Công ty bán lẻ quần áo H&M của Thụy Ðiển đang yêu cầu chính phủ Bangladesh tăng lương cho tối thiểu cho các công nhân ngành dệt may.
H&M hôm nay cho biết, Giám đốc điều hành công ty Karl Johan Persson đã đưa ra yêu cầu vừa kể trong cuộc họp với Thủ tướng Sheik Hasina tại thủ đô Dhaka hồi đầu tuần.
Công ty thời trang khổng lồ này cho biết họ yêu cầu Bangladesh cứu xét bảng đánh giá mức lương tối thiểu tại địa phương hằng năm dẫn tới lạm phát và cứu xét chỉ số giá tiêu dùng.
H&M nói rằng lương tối thiểu tại quốc gia Nam Á này chỉ được xem xét hai lần kể từ khi công ty được thành lập năm 1994.
Công nghiệp may mặc của Bangladesh nằm trong số các công nghiệp lớn nhất và cạnh tranh nhất thế giới, chủ yếu vì chi phí lao động rất rẻ.
Lương trung bình của một công nhân may mặc chỉ khoảng 45 đôla, chưa bằng một nửa lương tại các nước như Trung Quốc hay Ấn Ðộ.
Nhiều công nhân may mặc đã giận dữ ,biểu tình hồi đầu năm nay đòi tăng lương khiến một số nhà máy phải tạm thời đóng cửa.
Hôm nay, Giám đốc điều hành Persson của H&M cho biết nếu ngành công nghiệp may mặc tiếp tục phát triển thành một công nghiệp tiên tiến và trưởng thành thì đó là lợi ích của ngành dệt may Bangladesh cũng như của công ty H&M.
Ông ersson nói thêm rằng điều tối quan trọng là các thị trường ổn định trong đó mọi người được đối xử với sự tôn trọng và nơi người chủ bồi thường thỏa đáng cho các công nhân.
Các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch đã kêu gọi chính phủ Bangladesh giải quyết những vấn đề lao động, trong đó có sự an toàn cho công nhân, những giờ làm việc quá mức, quyền được tổ chức và được lãnh mức lương tối thiểu.
Human Rights Watch cũng nói rằng tình trạng chính phủ xách nhiễu các lãnh đạo lao động vẫn tiếp diễn.
H&M có 2.600 cửa tiệm trên 44 thị trường. Công ty bán lẻ này là một trong một vài chi nhánh của các công ty lớn Tây phương mua sản phẩm của Bangladesh.
Công ty Thụy Ðiển này hôm nay cho biết họ không sở hữu một nhà máy nào tại Bangladesh hay có các quyết định về lương bổng nhưng họ có trách nhiệm đối với tất cả những ai góp phần vào sự thành công của H&M.
H&M hôm nay cho biết, Giám đốc điều hành công ty Karl Johan Persson đã đưa ra yêu cầu vừa kể trong cuộc họp với Thủ tướng Sheik Hasina tại thủ đô Dhaka hồi đầu tuần.
Công ty thời trang khổng lồ này cho biết họ yêu cầu Bangladesh cứu xét bảng đánh giá mức lương tối thiểu tại địa phương hằng năm dẫn tới lạm phát và cứu xét chỉ số giá tiêu dùng.
H&M nói rằng lương tối thiểu tại quốc gia Nam Á này chỉ được xem xét hai lần kể từ khi công ty được thành lập năm 1994.
Công nghiệp may mặc của Bangladesh nằm trong số các công nghiệp lớn nhất và cạnh tranh nhất thế giới, chủ yếu vì chi phí lao động rất rẻ.
Lương trung bình của một công nhân may mặc chỉ khoảng 45 đôla, chưa bằng một nửa lương tại các nước như Trung Quốc hay Ấn Ðộ.
Nhiều công nhân may mặc đã giận dữ ,biểu tình hồi đầu năm nay đòi tăng lương khiến một số nhà máy phải tạm thời đóng cửa.
Hôm nay, Giám đốc điều hành Persson của H&M cho biết nếu ngành công nghiệp may mặc tiếp tục phát triển thành một công nghiệp tiên tiến và trưởng thành thì đó là lợi ích của ngành dệt may Bangladesh cũng như của công ty H&M.
Ông ersson nói thêm rằng điều tối quan trọng là các thị trường ổn định trong đó mọi người được đối xử với sự tôn trọng và nơi người chủ bồi thường thỏa đáng cho các công nhân.
Các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch đã kêu gọi chính phủ Bangladesh giải quyết những vấn đề lao động, trong đó có sự an toàn cho công nhân, những giờ làm việc quá mức, quyền được tổ chức và được lãnh mức lương tối thiểu.
Human Rights Watch cũng nói rằng tình trạng chính phủ xách nhiễu các lãnh đạo lao động vẫn tiếp diễn.
H&M có 2.600 cửa tiệm trên 44 thị trường. Công ty bán lẻ này là một trong một vài chi nhánh của các công ty lớn Tây phương mua sản phẩm của Bangladesh.
Công ty Thụy Ðiển này hôm nay cho biết họ không sở hữu một nhà máy nào tại Bangladesh hay có các quyết định về lương bổng nhưng họ có trách nhiệm đối với tất cả những ai góp phần vào sự thành công của H&M.