Bài nói chuyện nội bộ cho cán bộ CS cấp cao của tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Tập Cận Bình bị tiết lộ trên nguyệt san Tiền Tiêu số ra tháng 4/2013 ở Hồng Kông đang được truyền đi rộng rãi và được bước đầu bình luận, đánh giá.
Điều nổi lên rõ nhất là thái độ của người nói - như ông khẳng định, không rào trước đón sau, không quanh co che dấu. Có thể nói ông là người lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc cực kỳ hiếm hoi, thẳng ruột ngựa, bộc tuệch với dàn cán bộ CS cấp cao tin cẩn của mình.
Có lẽ Tập Cận Bình đã phạm sai lầm quá hớ hênh, quá mất cảnh giác trong vụ tâm sự ngay khi mới nhận chức này của ông.
Ai cũng biết lãnh đạo là phải trước hết tự tin, tin ở tổ chức, ở đảng của mình, ở chế độ của mình, ở học thuyết của mình. Lãnh đạo là đề xuất đường lối chính sách thích hợp, là quyết đoán, là sáng tạo, là bẻ lái theo con đường mình cho là đúng.
Nhưng không. Ông Tập Cận Bình suốt trong buổi nói chuyện gần 2 giờ đồng hồ không hề đề ra một đường lối, chủ trương nào mới mẻ, sáng tạo mà cả đảng CS Trung Quốc và toàn dân Trung hoa đang mong chờ.
Ở ông chỉ có những lời than não nề, những tiếng thở dài bất lực của một con người hoàn toàn bế tắc.
Ngay tít rút ra cho bài nói chuyện đã nói lên điều ấy. «Tôi biết làm thế nào?». Ủa trư tao chẩn ma pan? (theo tiếng phổ thông). Ngã tri đạo chẩm ma biện? (theo chữ Hán). Ông hỏi lại các đồng chí cấp cao của ông. Để thanh minh rằng ông bế tắc, ông bị kẹt cứng, ông không còn biết xoay xở ra sao. Để chỉ ra phương châm hành động của ông trong 10 năm tới đành phải là:«liệu pháp giữ nguyên», nghĩa là sẽ không có gì thay đổi đáng kể cả, giữ được nguyên như cũ đã là khó, ngụ ý là thế.
Quả thật ông Tập thật lòng tâm sự. Ông bị kẹt cứng. Ông hiểu chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao không còn hợp, ông không còn tin nữa, nhưng bỏ thì mất đảng, ông không dám. Chế độ hiện nay quá cũ, quá cổ, trái với chế độ pháp quyền, ông không phải không hiểu, nhưng ông không thể bỏ nền chuyên chính của đảng. Ông phải làm vừa lòng mọi người, từ cán bộ lão thành đến tầng lớp thanh niên. Ông rất muốn chống tham nhũng, nhưng ông lại phải làm vừa lòng mọi loại mọi cấp cán bộ, cho nên ông chỉ có cách chống là «xì bớt hơi khi quả bóng quá căng». Có lẽ ông nghĩ đến việc truy tố Bạc Hy Lai ủy viên bộ chính trị bí thư Trùng Khánh chăng.
Ông làm chúng ta bật cười khi thú nhận «tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, là người chủ quầy hàng», ngụ ý là người giữ túi tiền, giữ kho của cải quốc gia để phân phối cho các nhóm lợi ích một cách cân bằng.
Trong các lãnh tụ đảng thời hậu Mao, so với Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, có thể nhận định ông Tập Cận Bình là con người chân thực, thật thà, lại có vẻ như yếu bóng vía hơn cả, qua bài nói chuyện thổ lộ tâm tình này; ông thú nhận cần thu hồi đảo giáp Nhật Bản nhưng lại than vãn rằng thế lực quân sự Trung Quốc về mặt kỹ thuật quân sự hiện đại còn thấp, yếu kém so với trình độ chung.
Việc đánh giá người cầm đầu nước Trung Quốc đang bật dậy với tham vọng toàn cầu không giới hạn là rất hệ trọng đối với chúng ta. Chính chủ tịch Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo mối quan hệ Trung - Việt và đã khống chế Chủ tịch Trương Tấn Sang trong một loạt văn kiện hệ trọng trói buộc đảng CS Việt Nam vào cỗ xe của Trung Quốc. Tại sao ại như thế được.
Vấn đề chúng ta cần trao đổi, tìm hiểu, làm rõ là một con người lãnh đạo có vẻ do dự, thiếu quyết đoán, tự thú nhận bế tắc, kẹt cứng về đường lối chủ trương lại có thể xỏ mũi ông Trương Tấn Sang và bộ sậu đi theo một cách dễ dàng đến vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Điều nổi lên rõ nhất là thái độ của người nói - như ông khẳng định, không rào trước đón sau, không quanh co che dấu. Có thể nói ông là người lãnh đạo của đảng CS Trung Quốc cực kỳ hiếm hoi, thẳng ruột ngựa, bộc tuệch với dàn cán bộ CS cấp cao tin cẩn của mình.
Có lẽ Tập Cận Bình đã phạm sai lầm quá hớ hênh, quá mất cảnh giác trong vụ tâm sự ngay khi mới nhận chức này của ông.
Ai cũng biết lãnh đạo là phải trước hết tự tin, tin ở tổ chức, ở đảng của mình, ở chế độ của mình, ở học thuyết của mình. Lãnh đạo là đề xuất đường lối chính sách thích hợp, là quyết đoán, là sáng tạo, là bẻ lái theo con đường mình cho là đúng.
Nhưng không. Ông Tập Cận Bình suốt trong buổi nói chuyện gần 2 giờ đồng hồ không hề đề ra một đường lối, chủ trương nào mới mẻ, sáng tạo mà cả đảng CS Trung Quốc và toàn dân Trung hoa đang mong chờ.
Ở ông chỉ có những lời than não nề, những tiếng thở dài bất lực của một con người hoàn toàn bế tắc.
Ngay tít rút ra cho bài nói chuyện đã nói lên điều ấy. «Tôi biết làm thế nào?». Ủa trư tao chẩn ma pan? (theo tiếng phổ thông). Ngã tri đạo chẩm ma biện? (theo chữ Hán). Ông hỏi lại các đồng chí cấp cao của ông. Để thanh minh rằng ông bế tắc, ông bị kẹt cứng, ông không còn biết xoay xở ra sao. Để chỉ ra phương châm hành động của ông trong 10 năm tới đành phải là:«liệu pháp giữ nguyên», nghĩa là sẽ không có gì thay đổi đáng kể cả, giữ được nguyên như cũ đã là khó, ngụ ý là thế.
Quả thật ông Tập thật lòng tâm sự. Ông bị kẹt cứng. Ông hiểu chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao không còn hợp, ông không còn tin nữa, nhưng bỏ thì mất đảng, ông không dám. Chế độ hiện nay quá cũ, quá cổ, trái với chế độ pháp quyền, ông không phải không hiểu, nhưng ông không thể bỏ nền chuyên chính của đảng. Ông phải làm vừa lòng mọi người, từ cán bộ lão thành đến tầng lớp thanh niên. Ông rất muốn chống tham nhũng, nhưng ông lại phải làm vừa lòng mọi loại mọi cấp cán bộ, cho nên ông chỉ có cách chống là «xì bớt hơi khi quả bóng quá căng». Có lẽ ông nghĩ đến việc truy tố Bạc Hy Lai ủy viên bộ chính trị bí thư Trùng Khánh chăng.
Ông làm chúng ta bật cười khi thú nhận «tôi chỉ là người giữ chìa khóa tủ, là người chủ quầy hàng», ngụ ý là người giữ túi tiền, giữ kho của cải quốc gia để phân phối cho các nhóm lợi ích một cách cân bằng.
Trong các lãnh tụ đảng thời hậu Mao, so với Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, có thể nhận định ông Tập Cận Bình là con người chân thực, thật thà, lại có vẻ như yếu bóng vía hơn cả, qua bài nói chuyện thổ lộ tâm tình này; ông thú nhận cần thu hồi đảo giáp Nhật Bản nhưng lại than vãn rằng thế lực quân sự Trung Quốc về mặt kỹ thuật quân sự hiện đại còn thấp, yếu kém so với trình độ chung.
Việc đánh giá người cầm đầu nước Trung Quốc đang bật dậy với tham vọng toàn cầu không giới hạn là rất hệ trọng đối với chúng ta. Chính chủ tịch Tập Cận Bình trực tiếp chỉ đạo mối quan hệ Trung - Việt và đã khống chế Chủ tịch Trương Tấn Sang trong một loạt văn kiện hệ trọng trói buộc đảng CS Việt Nam vào cỗ xe của Trung Quốc. Tại sao ại như thế được.
Vấn đề chúng ta cần trao đổi, tìm hiểu, làm rõ là một con người lãnh đạo có vẻ do dự, thiếu quyết đoán, tự thú nhận bế tắc, kẹt cứng về đường lối chủ trương lại có thể xỏ mũi ông Trương Tấn Sang và bộ sậu đi theo một cách dễ dàng đến vậy.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.