BẮC KINH —
Đặc sứ hàng đầu của Washington về Bắc Triều Tiên hối thúc Bình Nhưỡng trả tự do cho hai công dân đang bị giam. Lời kêu gọi được đưa ra vài ngày sau khi có tin cho biết Bắc Triều Tiên hồi gần đây đã câu lưu một công dân Mỹ 85 tuổi, sau khi đã giam cầm ông Kenneth Bae, một nhà truyền giáo Ki-tô người Mỹ gốc Triều Tiên. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide gởi về bài tường thuật sau đây.
Tin tức của các cơ quan truyền thông cho biết ông Merill Newman, một cựu quân nhân Mỹ từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, đã bị bắt từ phi cơ hồi tháng trước trong lúc ông chuẩn bị rời khỏi Bắc Triều Tiên.
Chính phủ Mỹ chưa trực tiếp xác nhận vụ bắt giữ đó, viện dẫn các luật lệ về quyền riêng tư, và Bắc Triều Tiên chưa bình luận gì về việc này.
Phát biểu với báo chí tại Bắc Kinh ngày hôm nay, Đại diện Đặc biệt của Mỹ về vấn đề Bắc Triều Tiên, ông Glyn Davies, hối thúc Bình Nhưỡng cân nhắc một cách kỹ lưỡng về hai trường hợp này và nói rằng số phận của người Mỹ ở nước ngoài là một mối quan tâm cốt lõi của Washington.
"Dĩ nhiên chúng tôi đang kêu gọi Bắc Triều Tiên, như trong trong trường hợp của ông Kenneth Bae, là người đã bị giam ở đó trong hơn một năm nay, hãy giải quyết vấn đề và để cho công dân của chúng tôi được tự do."
Đặc sứ Davies đang thực hiện chuyến công du Á châu trong tuần này trong lúc có một cuộc vận động mới để thực hiện lại cuộc đàm phán bị bế tắc từ lâu về việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ông Davies không vạch ra một lằn ranh rõ ràng giữa hai vụ này với những nỗ lực rộng lớn hơn của quốc tế, nhưng những vụ này là một trong những thí dụ của những vấn đề gây cản trở cho việc thực hiện lại cuộc đàm phán hạt nhân với Bắc Triều Tiên.
Ông Davies cho biết cuộc thảo luận tại Bắc Kinh giữa ông với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Võ Đại Vĩ có nhiều thành quả. Nhưng chưa có dấu hiệu rõ rệt về việc thực hiện lại cuộc đàm phán qui tụ hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga.
"Điều này thật sự tùy thuộc vào quyết định của Bắc Triều Tiên. Chính Bắc Triều Tiên là phe không thật sự muốn có tiến bộ có ý nghĩa về vấn đề hạt nhân. Và trước khi chúng tôi nhận thấy sự thể hiện của thái độ nghiêm túc của Bắc Triều Tiên, thì thật khó để cho tôi có thể biết được triển vọng của việc quay lại với cuộc đàm phán 6 bên."
Trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên đã nói tới việc thực hiện lại một số chương trình hạt nhân trong lúc tiếp tục đưa ra những đề nghị mới để quay lại với cuộc đàm phán 6 bên. Bình Nhưỡng cũng nhấn mạnh tới chính sách một song hành là phát triển hạt nhân và phát triển kinh tế cùng một lúc.
Bắc Triều Tiên rút khỏi cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2009 và nói rằng họ sẵn sàng quay lại bàn đàm phán nếu không có điều kiện tiên quyết nào.
Tin tức của các cơ quan truyền thông cho biết ông Merill Newman, một cựu quân nhân Mỹ từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, đã bị bắt từ phi cơ hồi tháng trước trong lúc ông chuẩn bị rời khỏi Bắc Triều Tiên.
Chính phủ Mỹ chưa trực tiếp xác nhận vụ bắt giữ đó, viện dẫn các luật lệ về quyền riêng tư, và Bắc Triều Tiên chưa bình luận gì về việc này.
Phát biểu với báo chí tại Bắc Kinh ngày hôm nay, Đại diện Đặc biệt của Mỹ về vấn đề Bắc Triều Tiên, ông Glyn Davies, hối thúc Bình Nhưỡng cân nhắc một cách kỹ lưỡng về hai trường hợp này và nói rằng số phận của người Mỹ ở nước ngoài là một mối quan tâm cốt lõi của Washington.
"Dĩ nhiên chúng tôi đang kêu gọi Bắc Triều Tiên, như trong trong trường hợp của ông Kenneth Bae, là người đã bị giam ở đó trong hơn một năm nay, hãy giải quyết vấn đề và để cho công dân của chúng tôi được tự do."
Đặc sứ Davies đang thực hiện chuyến công du Á châu trong tuần này trong lúc có một cuộc vận động mới để thực hiện lại cuộc đàm phán bị bế tắc từ lâu về việc chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ông Davies không vạch ra một lằn ranh rõ ràng giữa hai vụ này với những nỗ lực rộng lớn hơn của quốc tế, nhưng những vụ này là một trong những thí dụ của những vấn đề gây cản trở cho việc thực hiện lại cuộc đàm phán hạt nhân với Bắc Triều Tiên.
Ông Davies cho biết cuộc thảo luận tại Bắc Kinh giữa ông với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Võ Đại Vĩ có nhiều thành quả. Nhưng chưa có dấu hiệu rõ rệt về việc thực hiện lại cuộc đàm phán qui tụ hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga.
"Điều này thật sự tùy thuộc vào quyết định của Bắc Triều Tiên. Chính Bắc Triều Tiên là phe không thật sự muốn có tiến bộ có ý nghĩa về vấn đề hạt nhân. Và trước khi chúng tôi nhận thấy sự thể hiện của thái độ nghiêm túc của Bắc Triều Tiên, thì thật khó để cho tôi có thể biết được triển vọng của việc quay lại với cuộc đàm phán 6 bên."
Trong vài tháng qua, Bắc Triều Tiên đã nói tới việc thực hiện lại một số chương trình hạt nhân trong lúc tiếp tục đưa ra những đề nghị mới để quay lại với cuộc đàm phán 6 bên. Bình Nhưỡng cũng nhấn mạnh tới chính sách một song hành là phát triển hạt nhân và phát triển kinh tế cùng một lúc.
Bắc Triều Tiên rút khỏi cuộc đàm phán 6 bên vào năm 2009 và nói rằng họ sẵn sàng quay lại bàn đàm phán nếu không có điều kiện tiên quyết nào.