Ông Nelson Mandela sẽ còn sống rất lâu, rất bền bỉ, sống động trong lòng cả loài người trên trái đất này.
Lớn lên trong vùng quê nghèo, mồ côi cha khi lên 9, cậu bé Nelson Mandela sống cuộc đời cơ cực. Giàu ý chí, thông minh, cậu sớm tự nhủ cố gắng tìm hiểu cuộc sống dân mình, hiến mình cho cộng đồng, cho các bộ tộc nước mình đang sống lầm than dưới ách nặng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.
Đã có nhiều bài viết của các nhà văn hóa, chính khách, nhà báo ca ngợi công lao, thành tích, đạo đức cao quý hiếm có của Mandela. Ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ, cũng không thể nói được dù chỉ trong muôn một tầm cao trí tuệ và tâm hồn phóng khoáng của con Người được cả hành tinh quý trọng này.
Vì ở Mandela tập trung đầy đủ tất cả những gì là quý nhất, đẹp nhất ở con Người.
Tình thương đồng bào của ông thật mông mênh không giới hạn. Đọc những cuốn sách ông viết kể lại đời mình, ông thương dân nghèo của bộ tộc ông và các bộ tộc láng giềng, thương dân Nam Phi, cả lục địa châu Phi, rồi cả loài người. Ông thương cả dân nghèo da trắng, da vàng trên hành tinh. Trong tù ông nghiền ngẫm để đi đến từ bỏ dứt khoát con đường vũ trang, bạo lực, tiết kiệm đến mức cao nhất xương máu của con người. Qua tuổi 80, năm 1999, ông dứt khoát từ bỏ quyền lực, dồn sức còn lại cho 2 sự nghiệp giáo dục và y tế, đôn đốc việc xây trường học và trạm y tế rộng khắp, hiểu rõ đó là 2 nguồn hạnh phúc của con người. Tiền lương cao của ông khi làm Tổng thống cũng như khi nghỉ hưu, ông chỉ nhận phần đủ tiêu (chưa đến ¼) còn tất cả sung vào quỹ xây trường và xây trạm y tế cơ sở. Về hưu ông về sống ở làng quê, giản dị, thanh bạch, không dinh cơ, biệt thự gì đặc biệt, luôn lạc quan dù từng bị bệnh lao trong tù và sau này bị bệnh tiền liệt tuyến.
Lòng nhân ái bao la ở con người ấy lại kết hợp với một trí tuệ mẫn tiệp đến kỳ lạ. Ở trong tù mỗi tháng ông gửi ra 2 lá thư xúc tích, thâm thúy, đầy sức sống và sức thuyết phục nhằm gợi ý, chỉ đạo phong trào . Người tù ấy vẫn là lãnh tụ duy nhất , cao nhất của Đại hội Dân tộc Châu Phi (African National Congress), được toàn đảng tin cậy, được chính quyền da trắng phân biệt chủng tộc tôn trọng và cuối cùng phải công nhận là người đối thoại chính thức.
Ngày ra tù 11/2/1990, Mandela nói: “Ra khỏi nhà tù mà còn mang theo thù hận thì coi như vẫn nằm trong tù”.
Đây là nét cao thượng nhất, nét thăng hoa trong nhân cách, trong bản chất Người của Mandela. Ông không căm giận, oán thù gì người da trắng, những kẻ đã kết tội tù chung thân ông, đày ông ra ngoài đảo nhỏ Robben suốt 18 năm, không cho ông gặp mặt người con cả cho đến khi anh bị tử nạn. Ông còn kết thân với không ít bạn trí thức da trắng, lại còn chọn phó tổng thống da trắng Frederik Willem de Klerk làm phó tổng thống sau khi được tặng Giải Nobel Hòa Bình 1993 cùng ông này. Sau khi chính quyền da trắng chịu thực hiện tổng tuyển cử tự do và tôn trọng kết quả do đa số là công dân da đen, tôn trọng bản hiến pháp mới, trả lại ruộng đất cho nông dân là dân da đen, Mandela vẫn bảo đảm tự do ngôn luận, tự do kinh doanh và mọi quyền công dân cho người da trắng, không phân biệt, trả thù.
Cho nên những lời răn dạy quý nhất Mandela để lại cho người đời là về đạo làm Người. Những người có chức có quyền rất nên học để là Người. Mandela nói: ”Một cái đầu tốt với một trái tim tốt là sự phối hợp kỳ diệu “( A good head and a good heart are always a formidable combinaison“). Ông còn nói lên kinh nghiệm của mình: ”Nếu ta muốn sống yên bình với kẻ thù thì hãy làm việc với họ. Như vậy kẻ thù trở thành người đối tác”(If you want to make peace with your enemy, you have to work with your enemy; then he becomes your partner”).
Những người lãnh đạo ở Việt Nam có rất nhiều điều để học hỏi ở Mandela. Với lòng nhân ái và lượng bao dung như thế, đã có thể tránh chiến tranh, nhất định không có sự cao ngạo trả thù khốc liệt bên thua cuộc sau 30/4/1975, sẽ có đối thoại với những chiến sỹ dân chủ, không có chuyện bỏ tù người chống bành trướng. Và với lối sống thanh đạm, trong sạch, người lãnh đạo sẽ không chạy theo tiền bạc nhà đất bất chính, bị nhân dân khinh bỉ, căm giận, nguyền rủa là bầy sâu mọt, là lũ trọc phú, là phe nhóm tham quan ô lại, tiếng xấu để đời.
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, thương tiếc quý mến Nelson Mandela, nhân dân Việt Nam ta càng thêm nghị lực để phổ biến tấm gương sáng chói về lãnh đạo, tư duy cầm quyền vì dân, về lối sống thanh bạch, cao sang về nhân cách của ông, phấn đấu tạo cho ra được những nhân tài cứu nước cứu dân theo kiểu mẫu như thế.
Thật là hãnh diện và hạnh phúc thay cho đất nước nào hun đúc được nên một nhân tài lãnh đạo mang nhiều tính Người chân chính đến như vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Lớn lên trong vùng quê nghèo, mồ côi cha khi lên 9, cậu bé Nelson Mandela sống cuộc đời cơ cực. Giàu ý chí, thông minh, cậu sớm tự nhủ cố gắng tìm hiểu cuộc sống dân mình, hiến mình cho cộng đồng, cho các bộ tộc nước mình đang sống lầm than dưới ách nặng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc apartheid.
Đã có nhiều bài viết của các nhà văn hóa, chính khách, nhà báo ca ngợi công lao, thành tích, đạo đức cao quý hiếm có của Mandela. Ca ngợi bao nhiêu cũng không đủ, cũng không thể nói được dù chỉ trong muôn một tầm cao trí tuệ và tâm hồn phóng khoáng của con Người được cả hành tinh quý trọng này.
Vì ở Mandela tập trung đầy đủ tất cả những gì là quý nhất, đẹp nhất ở con Người.
Tình thương đồng bào của ông thật mông mênh không giới hạn. Đọc những cuốn sách ông viết kể lại đời mình, ông thương dân nghèo của bộ tộc ông và các bộ tộc láng giềng, thương dân Nam Phi, cả lục địa châu Phi, rồi cả loài người. Ông thương cả dân nghèo da trắng, da vàng trên hành tinh. Trong tù ông nghiền ngẫm để đi đến từ bỏ dứt khoát con đường vũ trang, bạo lực, tiết kiệm đến mức cao nhất xương máu của con người. Qua tuổi 80, năm 1999, ông dứt khoát từ bỏ quyền lực, dồn sức còn lại cho 2 sự nghiệp giáo dục và y tế, đôn đốc việc xây trường học và trạm y tế rộng khắp, hiểu rõ đó là 2 nguồn hạnh phúc của con người. Tiền lương cao của ông khi làm Tổng thống cũng như khi nghỉ hưu, ông chỉ nhận phần đủ tiêu (chưa đến ¼) còn tất cả sung vào quỹ xây trường và xây trạm y tế cơ sở. Về hưu ông về sống ở làng quê, giản dị, thanh bạch, không dinh cơ, biệt thự gì đặc biệt, luôn lạc quan dù từng bị bệnh lao trong tù và sau này bị bệnh tiền liệt tuyến.
Lòng nhân ái bao la ở con người ấy lại kết hợp với một trí tuệ mẫn tiệp đến kỳ lạ. Ở trong tù mỗi tháng ông gửi ra 2 lá thư xúc tích, thâm thúy, đầy sức sống và sức thuyết phục nhằm gợi ý, chỉ đạo phong trào . Người tù ấy vẫn là lãnh tụ duy nhất , cao nhất của Đại hội Dân tộc Châu Phi (African National Congress), được toàn đảng tin cậy, được chính quyền da trắng phân biệt chủng tộc tôn trọng và cuối cùng phải công nhận là người đối thoại chính thức.
Ngày ra tù 11/2/1990, Mandela nói: “Ra khỏi nhà tù mà còn mang theo thù hận thì coi như vẫn nằm trong tù”.
Đây là nét cao thượng nhất, nét thăng hoa trong nhân cách, trong bản chất Người của Mandela. Ông không căm giận, oán thù gì người da trắng, những kẻ đã kết tội tù chung thân ông, đày ông ra ngoài đảo nhỏ Robben suốt 18 năm, không cho ông gặp mặt người con cả cho đến khi anh bị tử nạn. Ông còn kết thân với không ít bạn trí thức da trắng, lại còn chọn phó tổng thống da trắng Frederik Willem de Klerk làm phó tổng thống sau khi được tặng Giải Nobel Hòa Bình 1993 cùng ông này. Sau khi chính quyền da trắng chịu thực hiện tổng tuyển cử tự do và tôn trọng kết quả do đa số là công dân da đen, tôn trọng bản hiến pháp mới, trả lại ruộng đất cho nông dân là dân da đen, Mandela vẫn bảo đảm tự do ngôn luận, tự do kinh doanh và mọi quyền công dân cho người da trắng, không phân biệt, trả thù.
Cho nên những lời răn dạy quý nhất Mandela để lại cho người đời là về đạo làm Người. Những người có chức có quyền rất nên học để là Người. Mandela nói: ”Một cái đầu tốt với một trái tim tốt là sự phối hợp kỳ diệu “( A good head and a good heart are always a formidable combinaison“). Ông còn nói lên kinh nghiệm của mình: ”Nếu ta muốn sống yên bình với kẻ thù thì hãy làm việc với họ. Như vậy kẻ thù trở thành người đối tác”(If you want to make peace with your enemy, you have to work with your enemy; then he becomes your partner”).
Những người lãnh đạo ở Việt Nam có rất nhiều điều để học hỏi ở Mandela. Với lòng nhân ái và lượng bao dung như thế, đã có thể tránh chiến tranh, nhất định không có sự cao ngạo trả thù khốc liệt bên thua cuộc sau 30/4/1975, sẽ có đối thoại với những chiến sỹ dân chủ, không có chuyện bỏ tù người chống bành trướng. Và với lối sống thanh đạm, trong sạch, người lãnh đạo sẽ không chạy theo tiền bạc nhà đất bất chính, bị nhân dân khinh bỉ, căm giận, nguyền rủa là bầy sâu mọt, là lũ trọc phú, là phe nhóm tham quan ô lại, tiếng xấu để đời.
Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế 10/12, thương tiếc quý mến Nelson Mandela, nhân dân Việt Nam ta càng thêm nghị lực để phổ biến tấm gương sáng chói về lãnh đạo, tư duy cầm quyền vì dân, về lối sống thanh bạch, cao sang về nhân cách của ông, phấn đấu tạo cho ra được những nhân tài cứu nước cứu dân theo kiểu mẫu như thế.
Thật là hãnh diện và hạnh phúc thay cho đất nước nào hun đúc được nên một nhân tài lãnh đạo mang nhiều tính Người chân chính đến như vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.