Đặc sứ Annan bắt đầu đối thoại với Tổng thống Syria Bashar al-Assad
Đặc sứ hòa bình quốc tế Kofi Annan đã bắt đầu đối thoại với Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus để hối thúc việc tuân thủ một kế hoạch ngừng bắn do ông điều giải hồi tháng trước giữa chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy.
Một nữ phát ngôn viên của Liên hiệp quốc tại thủ đô Damascus cho biết ông Annan sẽ nêu lên hai vấn đề trong cuộc họp ngày hôm nay: một là kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông, và hai là vụ giết hại ít nhất 108 thường dân tại thị trấn nổi dậy Houla hôm thứ Sáu tuần trước.
Ông Annan đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Syria tại Damascus hôm nay trước cuộc họp của ông với Tổng thống Assad.
Ông Annan cho biết: “Cuộc hội đàm tốt đẹp và hữu ích, trong đó cả hai bên đã nêu lên ước muốn về một sự hợp tác thực sự. Như tất cả quý vị đều biết, chúng tôi đã đề xuất mọi hình thức dễ dàng để hoàn thành việc triển khai và đưa Phái bộ Giám sát của Liên hiệp quốc đến tất cả mọi nơi ở Syria. Chúng tôi đã đề xuất tất cả những gì cần thiết để các thành viên trong phái bộ hoàn thành công tác mà không gặp phải bất cứ cản trở nào.”
Sau khi đến Damascus hôm thứ Hai, vị cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã bầy tỏ sự “kinh động và bàng hoàng” trước vụ thảm sát ở Houla. Một ngày trước đó, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã công bố một thông cáo trực tiếp quy lỗi cho “trọng pháo và xe tăng của chính phủ” đã gây ra mấy chục cái chết. Nhưng thông cáo đó không nói ai là người chịu trách nhiệm về những vụ nổ súng và đâm giết các nạn nhân khác.
Ông Annan nói: “Tôi kêu gọi chính phủ phải có những bước mạnh dạn để tỏ dấu là chính phủ nghiêm túc có ý định giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình; và tôi kêu gọi tất cả mọi người có liên quan hãy góp phần tạo dựng một bối cảnh thích hợp cho một tiến trình chính trị đáng tin cậy. Và thông điệp hòa bình này không chỉ dành riêng cho chính phủ mà cho tất cả mọi người, mọi cá nhân mang vũ khí.”
Chính phủ Syria bác bỏ mọi vai trò trong vụ thảm sát tại Houla và quy lỗi tất cả cho “những kẻ khủng bố có vũ trang,” mà chính phủ cáo buộc là đã tiến hành phong trào chống đối Tổng thống Assad 15 tháng qua.
Nữ phát ngôn viên Liên hiệp quốc Sausan Ghosheh nói rằng các quan sát viên Liên hiệp quốc đã ở lại Houla kể từ hôm thứ Bảy và đã nói chuyện với các cư dân để thu thập những dữ kiện vệ vụ việc này. Nữ phát ngôn viên này nói rằng đa số các nạn nhân trong vụ thảm sát đã được chôn cất.
Trong khi đó, Australia đã trục xuất hai nhà ngoại giao Syria khỏi Canberra hôm nay để phản đối vai trò của chính phủ Syria mà Australia nhận thấy trong vụ thảm sát ở Houla. Ngoại trưởng Úc Bob Carr nói rằng ông trông đợi các nước khác cũng sẽ hành động như vậy trong những ngày tới.
Một tuyên bố của Vatican đưa ra hôm qua nói rằng Đức giáo hoàng Benedict rất “đau lòng” trước vụ thảm sát ở Houla và kêu gọi cộng đồng quốc tế “vận dụng mọi nỗ lực” để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria thông qua “đối thoại và hòa giải.”
Văn phòng của Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý tăng sức ép quốc tế lên chính quyền Assad để chấm dứt điều mà hai nhà lãnh đạo này xem như là “cuộc đàn áp đẫm máu đối với nhân dân Syria.” Ông Cameron và ông Hollande đã thảo luận về cuộc khủng hoảng qua điện thoại hôm thứ Hai.
Hai nhà lãnh đạo cũng lập lại sự ủng hộ đối với sứ mạng hòa bình của ông Annan tại Syria và đồng ý làm việc với đồng minh Nga của Syria để mưu tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua nói rằng có những bằng chứng cho thấy cả hai bên đều có lỗi trong vụ thảm sát ở Houla. Nga trước đó đã chống đỡ cho Tổng thống Assad trước các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc do các quốc gia phương tây và các nước Ả Rập đề xuất để phản đối chế độ cầm quyền 11 năm của ông Assad, nhưng Moscow mới đây đã đưa ra những lời chỉ trích cứng rắn hơn cách thức giải quyết cuộc nổi dậy của ông Assad.
Tại Washington, Chủ tịch Ban tham mưu liên quân, Đại tướng Martin Dempsey, cảnh báo rằng “những hành động tàn bạo” giống như vụ thảm sát ở Houla có thể sẽ buộc quốc tế phải can thiệp bằng quân sự. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế nên tăng áp lực ngoại giao lên ông Assad trước khi tính đến các giải pháp quân sự.
Liên hiệp quốc nói rằng hơn 10 ngàn người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi chính phủ bắt đầu đàn áp những người chống đối hồi tháng 3 năm 2011.
Đặc sứ hòa bình quốc tế Kofi Annan đã bắt đầu đối thoại với Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại Damascus để hối thúc việc tuân thủ một kế hoạch ngừng bắn do ông điều giải hồi tháng trước giữa chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy.
Một nữ phát ngôn viên của Liên hiệp quốc tại thủ đô Damascus cho biết ông Annan sẽ nêu lên hai vấn đề trong cuộc họp ngày hôm nay: một là kế hoạch hòa bình sáu điểm của ông, và hai là vụ giết hại ít nhất 108 thường dân tại thị trấn nổi dậy Houla hôm thứ Sáu tuần trước.
Ông Annan đã hội đàm với Thứ trưởng Ngoại giao Syria tại Damascus hôm nay trước cuộc họp của ông với Tổng thống Assad.
Ông Annan cho biết: “Cuộc hội đàm tốt đẹp và hữu ích, trong đó cả hai bên đã nêu lên ước muốn về một sự hợp tác thực sự. Như tất cả quý vị đều biết, chúng tôi đã đề xuất mọi hình thức dễ dàng để hoàn thành việc triển khai và đưa Phái bộ Giám sát của Liên hiệp quốc đến tất cả mọi nơi ở Syria. Chúng tôi đã đề xuất tất cả những gì cần thiết để các thành viên trong phái bộ hoàn thành công tác mà không gặp phải bất cứ cản trở nào.”
Sau khi đến Damascus hôm thứ Hai, vị cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc đã bầy tỏ sự “kinh động và bàng hoàng” trước vụ thảm sát ở Houla. Một ngày trước đó, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã công bố một thông cáo trực tiếp quy lỗi cho “trọng pháo và xe tăng của chính phủ” đã gây ra mấy chục cái chết. Nhưng thông cáo đó không nói ai là người chịu trách nhiệm về những vụ nổ súng và đâm giết các nạn nhân khác.
Ông Annan nói: “Tôi kêu gọi chính phủ phải có những bước mạnh dạn để tỏ dấu là chính phủ nghiêm túc có ý định giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình; và tôi kêu gọi tất cả mọi người có liên quan hãy góp phần tạo dựng một bối cảnh thích hợp cho một tiến trình chính trị đáng tin cậy. Và thông điệp hòa bình này không chỉ dành riêng cho chính phủ mà cho tất cả mọi người, mọi cá nhân mang vũ khí.”
Chính phủ Syria bác bỏ mọi vai trò trong vụ thảm sát tại Houla và quy lỗi tất cả cho “những kẻ khủng bố có vũ trang,” mà chính phủ cáo buộc là đã tiến hành phong trào chống đối Tổng thống Assad 15 tháng qua.
Nữ phát ngôn viên Liên hiệp quốc Sausan Ghosheh nói rằng các quan sát viên Liên hiệp quốc đã ở lại Houla kể từ hôm thứ Bảy và đã nói chuyện với các cư dân để thu thập những dữ kiện vệ vụ việc này. Nữ phát ngôn viên này nói rằng đa số các nạn nhân trong vụ thảm sát đã được chôn cất.
Trong khi đó, Australia đã trục xuất hai nhà ngoại giao Syria khỏi Canberra hôm nay để phản đối vai trò của chính phủ Syria mà Australia nhận thấy trong vụ thảm sát ở Houla. Ngoại trưởng Úc Bob Carr nói rằng ông trông đợi các nước khác cũng sẽ hành động như vậy trong những ngày tới.
Một tuyên bố của Vatican đưa ra hôm qua nói rằng Đức giáo hoàng Benedict rất “đau lòng” trước vụ thảm sát ở Houla và kêu gọi cộng đồng quốc tế “vận dụng mọi nỗ lực” để giúp chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria thông qua “đối thoại và hòa giải.”
Văn phòng của Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng ông và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý tăng sức ép quốc tế lên chính quyền Assad để chấm dứt điều mà hai nhà lãnh đạo này xem như là “cuộc đàn áp đẫm máu đối với nhân dân Syria.” Ông Cameron và ông Hollande đã thảo luận về cuộc khủng hoảng qua điện thoại hôm thứ Hai.
Hai nhà lãnh đạo cũng lập lại sự ủng hộ đối với sứ mạng hòa bình của ông Annan tại Syria và đồng ý làm việc với đồng minh Nga của Syria để mưu tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua nói rằng có những bằng chứng cho thấy cả hai bên đều có lỗi trong vụ thảm sát ở Houla. Nga trước đó đã chống đỡ cho Tổng thống Assad trước các lệnh trừng phạt của Liên hiệp quốc do các quốc gia phương tây và các nước Ả Rập đề xuất để phản đối chế độ cầm quyền 11 năm của ông Assad, nhưng Moscow mới đây đã đưa ra những lời chỉ trích cứng rắn hơn cách thức giải quyết cuộc nổi dậy của ông Assad.
Tại Washington, Chủ tịch Ban tham mưu liên quân, Đại tướng Martin Dempsey, cảnh báo rằng “những hành động tàn bạo” giống như vụ thảm sát ở Houla có thể sẽ buộc quốc tế phải can thiệp bằng quân sự. Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế nên tăng áp lực ngoại giao lên ông Assad trước khi tính đến các giải pháp quân sự.
Liên hiệp quốc nói rằng hơn 10 ngàn người đã thiệt mạng tại Syria kể từ khi chính phủ bắt đầu đàn áp những người chống đối hồi tháng 3 năm 2011.