SEOUL —
Hôm 4 tháng 9, lần đầu tiên Quốc hội Nam Triều Tiên biểu quyết truy tố một trong các nhà lập pháp nước này vì bị tố cáo là âm mưu lật đổ chính quyền và ủng hộ Bắc Triều Tiên. Nhà lập pháp này và phía Bắc Triều Tiên phủ nhận lời tố cáo và thay vì đó lên án cơ quan gián điệp Nam Triều Tiên, tức Sở Tình báo Quốc gia, là bịa đặt ra chuyện này vì các mục đích chính trị. Từ Seoul, thông tín viên VOA Daniel Schearf ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Sở Tình báo Quốc gia Nam Triều Tiên, còn gọi tắt là NIS tuần trước đã bắt giữ ông Lee Seok-ki và 3 thành viên khác trong đảng Tiến bộ Thống nhất của ông này về tội phản nghịch và vi phạm bộ luật An ninh Quốc gia.
NIS cáo giác những người này là âm mưu một cuộc nổi loạn có vũ trang chống lại chính đất nước mình trong trường hợp xảy ra chiến tranh với miền Bắc.
Các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên nói nhóm này, được gọi là Tổ chức Cách mạng, có kế hoạch đánh cắp vũ khí và tấn công các cơ sở dầu khí và viễn thông.
Quốc Hội Triều Tiên lần đầu tiên biểu quyết tước bỏ quyền miễn tố đại biểu quốc hội của ông Lee, và đảng Saenuri của Tổng thống Park Geun-hye đang đề nghị trục xuất ông ta.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên hôm chủ nhật bác bỏ mọi liên hệ giữa Bình Nhưỡng và nhà lập pháp Nam Triều Tiên, đồng thời mô tả những lời cáo buộc là một “trò hề” để phá hoại bang giao đang cải thiện giữa hai nước Triều Tiên.
Ông Paek Do-myoung là chủ tịch của nhóm Giáo sư Ủng hộ Dân chủ, một tổ chức chủ trương cải tổ dân chủ thông qua giáo dục. Ông nói đây một trường hợp có tính cách lịch sử.
Ông Paek nói có một số trường hợp trước đây có liên quan đến âm mưu nổi loạn, nhưng chưa từng có một vụ nào trong đó một nhà lập pháp đương nhiệm lại bị tố cáo là âm mưu phản loạn. Theo ông, một vụ như thế trong thời buổi này gần như là không thể xảy ra được.
Ðây không phải là lần đầu tiên ông Lee Seok-ki bị bắt giữ về tội nổi loạn có liên quan đến Bắc Triều Tiên.
10 năm trước, ông này đã bị tù về tội tham gia vào một chính đảng bí mật bị tố cáo là có liên hệ với Bình Nhưỡng. Ông Lee bị kết án tù hai năm rưỡi, nhưng được tổng thống ân xá.
Ðảng UPP của ông là một đảng nhỏ, khuynh tả chỉ chiếm được có 6 trong số 298 ghế tại Quốc hội. Nhưng một số lập luận của đảng này đã khiến nhiều người tin rằng họ không những chỉ có cảm tình với Bắc Triều Tiên không thôi.
Ðảng này là một trong những người lên tiếng lớn nhất về việc bãi bỏ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ra khỏi Nam Triều Tiên, bất chấp bảo đảm an ninh mà sự hiện diện này đem lại trước những cuộc tấn công mà Bắc Triều Tiên có thể tiến hành. Và mặc dầu Bình Nhưỡng thường xuyến đe doạ Washington và Seoul. Ông Lee đã được các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên trích thuật nói rằng chính Hoa Kỳ, chứ không phải Bắc Triều Tiên, mới đang gây ra căng thẳng trên bán đảo.
Tuy nhiên, nhà lập pháp Nam Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc về tội phản loạn.
Ông Lee nói chiếc đồng hồ dân chủ của Nam Triều Tiên đã ngừng chạy kể từ hôm nay…Theo ông, chính sự Nam Triều Tiên đang thiếu vắng, và chính sự của Cơ quanTình báo Quốc gia đã bắt đầu. Ông nói Ðảng Tiến bộ Thống nhất của ông sẽ tin tưởng công dân Nam Triều Tiên và chiến đấu mạnh để bảo vệ dân chủ.
Ông Lee và đảng UPP tố cáo NIS và phe bảo thủ là lãnh đạo một cuộc “săn lùng phù thuỷ” để làm xao lãng sự chú ý ra khỏi một vụ tai tiếng về cuộc bầu cử tổng thống hồi năm ngoái.
Cựu giám đốc Won Sei-hoon đang bị ra toà về tội ra lệnh cho các nhân viên NIS đang những lời bình luật chống lại các ứng cử viên cấp tiến và ca ngợi nhà lãnh đạo đảng cầm quyền bảo thủ Park Geun-hye, người đắc cử tổng thống.
Hàng trăm người Triều Tiên đã tụ tập trong mấy tháng vừa qua để dự các cuộc biểu tình thắp nên phản đối những hành động lạm quyền của NIS, và kêu gọi cải tổ cơ quan gián điệp.
Ông Paerk Do-myung là chủ tịch của tổ chức Giáo sư ủng hộ Dân chủ.
Ông nói sự kiện cơ quan NIS có dính dáng đến các hoạt động sai trái hay bất hợp pháp không thể chối cãi được. Vụ ông Lee xảy ra trong khi dân chúng nêu ra những việc làm sai trái của NIS. Ông nói tội âm mưu phản loạn áp dụng cho ông Lee, nhưng ông không chắc là đấy có thực sự là âm mưu phản loạn hay không. Ông nói theo phán đoán của ông thì liệu đây có phải là một vụ án hay không vẫn còn là điều nghi hoặc.
Cơ quan gián điệp Nam Triều Tiên và các chính phủ bảo thủ thường bắt giữ và trừng phạt các đối thủ tả khuynh, đôi khi đồng loạt, với lý do là trấn át chủ nghĩa cộng sản và các tổ chức thân Bình Nhưỡng.
Tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên, ông Syngman Rhee, đã thiết lập bộ luật An ninh Quốc gia năm 1948 để ngăn chặn sự truyền bá chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng vận dụng bộ luật này để bắt giữ hàng ngàn người trong đó có các sinh viên tranh đấu.
Bộ luật An ninh Quốc gia bị chỉ trích vì trấn áp quyền tự do phát biểu và lập hội, coi việc ca ngợi Bắc Triều Tiên hay liên lạc với bất cứ nhân viên Bắc Triều Tiên nào mà không có phép là bất hợp pháp.
Nam Triều Tiên cũng ngăn chặn các trang web ủng hộ Bắc Triều Tiên và bắt giữ những người phát tán tuyên truyền, kể cả những người gửi lại các đường dẫn qua Twitter.
Những người bênh vực các bộ luật khắt khe này nói các luật lệ là cần thiết bởi vì mối đe dọa liên tục do Bắc Triều Tiên gây ra.
Ông Hwang Tae-soon là một chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Wilson, một tổ chức khảo cứu ở Seoul.
Ông Hwang nói bộ luật An ninh Quốc gia Nam Triều Tiên cũng giống như bộ luật Ái Quốc ở Hoa Kỳ. Theo ông, bởi vì Nam Triều Tiên mặt đối mặt với Bắc Triều Tiên cho nên Nam Triều Tiên cần phải có một bộ luật đặc biệt để đối phó với những tội ác có liên quan đến gián điệp, nổi loạn và xâm nhập.
Nam Triều Tiên đã phá vỡ các âm mưu ám sát của gián điệp Bắc Triều Tiên trong nhiều năm. Thời gian gần đây hơn, NIS dã bắt giữ những người Nam Triều Tiên bị tố cáo là hỗ trợ cho miền Bắc thực hiện các vụ tấn công mạng.
NIS từ chối một lời yêu cầu phỏng vấn của đài VOA và nói rằng họ không bình luận về vụ ông Lee.
Ðảng cấp tiến đối lập chính của Nam Triều Tiên, là đảng Dân chủ, ủng hộ việc bãi bỏ quyền miễn tố của ông Lee. Nhưng đảng cũng cảnh báo những người bảo thủ chớ nên biến vụ chống ông Lee thành mộg chiến dịch diệt trừ những người bị tố cáo là cộng sản.
Sở Tình báo Quốc gia Nam Triều Tiên, còn gọi tắt là NIS tuần trước đã bắt giữ ông Lee Seok-ki và 3 thành viên khác trong đảng Tiến bộ Thống nhất của ông này về tội phản nghịch và vi phạm bộ luật An ninh Quốc gia.
NIS cáo giác những người này là âm mưu một cuộc nổi loạn có vũ trang chống lại chính đất nước mình trong trường hợp xảy ra chiến tranh với miền Bắc.
Các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên nói nhóm này, được gọi là Tổ chức Cách mạng, có kế hoạch đánh cắp vũ khí và tấn công các cơ sở dầu khí và viễn thông.
Quốc Hội Triều Tiên lần đầu tiên biểu quyết tước bỏ quyền miễn tố đại biểu quốc hội của ông Lee, và đảng Saenuri của Tổng thống Park Geun-hye đang đề nghị trục xuất ông ta.
Các cơ quan truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên hôm chủ nhật bác bỏ mọi liên hệ giữa Bình Nhưỡng và nhà lập pháp Nam Triều Tiên, đồng thời mô tả những lời cáo buộc là một “trò hề” để phá hoại bang giao đang cải thiện giữa hai nước Triều Tiên.
Ông Paek Do-myoung là chủ tịch của nhóm Giáo sư Ủng hộ Dân chủ, một tổ chức chủ trương cải tổ dân chủ thông qua giáo dục. Ông nói đây một trường hợp có tính cách lịch sử.
Ông Paek nói có một số trường hợp trước đây có liên quan đến âm mưu nổi loạn, nhưng chưa từng có một vụ nào trong đó một nhà lập pháp đương nhiệm lại bị tố cáo là âm mưu phản loạn. Theo ông, một vụ như thế trong thời buổi này gần như là không thể xảy ra được.
Ðây không phải là lần đầu tiên ông Lee Seok-ki bị bắt giữ về tội nổi loạn có liên quan đến Bắc Triều Tiên.
10 năm trước, ông này đã bị tù về tội tham gia vào một chính đảng bí mật bị tố cáo là có liên hệ với Bình Nhưỡng. Ông Lee bị kết án tù hai năm rưỡi, nhưng được tổng thống ân xá.
Ðảng UPP của ông là một đảng nhỏ, khuynh tả chỉ chiếm được có 6 trong số 298 ghế tại Quốc hội. Nhưng một số lập luận của đảng này đã khiến nhiều người tin rằng họ không những chỉ có cảm tình với Bắc Triều Tiên không thôi.
Ðảng này là một trong những người lên tiếng lớn nhất về việc bãi bỏ sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ra khỏi Nam Triều Tiên, bất chấp bảo đảm an ninh mà sự hiện diện này đem lại trước những cuộc tấn công mà Bắc Triều Tiên có thể tiến hành. Và mặc dầu Bình Nhưỡng thường xuyến đe doạ Washington và Seoul. Ông Lee đã được các cơ quan truyền thông Nam Triều Tiên trích thuật nói rằng chính Hoa Kỳ, chứ không phải Bắc Triều Tiên, mới đang gây ra căng thẳng trên bán đảo.
Tuy nhiên, nhà lập pháp Nam Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc về tội phản loạn.
Ông Lee nói chiếc đồng hồ dân chủ của Nam Triều Tiên đã ngừng chạy kể từ hôm nay…Theo ông, chính sự Nam Triều Tiên đang thiếu vắng, và chính sự của Cơ quanTình báo Quốc gia đã bắt đầu. Ông nói Ðảng Tiến bộ Thống nhất của ông sẽ tin tưởng công dân Nam Triều Tiên và chiến đấu mạnh để bảo vệ dân chủ.
Ông Lee và đảng UPP tố cáo NIS và phe bảo thủ là lãnh đạo một cuộc “săn lùng phù thuỷ” để làm xao lãng sự chú ý ra khỏi một vụ tai tiếng về cuộc bầu cử tổng thống hồi năm ngoái.
Cựu giám đốc Won Sei-hoon đang bị ra toà về tội ra lệnh cho các nhân viên NIS đang những lời bình luật chống lại các ứng cử viên cấp tiến và ca ngợi nhà lãnh đạo đảng cầm quyền bảo thủ Park Geun-hye, người đắc cử tổng thống.
Hàng trăm người Triều Tiên đã tụ tập trong mấy tháng vừa qua để dự các cuộc biểu tình thắp nên phản đối những hành động lạm quyền của NIS, và kêu gọi cải tổ cơ quan gián điệp.
Ông Paerk Do-myung là chủ tịch của tổ chức Giáo sư ủng hộ Dân chủ.
Ông nói sự kiện cơ quan NIS có dính dáng đến các hoạt động sai trái hay bất hợp pháp không thể chối cãi được. Vụ ông Lee xảy ra trong khi dân chúng nêu ra những việc làm sai trái của NIS. Ông nói tội âm mưu phản loạn áp dụng cho ông Lee, nhưng ông không chắc là đấy có thực sự là âm mưu phản loạn hay không. Ông nói theo phán đoán của ông thì liệu đây có phải là một vụ án hay không vẫn còn là điều nghi hoặc.
Cơ quan gián điệp Nam Triều Tiên và các chính phủ bảo thủ thường bắt giữ và trừng phạt các đối thủ tả khuynh, đôi khi đồng loạt, với lý do là trấn át chủ nghĩa cộng sản và các tổ chức thân Bình Nhưỡng.
Tổng thống đầu tiên của Nam Triều Tiên, ông Syngman Rhee, đã thiết lập bộ luật An ninh Quốc gia năm 1948 để ngăn chặn sự truyền bá chủ nghĩa cộng sản, nhưng cũng vận dụng bộ luật này để bắt giữ hàng ngàn người trong đó có các sinh viên tranh đấu.
Bộ luật An ninh Quốc gia bị chỉ trích vì trấn áp quyền tự do phát biểu và lập hội, coi việc ca ngợi Bắc Triều Tiên hay liên lạc với bất cứ nhân viên Bắc Triều Tiên nào mà không có phép là bất hợp pháp.
Nam Triều Tiên cũng ngăn chặn các trang web ủng hộ Bắc Triều Tiên và bắt giữ những người phát tán tuyên truyền, kể cả những người gửi lại các đường dẫn qua Twitter.
Những người bênh vực các bộ luật khắt khe này nói các luật lệ là cần thiết bởi vì mối đe dọa liên tục do Bắc Triều Tiên gây ra.
Ông Hwang Tae-soon là một chuyên gia phân tích chính trị tại Trung tâm Wilson, một tổ chức khảo cứu ở Seoul.
Ông Hwang nói bộ luật An ninh Quốc gia Nam Triều Tiên cũng giống như bộ luật Ái Quốc ở Hoa Kỳ. Theo ông, bởi vì Nam Triều Tiên mặt đối mặt với Bắc Triều Tiên cho nên Nam Triều Tiên cần phải có một bộ luật đặc biệt để đối phó với những tội ác có liên quan đến gián điệp, nổi loạn và xâm nhập.
Nam Triều Tiên đã phá vỡ các âm mưu ám sát của gián điệp Bắc Triều Tiên trong nhiều năm. Thời gian gần đây hơn, NIS dã bắt giữ những người Nam Triều Tiên bị tố cáo là hỗ trợ cho miền Bắc thực hiện các vụ tấn công mạng.
NIS từ chối một lời yêu cầu phỏng vấn của đài VOA và nói rằng họ không bình luận về vụ ông Lee.
Ðảng cấp tiến đối lập chính của Nam Triều Tiên, là đảng Dân chủ, ủng hộ việc bãi bỏ quyền miễn tố của ông Lee. Nhưng đảng cũng cảnh báo những người bảo thủ chớ nên biến vụ chống ông Lee thành mộg chiến dịch diệt trừ những người bị tố cáo là cộng sản.