Các nhà thương thuyết của Iran và 6 cường quốc thế giới đang tiến hành một cuộc đàm phán mới về chương trình hạt nhân của Tehran. Cuộc họp trong hai ngày thứ ba và thứ tư ở Geneve diễn ra trong bầu không khí mà bà Catherine Ashton, người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên hiệp Âu châu, mô tả là “lạc quan dè dặt.” Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên Jeff Seldin của đài VOA.
Các tờ báo ở Tehran hôm nay đồng loạt bày tỏ lạc quan về triển vọng có được tiến bộ trong cuộc đàm phán mới nhất giữa Iran và các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của Iran.
Nhưng trên đài truyền hình Iran, ông Abbas Araghchi, nhà thương thuyết hàng đầu của nước này về vấn đề hạt nhân, đã đưa ra một dấu hiệu lẫn lộn.
"Chúng tôi sẽ không để cho việc tinh luyện uranium bị ngưng chỉ, cho dù là một ngày. Tôi muốn nói tới bản thân của hoạt động tinh luyện, nhưng vấn đề tinh luyện bao nhiêu và tới mức nào là vấn đề có thể thương lượng được."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nói rõ là Washington và các nước Tây phương khác muốn Iran chứng tỏ thiện chí bằng hành động.
"Ngôn từ không tạo ra một sự khác biệt. Chỉ có hành động mới tạo ra sự khác biệt."
Trong lúc Iran bày tỏ thiện chí thỏa hiệp, các nhà phân tích - như ông David Albright của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, vẫn có thái độ nghi ngờ.
"Đó là một phần của vấn đề hiện nay. Chúng ta vẫn chưa biết là họ có ý định điều đình về một việc nào đó hay không. Tôi nghĩ rằng nếu Iran tán thành một việc nào đó trong các đề tài được thảo luận tại bàn hộïi nghị thì đó sẽ là một việc rất hữu ích."
Nhưng các nhà thương thuyết của Iran có lẽ sẽ không tán thành bất kỳ điều gì một cách dễ dàng, và thay vào đó, có thể họ sẽ tìm cách để giành ưu thế.
Về việc này, ông Michael Singh, một nhà phân tích của Viện Washington, cho biết như sau.
"Họ có thể tiếp cận vấn đề này không phải chỉ với các cuộc thương thuyết mà thôi mà còn với áp lực của chính họ. Và vì thế chúng ta nên lưu ý tới vấn đề là phải chăng Iran sẽ làm gia tăng những mối căng thẳng trong khu vực, thí dụ như ở Vịnh ba Tư và thậm chí ở Syria và Iraq."
Các nhà quan sát nói rằng những hành động như vậy mang lại nhiều rủi ro cho Iran, đặc biệt là vì kinh tế của nước này đang bị khốn đốn vì các biện pháp chế tài quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Danielle Pletka của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, tại một nước mà khẩu hiệu “Đả đảo nước Mỹ” thường được hô to trong những buổi lễ cầu nguyện ngày thứ 6, các nhà lãnh đạo Iran có lẽ không cảm thấy sức ép đòi họ đạt được một thỏa hiệp với Tây phương. Ông Pletka nói thêm như sau.
"Nếu họ sẵn lòng làm những gì cần phải làm thì thật là tuyệt vời. Trong 20 năm qua câu trả lời cho câu hỏi đó là họ không muốn làm."
Trong lúc một số người hy vọng có được thỏa hiệp, các nhà thương thuyết cảnh báo là tiến bộ của cuộc đàm phán có thể sẽ rất chậm chạp.
Các tờ báo ở Tehran hôm nay đồng loạt bày tỏ lạc quan về triển vọng có được tiến bộ trong cuộc đàm phán mới nhất giữa Iran và các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân của Iran.
Nhưng trên đài truyền hình Iran, ông Abbas Araghchi, nhà thương thuyết hàng đầu của nước này về vấn đề hạt nhân, đã đưa ra một dấu hiệu lẫn lộn.
"Chúng tôi sẽ không để cho việc tinh luyện uranium bị ngưng chỉ, cho dù là một ngày. Tôi muốn nói tới bản thân của hoạt động tinh luyện, nhưng vấn đề tinh luyện bao nhiêu và tới mức nào là vấn đề có thể thương lượng được."
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã nói rõ là Washington và các nước Tây phương khác muốn Iran chứng tỏ thiện chí bằng hành động.
"Ngôn từ không tạo ra một sự khác biệt. Chỉ có hành động mới tạo ra sự khác biệt."
Trong lúc Iran bày tỏ thiện chí thỏa hiệp, các nhà phân tích - như ông David Albright của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế, vẫn có thái độ nghi ngờ.
"Đó là một phần của vấn đề hiện nay. Chúng ta vẫn chưa biết là họ có ý định điều đình về một việc nào đó hay không. Tôi nghĩ rằng nếu Iran tán thành một việc nào đó trong các đề tài được thảo luận tại bàn hộïi nghị thì đó sẽ là một việc rất hữu ích."
Nhưng các nhà thương thuyết của Iran có lẽ sẽ không tán thành bất kỳ điều gì một cách dễ dàng, và thay vào đó, có thể họ sẽ tìm cách để giành ưu thế.
Về việc này, ông Michael Singh, một nhà phân tích của Viện Washington, cho biết như sau.
"Họ có thể tiếp cận vấn đề này không phải chỉ với các cuộc thương thuyết mà thôi mà còn với áp lực của chính họ. Và vì thế chúng ta nên lưu ý tới vấn đề là phải chăng Iran sẽ làm gia tăng những mối căng thẳng trong khu vực, thí dụ như ở Vịnh ba Tư và thậm chí ở Syria và Iraq."
Các nhà quan sát nói rằng những hành động như vậy mang lại nhiều rủi ro cho Iran, đặc biệt là vì kinh tế của nước này đang bị khốn đốn vì các biện pháp chế tài quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông Danielle Pletka của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, tại một nước mà khẩu hiệu “Đả đảo nước Mỹ” thường được hô to trong những buổi lễ cầu nguyện ngày thứ 6, các nhà lãnh đạo Iran có lẽ không cảm thấy sức ép đòi họ đạt được một thỏa hiệp với Tây phương. Ông Pletka nói thêm như sau.
"Nếu họ sẵn lòng làm những gì cần phải làm thì thật là tuyệt vời. Trong 20 năm qua câu trả lời cho câu hỏi đó là họ không muốn làm."
Trong lúc một số người hy vọng có được thỏa hiệp, các nhà thương thuyết cảnh báo là tiến bộ của cuộc đàm phán có thể sẽ rất chậm chạp.