Nhật Bản đang đưa đại sứ nước họ trở lại Nam Triều Tiên, một tuần sau khi triệu hồi ông về nước sau một vụ tranh chấp chủ quyền căng thẳng giữa hai nước láng giềng châu Á.
Ngoại trưởng Koichiro Gemba ngày hôm nay cho biết đại sứ Masatoshi Muto sẽ trở lại Seoul để giúp giải quyết tranh chấp về nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Takeshima và Nam Triều Tiên gọi là Dokdo.
Tokyo đã triệu hồi đại sứ hồi tuần trước để phản đối chuyến thăm của Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak tới nhóm đảo chiến lược được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào xung quanh.
Hôm thứ Ba, Nam Triều Tiên đã bác bỏ một đề xuất của Nhật Bản yêu cầu đưa vụ tranh chấp đã kéo dài nhiều thập niên lên Tòa án Tư pháp Quốc tế, ICJ. Tuy nhiên, ICJ sẽ chỉ có thể thụ lý vụ việc nếu cả hai nước đồng ý.
Bất đồng cũng đã làm tổn hại tới các cuộc đàm phán giữ Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Lee vốn đã được hoạch định vào tháng tới bên lề một Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Tomohiko Taniguchi, một cựu giới chức ngoại giao Nhật Bản và là một giáo sư tại các trường đại học Keio và Meiji, nói với đài VOA rằng có phần chắc các cuộc hội đàm này sẽ không diễn ra.
Tokyo cũng được cho là đang cân nhắc việc hủy bỏ một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sắp hết hạn với Nam Triều Tiên, cũng như một số hoạt động kinh tế và ngoại giao khác để đáp trả chuyến thăm của ông Lee đến nhóm đảo này.
Nhưng ông Taniguchi cho rằng bất cứ hành động nào mà Nhật Bản thực hiện có phần chắc sẽ là những hành động không đáng kể và phần lớn chỉ mang tính biểu tượng bởi sự lệ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai nước vốn tự hào có các qua hệ thương mại mạnh mẽ.
Những hòn đảo phần lớn không có người ở đã nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nam Triều Tiên kể từ khi chấm dứt chế độ cai trị thuộc địa của Nhật Bản sau Thế chiến Thứ Hai. http://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Ngoại trưởng Koichiro Gemba ngày hôm nay cho biết đại sứ Masatoshi Muto sẽ trở lại Seoul để giúp giải quyết tranh chấp về nhóm đảo mà Nhật Bản gọi là Takeshima và Nam Triều Tiên gọi là Dokdo.
Tokyo đã triệu hồi đại sứ hồi tuần trước để phản đối chuyến thăm của Tổng thống Nam Triều Tiên Lee Myung-bak tới nhóm đảo chiến lược được cho là có trữ lượng dầu khí dồi dào xung quanh.
Hôm thứ Ba, Nam Triều Tiên đã bác bỏ một đề xuất của Nhật Bản yêu cầu đưa vụ tranh chấp đã kéo dài nhiều thập niên lên Tòa án Tư pháp Quốc tế, ICJ. Tuy nhiên, ICJ sẽ chỉ có thể thụ lý vụ việc nếu cả hai nước đồng ý.
Bất đồng cũng đã làm tổn hại tới các cuộc đàm phán giữ Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Tổng thống Lee vốn đã được hoạch định vào tháng tới bên lề một Diễn đàn Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
Ông Tomohiko Taniguchi, một cựu giới chức ngoại giao Nhật Bản và là một giáo sư tại các trường đại học Keio và Meiji, nói với đài VOA rằng có phần chắc các cuộc hội đàm này sẽ không diễn ra.
Tokyo cũng được cho là đang cân nhắc việc hủy bỏ một thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sắp hết hạn với Nam Triều Tiên, cũng như một số hoạt động kinh tế và ngoại giao khác để đáp trả chuyến thăm của ông Lee đến nhóm đảo này.
Nhưng ông Taniguchi cho rằng bất cứ hành động nào mà Nhật Bản thực hiện có phần chắc sẽ là những hành động không đáng kể và phần lớn chỉ mang tính biểu tượng bởi sự lệ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa hai nước vốn tự hào có các qua hệ thương mại mạnh mẽ.
Những hòn đảo phần lớn không có người ở đã nằm dưới sự kiểm soát thực tế của Nam Triều Tiên kể từ khi chấm dứt chế độ cai trị thuộc địa của Nhật Bản sau Thế chiến Thứ Hai. http://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US