Một giới chức nhân quyền do Liên hiệp quốc ủy nhiệm đề nghị mở một cuộc điều tra quốc tế về những vi phạm tại Bắc Triều Tiên.
Trong một báo cáo trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, ông Marzuki Darusman nói rằng một cuộc điều tra chính thức về nhân quyền sẽ giúp tạo áp lực đòi Bình Nhưỡng phải cải thiện các điều kiện nhân quyền, mà dư luận đang tin là tồi táệ nhất thế giới.
Mặc dù thông thường thì chính các biện pháp không đủ hữu hiệu trong việc chấm dứt các tội ác chống lại loài người, tăng cường kiểm tra bằng điều tra quốc tế có thể giúp mang lại một biện pháp bảo vệ -- nhất là khi cách làm này đi đôi với khả năng sẽ dẫn đến các cuộc điều tra về tội phạm trong tương lai và hiệu quả của những nỗ lực ngăn cản như vậy có thể tác động lên những cá nhân vi phạm.
Báo cáo mô tả những vụ vi phạm “có hệ thống và rộng khắp” – trong đó có việc ám sát, làm nô lệ, tù đày, tra tấn, ngược đãi vì lý do chính trị và tôn giáo, và biệt tích sau khi bị bắt.
Ðại biểu của Bắc Triều Tiên tại hội đồng nhân quyền có trụ sở ở Geneva, ông Choi Seokyoung nói rằng báo cáo này là một phần của những âm mưu do các nước phương tây cầm đầu nhằm chống lại chính phủ Bình Nhưỡng.
Ông Seokyoung nói: "Báo cáo này sao chép lại những tài liệu không có thật về về tình hình nhân quyền tại nước tôi, được những thế lực thù địch, những tên đào tị, và những kẻ nổi dậy thêu dệt và ngụy tạo. Những cái đó chẳng có gì khác hơn là một công cụ của một âm mưu chính trị nhằm phá hoại hệ thống xã hội của chúng tôi bằng việc bôi nhọ phẩm cách của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và tạo ra một không khí áp lực quốc tế dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền."
Tinh thần ủng hộ cho một cuộc điều tra Liên hiệp quốc đang tăng, một phần là do Nga và Trung Quốc, hai đồng minh truyền thống của Bắc Triều Tiên, đã luân phiên ra khỏi hội đồng nhân quyền.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế.
Ông Darusman nói rằng điều kiện tại Bắc Triều Tiên đã xấu hơn kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền sau khi thân phụ của ông là ông Kim Jong Il qua đời hồi cuối năm 2011.
Trong một báo cáo trình lên Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc, ông Marzuki Darusman nói rằng một cuộc điều tra chính thức về nhân quyền sẽ giúp tạo áp lực đòi Bình Nhưỡng phải cải thiện các điều kiện nhân quyền, mà dư luận đang tin là tồi táệ nhất thế giới.
Mặc dù thông thường thì chính các biện pháp không đủ hữu hiệu trong việc chấm dứt các tội ác chống lại loài người, tăng cường kiểm tra bằng điều tra quốc tế có thể giúp mang lại một biện pháp bảo vệ -- nhất là khi cách làm này đi đôi với khả năng sẽ dẫn đến các cuộc điều tra về tội phạm trong tương lai và hiệu quả của những nỗ lực ngăn cản như vậy có thể tác động lên những cá nhân vi phạm.
Báo cáo mô tả những vụ vi phạm “có hệ thống và rộng khắp” – trong đó có việc ám sát, làm nô lệ, tù đày, tra tấn, ngược đãi vì lý do chính trị và tôn giáo, và biệt tích sau khi bị bắt.
Ðại biểu của Bắc Triều Tiên tại hội đồng nhân quyền có trụ sở ở Geneva, ông Choi Seokyoung nói rằng báo cáo này là một phần của những âm mưu do các nước phương tây cầm đầu nhằm chống lại chính phủ Bình Nhưỡng.
Ông Seokyoung nói: "Báo cáo này sao chép lại những tài liệu không có thật về về tình hình nhân quyền tại nước tôi, được những thế lực thù địch, những tên đào tị, và những kẻ nổi dậy thêu dệt và ngụy tạo. Những cái đó chẳng có gì khác hơn là một công cụ của một âm mưu chính trị nhằm phá hoại hệ thống xã hội của chúng tôi bằng việc bôi nhọ phẩm cách của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và tạo ra một không khí áp lực quốc tế dưới vỏ bọc bảo vệ nhân quyền."
Tinh thần ủng hộ cho một cuộc điều tra Liên hiệp quốc đang tăng, một phần là do Nga và Trung Quốc, hai đồng minh truyền thống của Bắc Triều Tiên, đã luân phiên ra khỏi hội đồng nhân quyền.
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế.
Ông Darusman nói rằng điều kiện tại Bắc Triều Tiên đã xấu hơn kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền sau khi thân phụ của ông là ông Kim Jong Il qua đời hồi cuối năm 2011.