Một tòa án ở Việt Nam đã tuyên các án tù cho 3 blogger về tội viết các bài chỉ trích chính phủ Việt Nam, trong hành động trấn áp mới nhất nhắm vào giới bất đồng bày tỏ ý kiến trên mạng tại quốc gia Ðông Nam Á này.
Hoa Kỳ hết sức lo ngại về các bản án tuyên cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Nguyễn văn Hải, tức Ðiếu Cày, là những người dường như không làm gì khác hơn là thể hiện quyền tự do phát biểu của họ.
Các bản án nặng từ 5 đến 12 năm tù, được đưa ra sau các lệnh quản thúc tại gia, dường như nhắm mục đích không những trừng phạt các bị can về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước,” mà còn để bóp nghẹt giới bất đồng và hăm dọa những người có ý định bầy tỏ các quan điểm chỉ trích chính phủ.
Việc sử dụng Internet đã gia tăng mau chóng ở Việt Nam với khoảng 34% trong khối 90 triệu dân nay quay ra internet để tìm kiếm tin tức, thông tin và giao tiếp xã hội. 3 bị can là thành viện của một nhóm tự gọi là Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, dã góp phần đáp lại mối quan tâm này với các bài viết về các vấn đề chính trị, kinh tế và xã hội.
Vì các hạn chế nghiêm ngặt đối với tự do báo chí ở Việt Nam, Internet đã trở thành một phương tiện thường dùng của giới bất đồng để phổ biến quan điểm và việc họ bị bắt giữ là sự kiện thông thường.
Bỏ tù dân chúng chỉ vì thực thi quyền tự do phát biểu là đi ngược lại với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và chính trị cũng như không phù hợp với Bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, cả hai đều đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận. Các bản án này một lần nữa là một sự vi phạm quyền tự do đó.
Một nền báo chí tự do, kể cả truyền thông trên mạng, là cấp thiết cho một xã hội cởi mở và công bằng. Chính phủ Việt Nam phải tuân hành các nghĩa vụ quốc tế và trả tự do cho 3 blogger này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm.
* Bài xã luận 'Ðàn áp internet tiếp diễn tại Việt Nam' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ hết sức lo ngại về các bản án tuyên cho các blogger Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải và Nguyễn văn Hải, tức Ðiếu Cày, là những người dường như không làm gì khác hơn là thể hiện quyền tự do phát biểu của họ.
Các bản án nặng từ 5 đến 12 năm tù, được đưa ra sau các lệnh quản thúc tại gia, dường như nhắm mục đích không những trừng phạt các bị can về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước,” mà còn để bóp nghẹt giới bất đồng và hăm dọa những người có ý định bầy tỏ các quan điểm chỉ trích chính phủ.
Vì các hạn chế nghiêm ngặt đối với tự do báo chí ở Việt Nam, Internet đã trở thành một phương tiện thường dùng của giới bất đồng để phổ biến quan điểm và việc họ bị bắt giữ là sự kiện thông thường.
Bỏ tù dân chúng chỉ vì thực thi quyền tự do phát biểu là đi ngược lại với Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và chính trị cũng như không phù hợp với Bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, cả hai đều đã được chính phủ Việt Nam chấp thuận. Các bản án này một lần nữa là một sự vi phạm quyền tự do đó.
Một nền báo chí tự do, kể cả truyền thông trên mạng, là cấp thiết cho một xã hội cởi mở và công bằng. Chính phủ Việt Nam phải tuân hành các nghĩa vụ quốc tế và trả tự do cho 3 blogger này, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm.
* Bài xã luận 'Ðàn áp internet tiếp diễn tại Việt Nam' phản ánh quan điểm chính thức của chính phủ Hoa Kỳ.