại của Cơ quan An ninh Quốc gia đã làm thất bại ít nhất 50 âm mưu khủng bố.
Ông Lương kết thúc phát biểu của mình bằng lời yêu cầu Washington làm rõ cáo buộc của Snowden nói rằng những hệ thống máy tính của Hồng Kông đã bị các cơ quan của Mỹ xâm nhập.
Sau một ngày truyền thông râm ran loan tin còn chính quyền thì im lặng, Trưởng quan hành chính Hồng Kông Lương Chấn Anh xác nhận Edward Snowden đã tự động rời thành phố này vào sáng Chủ nhật để đến một quốc gia thứ ba.
Snowden, người đang bị FBI điều tra về việc tiết lộ những hoạt động theo dõi bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia NSA, đã lẩn trốn tại Hồng Kông kể từ khi chạy khỏi bang Hawaii (Mỹ) vào ngày 20 tháng 5.
Mặc dù Hồng Kông và Washington có thỏa thuận dẫn độ, ông Lương nói Snowden rời đi "thông qua một kênh hợp pháp và bình thường," và phía Mỹ đã được thông báo.
Phát biểu trên đài truyền hình công RTHK, Giáo sư Luật Eric Cheung thuộc Đại học Hồng Kông đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc Snowden được tự do đi lại.
"Chính quyền Hồng Kông cần phải giải thích cho Mỹ biết lý do vì sao lại cho phép Snowden ra đi dù đã được yêu cầu dẫn độ... Hồng Kông cần đưa ra một lời giải thích thỏa đáng, nếu không Mỹ có thể buộc tội Hồng Kông vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận," ông nói.
"Tôi không ngạc nhiên nếu Snowden được khuyến khích rời khỏi đây để Hồng Kông tránh được khả năng xảy ra một cuộc chiến pháp lý gay gắt với Mỹ, nếu đúng là Trung Quốc không có ý định giao lại anh ta, một điều rất khả dĩ."
Snowden đã đáp chuyến bay của hãng Aeroflot đến Moscow. Tin tức cho hay sau đó anh sẽ đi tới Venezuela qua ngả Cuba.
Giải thích lý do tại sao chính quyền Hồng Kông không ngăn cản việc Snowden ra đi, ông Lương cho biết chính phủ Mỹ cung cấp thông tin không đầy đủ để ban hành một lệnh bắt giữ.
Tuy nhiên, Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông Emily Lau tỏ ra hoài nghi. Bà nghi ngờ ông Lương hành động theo chỉ thị của Bắc Kinh và lo ngại tới những hệ quả mà công dân Hồng Kông sẽ phải chịu. Bà nói:
"Việc ông Lương không dám lên tiếng lâu như vậy cho thấy ông ta chờ đợi chỉ thị từ Bắc Kinh. Người Mỹ có thể muốn trừng phạt chúng tôi bằng cách không cấp quy chế miễn thị thực chẳng hạn, điều mà Hồng Kông vẫn nỗ lực để có được."
Giới chức Mỹ nói hoạt động theo dõi máy tính và cuộc gọi điện thoại của Cơ quan An ninh Quốc gia đã làm thất bại ít nhất 50 âm mưu khủng bố.
Ông Lương kết thúc phát biểu của mình bằng lời yêu cầu Washington làm rõ cáo buộc của Snowden nói rằng những hệ thống máy tính của Hồng Kông đã bị các cơ quan của Mỹ xâm nhập.