Chính phủ Ấn Độ đang xúc tiến một chương trình có tính chất dấu mốc để cung cấp ngũ cốc giá rẻ cho hơn 2/3 của 1 tỉ 200 triệu người trong nước. Từ New Dehli, thông tín viên Aru Pande của đài VOA tường thuật rằng chương trình nhiều tham vọng này gặp phải sự nghi ngờ của dân chúng.
Bà Geeta Kashyap là một cư dân ở thủ đô New Dehli, nơi giá lương thực đã tăng 8,25% trong tháng 5 vừa qua. Bà nói rằng bà không hiểu làm sao mà những người dân nghèo có thể sống được trong khi giá cả tăng vọt như vậy.
"Bây giờ tất cả mọi thứ đều đắt. Dầu cặn đắt! Xăng đắt! Lương thực cũng đắt. Giá cà chua lúc trước 20 rúp một kí. Bây giờ 70 rúp một kí. Tôi không hiểu người dân lấy gì mà ăn?"
Đó chính là câu hỏi mà chính phủ Ấn Độ muốn trả lời với chương trình an ninh lương thực – một chương trình nhắm tới việc bảo đảm cho đa số dân chúng có được 5 kilo gạo, lúa mì hoặc lương khô mỗi tháng với giá cực rẻ là từ hai tới 3 rúp hoặc vài xu một kí.
Chương trình này vô cùng cần thiết cho một nước chiếm đến 1/4 số người nghèo đói của thế giới và là nơi mà cứ ba em bé thì có một em bị suy dinh dưỡng -- một tỉ lệ còn cao hơn tỉ lệ của các nước phía nam sa mạc Sahara.
Chương trình an ninh lương thực sẽ cung cấp các bữa ăn miễn phí cho các trẻ em nghèo và những phụ nữ mang thai.
Tuy chương trình này muốn nới rộng việc trợ giá lương thực cho 50% cư dân thành thị và 75% cư dân nông thôn, nhiều người nói rằng nếu chính phủ không sửa đổi hệ thống phân phối công cộng có nhiều khuyết điểm hiện nay thì chương trình này chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu.
Ông Bharat Ramaswami của Viện Thống kê Ấn Độ là một trong số 45 kinh tế gia trên khắp thế giới đã ký tên vào một lá thư công khai cho bà Sonia Gandhi, lãnh tụ đảng Quốc Đại đương quyền, vào năm 2011. Họ hối thúc chính phủ trung ương xem xét tới những cách thức khác để cung cấp sự trợ giúp, chẳng hạn như chuyển tiền trực tiếp, thay vì dựa vào một hệ thống phân phối công cộng có rất nhiều vấn đề.
Ông Rawaswami phát biểu như sau.
"Người ta sẽ kiếm được một cách phi pháp những khoản tiền khổng lồ qua việc chuyển số ngũ cốc này ra thị trường và đó chính là một nguồn rất lớn của sự thất thoát và tham ô, và là một sự lừa đảo trắng trợn."
Ông Rawaswami cho biết các khoản trợ giá của chính phủ bị thất thoát từ 40 đến 50%. Và ông phải là người duy nhất nghi ngờ hiệu quả của chương trình trợ giá của chính phủ. Nhiều người đi mua sắm ở ngôi chợ này ở New Dehli, như ông Sushil Kumar, cho rằng những loại ngũ cốc được trợ giá ở mức cao hiếm khi tới tay những người thật sự có nhu cầu.
Ông Kumar nói: "Có người chủ tiệm nào lại đi bán gạo với giá 3 rúp một kí? Làm thế nào mà một người có thể chứng minh mình là người nghèo và được hưởng khoản trợ giá đó. Ông ấy cần phải có một tấm thẻ để trình cho người chủ tiệm."
Những người khác, như bà Trishna Garg, cho rằng nội các đã phê chuẩn kế hoạch và tổng thống đã ký pháp lệnh thực hiện trong lúc đảng Quốc Đại muốn tranh thủ sự ủng hộ trước cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới.
"Họ làm như vậy để kiếm phiếu. Chính phủ thật ra chẳng làm gì cả. Nhưng tới lúc bầu cử thì họ nói rằng giá cả sẽ rẻ hơn. Nhưng không có chuyện gì xảy ra cả."
Trong khi đó, những người khác nêu nghi vấn là làm thế nào mà Ấn Độ có thể chi trả cho một chương trình trợ giá lương thực với kinh phí lên tới 21 tỉ đô la. Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ được nêu lên khi pháp lệnh này được mang ra tranh luận tại phiên họp sắp tới ở quốc hội.
Bà Geeta Kashyap là một cư dân ở thủ đô New Dehli, nơi giá lương thực đã tăng 8,25% trong tháng 5 vừa qua. Bà nói rằng bà không hiểu làm sao mà những người dân nghèo có thể sống được trong khi giá cả tăng vọt như vậy.
"Bây giờ tất cả mọi thứ đều đắt. Dầu cặn đắt! Xăng đắt! Lương thực cũng đắt. Giá cà chua lúc trước 20 rúp một kí. Bây giờ 70 rúp một kí. Tôi không hiểu người dân lấy gì mà ăn?"
Đó chính là câu hỏi mà chính phủ Ấn Độ muốn trả lời với chương trình an ninh lương thực – một chương trình nhắm tới việc bảo đảm cho đa số dân chúng có được 5 kilo gạo, lúa mì hoặc lương khô mỗi tháng với giá cực rẻ là từ hai tới 3 rúp hoặc vài xu một kí.
Chương trình này vô cùng cần thiết cho một nước chiếm đến 1/4 số người nghèo đói của thế giới và là nơi mà cứ ba em bé thì có một em bị suy dinh dưỡng -- một tỉ lệ còn cao hơn tỉ lệ của các nước phía nam sa mạc Sahara.
Chương trình an ninh lương thực sẽ cung cấp các bữa ăn miễn phí cho các trẻ em nghèo và những phụ nữ mang thai.
Tuy chương trình này muốn nới rộng việc trợ giá lương thực cho 50% cư dân thành thị và 75% cư dân nông thôn, nhiều người nói rằng nếu chính phủ không sửa đổi hệ thống phân phối công cộng có nhiều khuyết điểm hiện nay thì chương trình này chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu.
Ông Bharat Ramaswami của Viện Thống kê Ấn Độ là một trong số 45 kinh tế gia trên khắp thế giới đã ký tên vào một lá thư công khai cho bà Sonia Gandhi, lãnh tụ đảng Quốc Đại đương quyền, vào năm 2011. Họ hối thúc chính phủ trung ương xem xét tới những cách thức khác để cung cấp sự trợ giúp, chẳng hạn như chuyển tiền trực tiếp, thay vì dựa vào một hệ thống phân phối công cộng có rất nhiều vấn đề.
Ông Rawaswami phát biểu như sau.
"Người ta sẽ kiếm được một cách phi pháp những khoản tiền khổng lồ qua việc chuyển số ngũ cốc này ra thị trường và đó chính là một nguồn rất lớn của sự thất thoát và tham ô, và là một sự lừa đảo trắng trợn."
Ông Rawaswami cho biết các khoản trợ giá của chính phủ bị thất thoát từ 40 đến 50%. Và ông phải là người duy nhất nghi ngờ hiệu quả của chương trình trợ giá của chính phủ. Nhiều người đi mua sắm ở ngôi chợ này ở New Dehli, như ông Sushil Kumar, cho rằng những loại ngũ cốc được trợ giá ở mức cao hiếm khi tới tay những người thật sự có nhu cầu.
Ông Kumar nói: "Có người chủ tiệm nào lại đi bán gạo với giá 3 rúp một kí? Làm thế nào mà một người có thể chứng minh mình là người nghèo và được hưởng khoản trợ giá đó. Ông ấy cần phải có một tấm thẻ để trình cho người chủ tiệm."
Những người khác, như bà Trishna Garg, cho rằng nội các đã phê chuẩn kế hoạch và tổng thống đã ký pháp lệnh thực hiện trong lúc đảng Quốc Đại muốn tranh thủ sự ủng hộ trước cuộc bầu cử quốc hội vào năm tới.
"Họ làm như vậy để kiếm phiếu. Chính phủ thật ra chẳng làm gì cả. Nhưng tới lúc bầu cử thì họ nói rằng giá cả sẽ rẻ hơn. Nhưng không có chuyện gì xảy ra cả."
Trong khi đó, những người khác nêu nghi vấn là làm thế nào mà Ấn Độ có thể chi trả cho một chương trình trợ giá lương thực với kinh phí lên tới 21 tỉ đô la. Đây là câu hỏi chắc chắn sẽ được nêu lên khi pháp lệnh này được mang ra tranh luận tại phiên họp sắp tới ở quốc hội.