Ngày hôm nay, người Iran đi bỏ phiếu bầu Tổng thống mới để thay thế đương kim Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad, người đã nắm quyền kể từ năm 2005. Vào lúc nhà lãnh đạo gây tranh nhiều tranh cãi này sắp rời khỏi chức vụ sau khi hoàn tất hai nhiệm kỳ, ít người kỳ vọng là tân Tổng thống sẽ mang đến một sự thay đổi có ý nghĩa tại Iran, nơi thực quyền nằm trong tay của những nhà lãnh đạo tôn giáo.
Cử tri tại Iran có 6 ứng cử viên để lựa chọn, tất cả đều đã được Hội đồng Vệ quốc kiểm tra và chấp thuận. Hội đồng này gồm 12 thành viên được bổ nhiệm với những quyền hành vô giới hạn.
Phát ngôn viên của chính phủ Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki hôm thứ Năm tuyên bố là cuộc bầu cử tại Iran không phải là một cuộc bầu cử dân chủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Psaki nói: “Như Ngoại trưởng John Kerry đã nói, theo tiêu chuẩn quốc tế thì cuộc bầu cử này không tự do, công bằng và minh bạch. Như quý vị biết, các ứng cử viên đều do Hội đồng Vệ quốc chọn. Hội đồng này không do dân bầu và không thể giải thích được - một cơ quan không có lý do chính đáng để tồn tại - và dù sao người dân Iran cũng sẽ chọn lựa trong số những chọn lựïa ít oi mà họ có.”
Những cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử cho thấy không có ai trong số 6 ứng cử viên sẽ thắng với đa số phiếu cần thiết trong vòng đầu cuộc bầu cử ngày hôm nay. Hai ứng cử viên có nhiều phần chắc nhất sẽ tranh đua trong cuộc bầu cử vòng hai vào tuần tới là trưởng đoàn thương thuyết về hạt nhân và là cựu chiến binh Saeed Jalili và ông Hassan Rowhani. Nhiều người xem ông Rowhani, một nhà thần học và là cựu thương thuyết gia về hạt nhân, là một ứng cử viên ôn hòa hơn.
Một người ủng hộ ông Rowhani nói:
“Chúng tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của ông Rowhani tốt hơn chính sách hiện hành. Chúng tôi sẵn sàng tiếp xúc với các nước Tây phương để đưa Iran ra khỏi vấn nạn bị xa lánh như hiện nay. Do đó chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho ông Rowhani để có được một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.”
Người thắng trong cuộc bầu cử này sẽ phải đối mặt với những vấn đề hàng ngày của Iran, gồm có một nền kinh tế bị tê liệt vì những biện pháp chế tài quốc tế. Nhưng tổng thống mới sẽ ít có ảnh hưởng đối với vấn đề hạt nhân và chính sách ngoại giao của Iran, bởi vì đây là lãnh vực của lãnh tụ tôn giáo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Vòng đàm phán cuối cùng giữa Iran và 6 cường quốc phương Tây tại thủ đô Kazakhstan vào tháng Tư năm nay kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào vì Tehran vẫn cương quyết tiếp tục chương trình hạt nhân.
Một số người Iran ủng hộ lập trường này:
“6 bên nên hiểu và nhớ rằng chúng tôi sẽ thực hiện chương trình hạt nhân với mọi giá. Đây là quyền bất khả xâm phạm của chúng tôi. Trong tình hình hiện tại, điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là chính sách chứ không phải là kinh tế. Chúng tôi không cần quan tâm đến những vấn đề kinh tế này dù hiện nay chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xem nặng vấn đề tương lai của con cháu chúng tôi.”
Các nhà phân tích nói những nhà cầm quyền độc tài của Iran dành cho 55 triệu cử tri một dịp may để nêu ra một số lời chỉ trích, chứ không phải là một khả năng để đem lại thay đổi thực sự.
Cử tri tại Iran có 6 ứng cử viên để lựa chọn, tất cả đều đã được Hội đồng Vệ quốc kiểm tra và chấp thuận. Hội đồng này gồm 12 thành viên được bổ nhiệm với những quyền hành vô giới hạn.
Phát ngôn viên của chính phủ Hoa Kỳ, bà Jennifer Psaki hôm thứ Năm tuyên bố là cuộc bầu cử tại Iran không phải là một cuộc bầu cử dân chủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Bà Psaki nói: “Như Ngoại trưởng John Kerry đã nói, theo tiêu chuẩn quốc tế thì cuộc bầu cử này không tự do, công bằng và minh bạch. Như quý vị biết, các ứng cử viên đều do Hội đồng Vệ quốc chọn. Hội đồng này không do dân bầu và không thể giải thích được - một cơ quan không có lý do chính đáng để tồn tại - và dù sao người dân Iran cũng sẽ chọn lựa trong số những chọn lựïa ít oi mà họ có.”
Những cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử cho thấy không có ai trong số 6 ứng cử viên sẽ thắng với đa số phiếu cần thiết trong vòng đầu cuộc bầu cử ngày hôm nay. Hai ứng cử viên có nhiều phần chắc nhất sẽ tranh đua trong cuộc bầu cử vòng hai vào tuần tới là trưởng đoàn thương thuyết về hạt nhân và là cựu chiến binh Saeed Jalili và ông Hassan Rowhani. Nhiều người xem ông Rowhani, một nhà thần học và là cựu thương thuyết gia về hạt nhân, là một ứng cử viên ôn hòa hơn.
Một người ủng hộ ông Rowhani nói:
“Chúng tôi nghĩ là chính sách ngoại giao của ông Rowhani tốt hơn chính sách hiện hành. Chúng tôi sẵn sàng tiếp xúc với các nước Tây phương để đưa Iran ra khỏi vấn nạn bị xa lánh như hiện nay. Do đó chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho ông Rowhani để có được một tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.”
Người thắng trong cuộc bầu cử này sẽ phải đối mặt với những vấn đề hàng ngày của Iran, gồm có một nền kinh tế bị tê liệt vì những biện pháp chế tài quốc tế. Nhưng tổng thống mới sẽ ít có ảnh hưởng đối với vấn đề hạt nhân và chính sách ngoại giao của Iran, bởi vì đây là lãnh vực của lãnh tụ tôn giáo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei.
Vòng đàm phán cuối cùng giữa Iran và 6 cường quốc phương Tây tại thủ đô Kazakhstan vào tháng Tư năm nay kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào vì Tehran vẫn cương quyết tiếp tục chương trình hạt nhân.
Một số người Iran ủng hộ lập trường này:
“6 bên nên hiểu và nhớ rằng chúng tôi sẽ thực hiện chương trình hạt nhân với mọi giá. Đây là quyền bất khả xâm phạm của chúng tôi. Trong tình hình hiện tại, điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là chính sách chứ không phải là kinh tế. Chúng tôi không cần quan tâm đến những vấn đề kinh tế này dù hiện nay chúng tôi đang gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi xem nặng vấn đề tương lai của con cháu chúng tôi.”
Các nhà phân tích nói những nhà cầm quyền độc tài của Iran dành cho 55 triệu cử tri một dịp may để nêu ra một số lời chỉ trích, chứ không phải là một khả năng để đem lại thay đổi thực sự.