TÒA BẠCH ỐC —
Sau khi chính thức tuyên thệ nhậm chức vào nhiệm kỳ thứ nhì tại Tòa Bạch Ốc trong một buổi lễ ngắn, theo quy định của hiến pháp Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama và Phó Tổng thống Joe Biden sẽ xuất hiện tại trụ sở Quốc Hội hôm nay trong một buổi lễ chính thức trước công chúng khi hai ông lập lại lời tuyên thệ nhậm chức trước hàng trăm ngàn người ở quảng trường quốc gia Washington. Thông tín viên VOA Dan Robinson tại Tòa Bạch Ốc ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Đám đông sẽ không lên đến con số 1 triệu 300 ngàn người đã chứng kiến vị tổng thống Mỹ gốc Phi châu đầu tiên tuyên thệ nhậm chức vào năm 2009, nhưng theo dự kiến hơn 600 ngàn người sẽ đứng chật kín quảng trường khổng lồ kéo dài từ trụ sở Quốc Hội tới đài kỷ niệm Tổng thống Lincoln.
Ông Obama và phó tổng thống Biden bắt đầu ngày tại nhà thờ St.John ở thủ đô, nơi các nhà đứng đầu ngành hành pháp đã dự các thánh lễ trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.
Sau đó hai ông sẽ đến trụ sở Quốc Hội. Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts sẽ cử hành lễ tuyên thệ nhậm chức cho tổng thống. Thẩm phán Tối cao Pháp viện gốc Mỹ Latin đầu tiên, bà Sonia Sotomayor sẽ làm lễ tuyên thệ cho ông Biden.
Tổng thống Obama sẽ đặt tay lên hai cuốn Thánh Kinh, một cuốn Tổng thống Abraham Lincoln đã từng sử dụng trong lễ nhậm chức năm 1861, và cuốn kia là của nhà lãnh đạo tranh đấu cho dân quyền đã quá cố, Tiến sĩ Martin Luther King, Jr. Lễ nhậm chức năm nay diễn ra trùng với ngày quốc lễ tưởng niệm Tiến sĩ King.
Năm nay cũng đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc diễn hành đòi dân quyền năm 1963 ở thủ đô Washington và kỷ niệm 150 năm bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Lincoln đã khơi mào cho tiến trình giải phóng nô lệ ở Mỹ.
Người đọc lời cầu nguyện sẽ là bà Myrlie Evers-Williams, bà quả phụ của nhà lãnh đạo dân quyền bị sát hại Medger Evers, bị ám sát cách đây 50 năm ở tiểu bang Mississippi miền nam Hoa Kỳ.
Theo hiến định,Tổng thống Hoa Kỳ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, vì thế ông Obama đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa Bạch Ốc hôm chủ nhật. Phu nhân tổng thống, bà Michelle, đã cầm một cuốn Thánh Kinh của gia đình để ông Obama lập lại lời tuyên thệ nhậm chức do Chánh án Roberts tuyên đọc.
Buổi lễ nhậm chức công khai hôm nay sẽ có phần trình diễn ca nhạc của các nghệ sĩ James Taylor, Kelly Clarkson và Beyonce, và một bài thơ của thi sĩ Mỹ gốc Cuba Richard Blanco. Ông Obama và Phó tổng thống Biden sẽ dự một tiệc trưa theo truyền thống ở trụ sở Quốc Hội, và sau đó dự lễ diễn hành nhậm chức đến Tòa Bạch Ốc. Vào xế hôm nay, họ sẽ dự hai buổi dạ vũ nhân ngày nhậm chức.
Sau khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu và chật vật đối phó với vụ khủng hoảng tài chính tệ hại nhất sau cuộc Ðại suy thoái, ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trong bầu không khí vừa lạc quan vừa bi quan về hướng đi của đất nước.
Các cuộc thăm dò công luận cho thấy có sự lạc quan hơn về những gì ông có thể hoàn thành trong nhiệm kỳ thứ hai. Đa số người dân Mỹ có quan điểm tán thành tổng thống.
Nhưng chưa đầy phân nửa dân chúng tin rằng ông Obama và các đảng viên Cộng Hoà đối lập có thể chấm dứt tình trạng cãi cọ có tính cách đảng pháp để đặt ưu tiên vào việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và sửa sai các vấn đề tài chính.
Ông John Hudak là một chuyên gia về chính quyền của Viện Brookings. Ông nói ông Obama có thể bớt quan ngại hơn về di sản của mình và chú ý nhiều hơn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ.
Ông Hudak nói: “Tôi nghĩ về nhiều mặt điều mà tổng thống sẽ được biết đến nhiều nhất đã xảy ra rồi: bộ luật về chăm sóc y tế, rút quân ra khỏi Iraq và nhiều lãnh vực khác. Ðiều ông trông đợi làm được vào lúc này là giải quyết các vấn đề.”
Các vị phụ tá nói ông Obama đã hiệu đính và hoàn chỉnh bài diễn văn nhậm chức. Tòa Bạch Ốc dự kiến sẽ công bố các trích đoạn trước khi ông phát biểu.
Trong khi ông có thể đề cập đến tình trạng bế tắc chính trị ở Washington, theo dự kiến ông Obama sẽ không có luận điệu đối đầu trong bài phát biểu.
Trong các nhận định với các ủng hộ viên vào khuya chủ nhật, ông Obama nói về ý nghĩa lễ nhậm chức đối với ông.
Tổng thống Obama: “Ðiều mà lễ nhậm chức nhắc nhở chúng ta là vai trò mà chúng ta đóng trong tư cách đồng bào trong việc thăng tiến lợi ích chung, ngay cả trong khi chúng ta thực hiện các trách nhiệm các nhân, tinh thần là có một điều lớn hơn cả cá nhân chúng ta, nó định hình và đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.”
Bài phát biểu nhậm chức của ông Obama được công bố khoảng 3 tuần trước bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang vào ngày 12 tháng 2 trước lưỡng viện Quốc hội, một bài bài phát biểu thường được dùng để trình bầy các mục tiêu cụ thể về chính sách.
Nghị trình nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama bao gồm việc tiếp tục công cuộc phục hồi kinh tế, cải cách luật di trú Hoa Kỳ, luật về kiểm soát súng ống và thực hiện việc giảm bớt quân số tác chiến của Hoa Kỳ ở Afghanistan.
Đám đông sẽ không lên đến con số 1 triệu 300 ngàn người đã chứng kiến vị tổng thống Mỹ gốc Phi châu đầu tiên tuyên thệ nhậm chức vào năm 2009, nhưng theo dự kiến hơn 600 ngàn người sẽ đứng chật kín quảng trường khổng lồ kéo dài từ trụ sở Quốc Hội tới đài kỷ niệm Tổng thống Lincoln.
Ông Obama và phó tổng thống Biden bắt đầu ngày tại nhà thờ St.John ở thủ đô, nơi các nhà đứng đầu ngành hành pháp đã dự các thánh lễ trong suốt lịch sử Hoa Kỳ.
Sau đó hai ông sẽ đến trụ sở Quốc Hội. Chánh án Tối cao Pháp viện John Roberts sẽ cử hành lễ tuyên thệ nhậm chức cho tổng thống. Thẩm phán Tối cao Pháp viện gốc Mỹ Latin đầu tiên, bà Sonia Sotomayor sẽ làm lễ tuyên thệ cho ông Biden.
Năm nay cũng đánh dấu kỷ niệm 50 năm cuộc diễn hành đòi dân quyền năm 1963 ở thủ đô Washington và kỷ niệm 150 năm bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ của Tổng thống Lincoln đã khơi mào cho tiến trình giải phóng nô lệ ở Mỹ.
Người đọc lời cầu nguyện sẽ là bà Myrlie Evers-Williams, bà quả phụ của nhà lãnh đạo dân quyền bị sát hại Medger Evers, bị ám sát cách đây 50 năm ở tiểu bang Mississippi miền nam Hoa Kỳ.
Theo hiến định,Tổng thống Hoa Kỳ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1, vì thế ông Obama đã tuyên thệ nhậm chức tại Tòa Bạch Ốc hôm chủ nhật. Phu nhân tổng thống, bà Michelle, đã cầm một cuốn Thánh Kinh của gia đình để ông Obama lập lại lời tuyên thệ nhậm chức do Chánh án Roberts tuyên đọc.
Sau khi bắt đầu nhiệm kỳ đầu và chật vật đối phó với vụ khủng hoảng tài chính tệ hại nhất sau cuộc Ðại suy thoái, ông Obama bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai trong bầu không khí vừa lạc quan vừa bi quan về hướng đi của đất nước.
Các cuộc thăm dò công luận cho thấy có sự lạc quan hơn về những gì ông có thể hoàn thành trong nhiệm kỳ thứ hai. Đa số người dân Mỹ có quan điểm tán thành tổng thống.
Nhưng chưa đầy phân nửa dân chúng tin rằng ông Obama và các đảng viên Cộng Hoà đối lập có thể chấm dứt tình trạng cãi cọ có tính cách đảng pháp để đặt ưu tiên vào việc giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp và sửa sai các vấn đề tài chính.
Ông John Hudak là một chuyên gia về chính quyền của Viện Brookings. Ông nói ông Obama có thể bớt quan ngại hơn về di sản của mình và chú ý nhiều hơn đến việc hoàn thành các nhiệm vụ.
Ông Hudak nói: “Tôi nghĩ về nhiều mặt điều mà tổng thống sẽ được biết đến nhiều nhất đã xảy ra rồi: bộ luật về chăm sóc y tế, rút quân ra khỏi Iraq và nhiều lãnh vực khác. Ðiều ông trông đợi làm được vào lúc này là giải quyết các vấn đề.”
Trong khi ông có thể đề cập đến tình trạng bế tắc chính trị ở Washington, theo dự kiến ông Obama sẽ không có luận điệu đối đầu trong bài phát biểu.
Trong các nhận định với các ủng hộ viên vào khuya chủ nhật, ông Obama nói về ý nghĩa lễ nhậm chức đối với ông.
Tổng thống Obama: “Ðiều mà lễ nhậm chức nhắc nhở chúng ta là vai trò mà chúng ta đóng trong tư cách đồng bào trong việc thăng tiến lợi ích chung, ngay cả trong khi chúng ta thực hiện các trách nhiệm các nhân, tinh thần là có một điều lớn hơn cả cá nhân chúng ta, nó định hình và đem lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta.”
Bài phát biểu nhậm chức của ông Obama được công bố khoảng 3 tuần trước bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang vào ngày 12 tháng 2 trước lưỡng viện Quốc hội, một bài bài phát biểu thường được dùng để trình bầy các mục tiêu cụ thể về chính sách.
Nghị trình nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama bao gồm việc tiếp tục công cuộc phục hồi kinh tế, cải cách luật di trú Hoa Kỳ, luật về kiểm soát súng ống và thực hiện việc giảm bớt quân số tác chiến của Hoa Kỳ ở Afghanistan.