Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Matxcơva hôm thứ Sáu, trong chuyến đi nước ngoài đầu tiên kể từ khi chính thức nhậm chức hồi tuần rồi.
Các nhà phân tích phương Tây cho rằng chuyến thăm Nga là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy những lợi ích chung về chiến lược và giao thương.
Cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã nói rằng hai nước dự kiến sẽ ký kết những thỏa thuận thúc đẩy buôn bán dầu mỏ và xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên nối liền hai nước.
Cuộc đàm phán song phương về một thỏa thuận để Nga cung cấp tới 68 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm qua một đường ống dẫn mới, đã kéo dài suốt một năm vì hai bên vẫn còn mặc cả về giá cả.
Tại một cuộc họp báo trong tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nói rằng hai nước sẽ ký những thỏa thuận dầu khí mới, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.
Ông Trình cũng ghi nhận sự xuất hiện của một "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong hai thập kỷ qua, và nhấn mạnh đến việc đôi bên đã giải quyết xong vụ tranh chấp lâu đời về biên giới.
Hai nước cũng có đường hướng ngoại giao gần gũi nhau với việc Bắc Kinh thường ngả theo Matxcơva phản đối sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc nội chiến đẫm máu của Syria tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tương tự, Nga cũng thuận theo Trung Quốc trong vấn đề Bắc Triều Tiên khi Hội đồng Bảo an tăng áp lực buộc Bình Nhưỡng chấm dứt nỗ lực sở hữu vũ khí hạt nhân.
Các nhà phân tích phương Tây cho rằng chuyến thăm Nga là nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy những lợi ích chung về chiến lược và giao thương.
Cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã nói rằng hai nước dự kiến sẽ ký kết những thỏa thuận thúc đẩy buôn bán dầu mỏ và xây dựng một đường ống dẫn khí đốt thiên nhiên nối liền hai nước.
Cuộc đàm phán song phương về một thỏa thuận để Nga cung cấp tới 68 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm qua một đường ống dẫn mới, đã kéo dài suốt một năm vì hai bên vẫn còn mặc cả về giá cả.
Tại một cuộc họp báo trong tuần này, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trình Quốc Bình nói rằng hai nước sẽ ký những thỏa thuận dầu khí mới, nhưng ông không cho biết thêm chi tiết.
Ông Trình cũng ghi nhận sự xuất hiện của một "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện" trong hai thập kỷ qua, và nhấn mạnh đến việc đôi bên đã giải quyết xong vụ tranh chấp lâu đời về biên giới.
Hai nước cũng có đường hướng ngoại giao gần gũi nhau với việc Bắc Kinh thường ngả theo Matxcơva phản đối sự can thiệp của nước ngoài trong cuộc nội chiến đẫm máu của Syria tại Hội đồng Bảo an LHQ.
Tương tự, Nga cũng thuận theo Trung Quốc trong vấn đề Bắc Triều Tiên khi Hội đồng Bảo an tăng áp lực buộc Bình Nhưỡng chấm dứt nỗ lực sở hữu vũ khí hạt nhân.