HÀ NỘI —
Ông Bobby Chinn là một người đầu bếp nổi tiếng khắp Á châu với những chương trình nấu ăn trên truyền hình, nhưng tại Việt Nam, nơi ông làm chủ hai nhà hàng, ông đang tìm cách nâng cao nhận thức của công chúng về vấn đề an toàn thực phẩm và thúc đẩy cho việc tiêu thụ thủy hải sản bền vững. Từ Hà Nội, thông tín viên Marianne Brown của đài VOA có bài tường thuật sau đây.
Tại nhà hàng của ông ở Hà Nội, ông Bobby Chinn đã giới thiệu cho các nhà báo một thực đơn được đặt tên là “thực đơn thủy hải sản bền vững.” Một trong các mục tiêu của buổi lễ giới thiệu sáng nay là khuyến khích việc tiêu thụ các loại thủy hải sản, như cá và nghêu, có giấy chứng nhận của Hội đồng quản lý biển (MSC) và Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC).
Những âm thanh tại nhà hàng của ông Bobby Chinn khi ông chuẩn bị nấu một món cá, với loại cá ngừ mà ngư dân đã đánh bắt với một loại lưỡi câu đặc biệt không gây nguy hiểm cho loài rùa biển đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Thúc đẩy của ông còn bao gồm những loại nghêu sò được nuôi trồng bằng những phương pháp thân thiện với môi trường.
Thông điệp chính là nạn đánh bắt thủy hải sản quá độ, nhưng sự kiện mà ông Chinn tổ chức cũng nêu bật một vấn đề mà người tiêu thụ ở Việt Nam đang phải đối mặt và được truyền thông trong nước đề cập tới rất nhiều. Ông Chinn cho biết như sau về vấn đề này.
"Điều mà tôi trải nghiệm trong 18 năm làm nghề đầu bếp là tôi không biết những sản phẩm này từ đâu mà tới. Quí vị có thể nói rằng thịt bò này là của Mỹ và trên đó có đóng dấu, nhưng đó có thể không phải là thịt bò Mỹ. Ở Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta đã phát giác là 80% các loại bún, phở bị cho thêm các loại hóa chất độc hại để giữ cho trắng. Quả thật đã tới lúc phải có sự thay đổi."
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản nhiều nhất thế giới, với số cá da trơn xuất khẩu chiếm khoảng 90% thị trường thế giới.
Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên chương trình Nuôi trồng thủy sản của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, nói rằng tuy không phải tất cả những sản phẩm xuất khẩu đều có nhãn hiệu ghi rõ là sản phẩm đó có giấy chứng nhận hay không, nhưng các chuyên viên trong ngành thừa nhận là những sản phẩm với nhãn hiệu có nhiều thông tin đang ngày càng được người tiêu thụ ưa thích.
"Vấn đề thiếu thông tin về xuất xứ và thành phần của các loại thực phẩm là một vấn đề lớn đối với những người tiêu thụ ở Việt Nam, trong đó có rất nhiều người cảm thấy lo lắng về việc sử dụng quá độ thuốc trừ sâu trong các loại rau trái và việc lạm dụng thuốc kháng sinh và chất formaldehyde trong các loại thịt."
Tháng trước, nhiều người ở tỉnh Lào Cai đã phải vào bệnh viện chữa trị sau khi ăn cá khô có hàm lượng histamine cao gần 50 lần hàm lượng cho phép.
Những vụ ngộ độc thực phẩm được cho là phát sinh từ việc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh không được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thủ tục chứng nhận được áp dụng cho người tiêu thụ trong nước.
Ông Nguyễn Tiến Chương của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho biết thêm như sau.
Ông Bobby Chinn cho biết việc thiếu thông tin cho người tiêu thụ cũng là một vấn đề làm cho những người nấu bếp nhức đầu.
"Tôi chỉ có một số rất ít các nhà cung ứng và lúc nào tôi cũng cảm thấy lo ngại, không biết là họ có cung cấp cho tôi những thứ mà tôi yêu cầu họ cung cấp hay không. Nhưng tất cả mọi nhà hàng, mọi khách sạn, và mọi người tiêu thụ ai nấy cũng có chung một vấn đề như vậy."
Tuy nhiều khách hàng đến ăn ở nhà hàng ông là người nước ngoài, ông Chinn nói rằng ông hy vọng thực đơn mới của ông sẽ thúc đẩy người tiêu thụ chú ý nhiều hơn tới vấn đề xuất xứ của các loại thực phẩm. Ông nói thêm rằng những người đầu bếp ở Việt Nam cần được giáo dục tốt hơn và bắt đầu chứng tỏ sự quan tâm nhiều hơn về những gì mà họ nấu cho khách hàng của mình.
Tại nhà hàng của ông ở Hà Nội, ông Bobby Chinn đã giới thiệu cho các nhà báo một thực đơn được đặt tên là “thực đơn thủy hải sản bền vững.” Một trong các mục tiêu của buổi lễ giới thiệu sáng nay là khuyến khích việc tiêu thụ các loại thủy hải sản, như cá và nghêu, có giấy chứng nhận của Hội đồng quản lý biển (MSC) và Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC).
Những âm thanh tại nhà hàng của ông Bobby Chinn khi ông chuẩn bị nấu một món cá, với loại cá ngừ mà ngư dân đã đánh bắt với một loại lưỡi câu đặc biệt không gây nguy hiểm cho loài rùa biển đang gặp nguy cơ tuyệt chủng. Thúc đẩy của ông còn bao gồm những loại nghêu sò được nuôi trồng bằng những phương pháp thân thiện với môi trường.
Thông điệp chính là nạn đánh bắt thủy hải sản quá độ, nhưng sự kiện mà ông Chinn tổ chức cũng nêu bật một vấn đề mà người tiêu thụ ở Việt Nam đang phải đối mặt và được truyền thông trong nước đề cập tới rất nhiều. Ông Chinn cho biết như sau về vấn đề này.
"Điều mà tôi trải nghiệm trong 18 năm làm nghề đầu bếp là tôi không biết những sản phẩm này từ đâu mà tới. Quí vị có thể nói rằng thịt bò này là của Mỹ và trên đó có đóng dấu, nhưng đó có thể không phải là thịt bò Mỹ. Ở Việt Nam trong những năm gần đây chúng ta đã phát giác là 80% các loại bún, phở bị cho thêm các loại hóa chất độc hại để giữ cho trắng. Quả thật đã tới lúc phải có sự thay đổi."
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu thủy hải sản nhiều nhất thế giới, với số cá da trơn xuất khẩu chiếm khoảng 90% thị trường thế giới.
Ông Ngô Tiến Chương, Điều phối viên chương trình Nuôi trồng thủy sản của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, nói rằng tuy không phải tất cả những sản phẩm xuất khẩu đều có nhãn hiệu ghi rõ là sản phẩm đó có giấy chứng nhận hay không, nhưng các chuyên viên trong ngành thừa nhận là những sản phẩm với nhãn hiệu có nhiều thông tin đang ngày càng được người tiêu thụ ưa thích.
"Vấn đề thiếu thông tin về xuất xứ và thành phần của các loại thực phẩm là một vấn đề lớn đối với những người tiêu thụ ở Việt Nam, trong đó có rất nhiều người cảm thấy lo lắng về việc sử dụng quá độ thuốc trừ sâu trong các loại rau trái và việc lạm dụng thuốc kháng sinh và chất formaldehyde trong các loại thịt."
Tháng trước, nhiều người ở tỉnh Lào Cai đã phải vào bệnh viện chữa trị sau khi ăn cá khô có hàm lượng histamine cao gần 50 lần hàm lượng cho phép.
Những vụ ngộ độc thực phẩm được cho là phát sinh từ việc các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh không được chấp hành một cách nghiêm chỉnh, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thủ tục chứng nhận được áp dụng cho người tiêu thụ trong nước.
Ông Nguyễn Tiến Chương của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên cho biết thêm như sau.
Ông Bobby Chinn cho biết việc thiếu thông tin cho người tiêu thụ cũng là một vấn đề làm cho những người nấu bếp nhức đầu.
"Tôi chỉ có một số rất ít các nhà cung ứng và lúc nào tôi cũng cảm thấy lo ngại, không biết là họ có cung cấp cho tôi những thứ mà tôi yêu cầu họ cung cấp hay không. Nhưng tất cả mọi nhà hàng, mọi khách sạn, và mọi người tiêu thụ ai nấy cũng có chung một vấn đề như vậy."
Tuy nhiều khách hàng đến ăn ở nhà hàng ông là người nước ngoài, ông Chinn nói rằng ông hy vọng thực đơn mới của ông sẽ thúc đẩy người tiêu thụ chú ý nhiều hơn tới vấn đề xuất xứ của các loại thực phẩm. Ông nói thêm rằng những người đầu bếp ở Việt Nam cần được giáo dục tốt hơn và bắt đầu chứng tỏ sự quan tâm nhiều hơn về những gì mà họ nấu cho khách hàng của mình.