Một trong những kỹ thuật được trông đợi nhiều nhất trong lãnh vực năng lượng thay thế hy vọng sẽ bước vào dòng chính trong năm nay là kỹ thuật chế biến lõi ngô, thân lúa mì, và ngay cả rác rưởi thành nhiên liệu.
Một xe rác được chở tới nhà máy thí điểm của công ty Fiberight ở miền nam tiểu bang Virginia. Quản lý nhà máy Randy Garrett nói rằng những thứ như rau quả hư thối, bìa các-tông và những rác rưởi khác sẽ trở thành một thứ có giá trị hơn nhiều. Ông nói:
“Những gì chúng tôi làm là đem đổ các vật liệu này ra một bãi rác, một nửa vật liệu này sẽ được chế biến để chuyển hóa thành năng lượng sinh học như ethanol.”
Ethanol chiếm khoảng 10% nguồn cung cấp năng lượng của Hoa Kỳ.
Gần như tất cả số ethanol đó tới từ ngô, khiến gây ra sự cạnh tranh giữa thực phẩm và nhiên liệu mà những người chỉ trích nói là làm gia tăng giá lương thực.
Nhưng tình trạng đó không đúng tại công ty Fiberight, nơi người ta chất rác rưởi đó vào một thứ mà căn bản là một nồi áp suất khổng lồ. Ông Garrett cho biết:
“Tiến trình đó biến các vật liệu như giấy, các tông, vỏ chuối, bất cứ chất xơ hữu cơ nào, biến vật liệu đó thành một thứ bột nhão. Đó là thứ chúng tôi sử dụng để biến đổi thành nhiên liệu năng lượng.”
Đống bột nhão nóng sản xuất từ lò nấu đó hầu hết là chất xơ.
Trong những điều kiện thích hợp chất xơ có thể trở thành đường, để chế biến thành ethanol.
Năm nay, nhiều nhà máy khác hy vọng sẽ bắt đầu chế tạo ethanol từ thân cây ngô, thân lúa mì, và các vật liệu thảo mộc khác.
Sự chuyển đổi được chờ đợi từ lâu này rồi sẽ đến. Cựu tổng thống Bush nói:
“Một ngày kia bạn sẽ sử dụng loại nhiên liệu này cho xe hơi.
Trở lại năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã ký một đạo luật đòi hỏi gia tăng lượng ethanol trong xăng dầu tại Mỹ.
Mục đích là để khuyến khích các nguồn nhiên liệu mới. Ông Bush nói:
“Ta phát triển các kỹ thuật mới cho phép chế tạo ethanol từ gỗ vụn, thân cỏ, hay những chất phế thải nông nghiệp.”
Và năng lượng được chế tạo từ vật liệu cây cỏ sẽ tạo ra ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là nhiên liệu dầu hỏa.
Nhưng, kinh tế gia nông nghiệp Madhu Khanna thuộc Trường Đại Học Illinois nói rằng việc chế tạo ethanol từ chất xơ khó khăn hơn là người ta tưởng. Ông giải thích:
“Chúng ta biết cách làm việc này trong phòng thì nghiệm. Vấn đề khó khăn chính là làm việc đó theo phương cách liên tục, ít tốn kém trên quy mô lớn.”
Việc sản xuất ethanol từ chất xơ đã rất chậm chạp so với trông đợi khi các công ty tìm cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Năm nay có thể là một bước ngoặt.
Nhưng ông Khanna nói rằng, xe hơi của chúng ta có thể hạn chế sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này:
“Ngay cả khi chúng ta có thể bắt đầu sản xuất ethanol với giá rẻ, chúng ta cũng cần tiêu thụ nó nữa.”
Chỉ có một số ít kiểu xe sử dụng nhiên liệu có độ ethanol cao.
Nếu không có thêm nhiều kiểu xe đó chạy trên đường thì số nhiên liệu chế tạo từ rác sẽ không bán thêm được bao nhiêu.
Một xe rác được chở tới nhà máy thí điểm của công ty Fiberight ở miền nam tiểu bang Virginia. Quản lý nhà máy Randy Garrett nói rằng những thứ như rau quả hư thối, bìa các-tông và những rác rưởi khác sẽ trở thành một thứ có giá trị hơn nhiều. Ông nói:
“Những gì chúng tôi làm là đem đổ các vật liệu này ra một bãi rác, một nửa vật liệu này sẽ được chế biến để chuyển hóa thành năng lượng sinh học như ethanol.”
Ethanol chiếm khoảng 10% nguồn cung cấp năng lượng của Hoa Kỳ.
Gần như tất cả số ethanol đó tới từ ngô, khiến gây ra sự cạnh tranh giữa thực phẩm và nhiên liệu mà những người chỉ trích nói là làm gia tăng giá lương thực.
Nhưng tình trạng đó không đúng tại công ty Fiberight, nơi người ta chất rác rưởi đó vào một thứ mà căn bản là một nồi áp suất khổng lồ. Ông Garrett cho biết:
“Tiến trình đó biến các vật liệu như giấy, các tông, vỏ chuối, bất cứ chất xơ hữu cơ nào, biến vật liệu đó thành một thứ bột nhão. Đó là thứ chúng tôi sử dụng để biến đổi thành nhiên liệu năng lượng.”
Đống bột nhão nóng sản xuất từ lò nấu đó hầu hết là chất xơ.
Trong những điều kiện thích hợp chất xơ có thể trở thành đường, để chế biến thành ethanol.
Năm nay, nhiều nhà máy khác hy vọng sẽ bắt đầu chế tạo ethanol từ thân cây ngô, thân lúa mì, và các vật liệu thảo mộc khác.
Sự chuyển đổi được chờ đợi từ lâu này rồi sẽ đến. Cựu tổng thống Bush nói:
“Một ngày kia bạn sẽ sử dụng loại nhiên liệu này cho xe hơi.
Trở lại năm 2007, Tổng thống George W. Bush đã ký một đạo luật đòi hỏi gia tăng lượng ethanol trong xăng dầu tại Mỹ.
Mục đích là để khuyến khích các nguồn nhiên liệu mới. Ông Bush nói:
“Ta phát triển các kỹ thuật mới cho phép chế tạo ethanol từ gỗ vụn, thân cỏ, hay những chất phế thải nông nghiệp.”
Và năng lượng được chế tạo từ vật liệu cây cỏ sẽ tạo ra ít khí thải gây hiệu ứng nhà kính hơn là nhiên liệu dầu hỏa.
Nhưng, kinh tế gia nông nghiệp Madhu Khanna thuộc Trường Đại Học Illinois nói rằng việc chế tạo ethanol từ chất xơ khó khăn hơn là người ta tưởng. Ông giải thích:
“Chúng ta biết cách làm việc này trong phòng thì nghiệm. Vấn đề khó khăn chính là làm việc đó theo phương cách liên tục, ít tốn kém trên quy mô lớn.”
Việc sản xuất ethanol từ chất xơ đã rất chậm chạp so với trông đợi khi các công ty tìm cách giải quyết các vấn đề kỹ thuật.
Năm nay có thể là một bước ngoặt.
Nhưng ông Khanna nói rằng, xe hơi của chúng ta có thể hạn chế sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này:
“Ngay cả khi chúng ta có thể bắt đầu sản xuất ethanol với giá rẻ, chúng ta cũng cần tiêu thụ nó nữa.”
Chỉ có một số ít kiểu xe sử dụng nhiên liệu có độ ethanol cao.
Nếu không có thêm nhiều kiểu xe đó chạy trên đường thì số nhiên liệu chế tạo từ rác sẽ không bán thêm được bao nhiêu.