Úc, Indonesia, Nga, Hy Lạp - đó chỉ là một vài quốc gia mà các vụ cháy rừng trên diện rộng đã xảy ra trong những năm gần đây. Ở miền tây Hoa Kỳ, chỉ trong mùa hè này đã có ba vụ hỏa hoạn hung bạo đã tàn phá nhiều khu vực. Thông tín viên VOA Mark Snowiss tường thuật rằng các chuyên gia cứu hỏa nói hầu hết các vụ gọi là cháy rừng diện rộng là do sự kết hợp của biến đổi khí hậu, vấn đề sử dụng đất và quản lý yếu kém của con người đã biến các vùng đất thành những hộp diêm.
Colorado. Tháng 6 năm 2013. Vụ cháy rừng Black Forest đã thiêu hủy hơn 500 ngôi nhà.
Vài tuần sau, vụ cháy rừng Yarnell Hill ở tiểu bang Arizona đã giết chết 19 lính cứu hỏa thuộc Đội cứu hỏa ưu tú Granite Mountain Hotshots.
Và rồi, vào tháng Tám, vụ cháy rừng được gọi là Rim Fire, lớn thứ ba trong lịch sử tiểu bang Califonia, đã đe dọa nguồn nước của thành phố San Francisco.
Ông Bill Kaage là người chỉ huy các hoạt động cứu hỏa cho Cơ quan Công viên Mỹ tại trung tâm cứu hỏa quốc gia ở Boise, Idaho.
Ông nói rằng những vụ cháy lớn và tốn kém, mà vài thập niên trước đây rất hiếm khi xảy ra, đã buộc các cơ quan cứu hỏa phải thích ứng:
“Ở miền tây Hoa Kỳ, chúng ta thấy những vụ cháy lớn hơn xảy ra với thời gian dài hơn, và mùa cháy rừng, điều mà chúng ta phải đối phó, đang thực sự thay đổi, và đây chính là điều vô cùng rắc rối”.
Tình trạng khô hạn do biến đổi khí hậu gây ra là một trong những yếu tố làm gia tăng những vụ cháy rừng trên diện rộng, theo một ủy ban do Liên Hiệp Quốc thành lập hồi gần đây và các chuyên gia hỏa hoạn.
Một nguyên nhân khác nữa là vấn đề sử dụng đất. Nhiều thập niên qua, để bảo vệ cho những cộng đồng dân cư mới tại những khu vực dễ bị hỏa hoạn, giới hữu trách đã tích cực ngăn chặn triệt để các vụ cháy rừng. Chính sách đó, được gọi là áp chế, được ủng hộ rộng rãi và an toàn về chính trị.
Tuy nhiên, chính sách này đã thất bại khi mang ra áp dụng thử ở những nước dễ bị hỏa hoạn. Ông Stephen Pyne của Đại học Tiểu bang Arizona nói với đài VOA qua Skype:
"Khi khói xuất hiện ở đường chân trời và các ống kính thu hình được mang ra thì cách giải quyết dễ dàng có vẻ là điều động quân đội, đưa máy bay và trực thăng tới nơi để dập lửa và rồi vấn đề không còn nữa. Nhưng tất cả những điều chúng ta làm đó chỉ làm cho vấn đề bị trì hoãn mà thôi."
Nói cách khác, áp chế là một giải pháp tạm thời mà có thể sau đó sẽ tạo ra nhiều vụ cháy rừng nguy hiểm hơn. Nó tạo ra sự phát triển tốt cho các thảm thực vật thấp và chính những thảm thực vật này sẽ đưa lửa tới những tầng cây cao hơn. Nhà lâm học Marc Barnes nói với VOA qua Skype:
Việc đốt rừng thuờng được sử dụng với cấp độ thấp và làm sạch rừng, bây giờ họ lại đang đốt với cấp độ cao và hủy hoại rừng, giết chết tất cả cây cối.
Ông Barnes nói rằng ngân sách cần phải được chuyển sang các biện pháp chủ động như giảm nhiên liệu:
"Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục có những vụ cháy rừng càng ngày càng lớn hơn. Chúng ta đang xài ngày càng nhiều tiền và càng ít việc được hoàn thành từ các cơ quan đó bởi vì rất nhiều khoản trong ngân sách của họ đang bị lấn át bởi ngân sách dành cho mục tiêu áp chế."
Ông Kaage thừa nhận thâm hụt ngân sách liên bang đã buộc các cơ quan như cơ quan ông phải cắt giảm ngân sách giảm nhiên liệu. Ông nói:
"Ðó là một lựa chọn mà chúng tôi phải thực hiện để bảo đảm chúng tôi có các xe chữa lửa và nhân viên cứu hỏa sẵn sàng để ứng phó."
Quốc hội đã đòi hỏi chính phủ áp dụng một chiến lược quốc gia để đối phó với nạn cháy rừng, một chiến lược mà ông Pyne gọi là “táo bạo nhưng không cung cấp đủ ngân khoản để thực hiện”. Chiến lược này có mục đích giúp cho chính phủ, những người sở hữu đất và các tổ chức phi chính phủ đối phó với một vấn đề nguy hiểm và dường như càng ngày càng nguy hiểm hơn.
http://share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1798549&w=500&h=380&skin=embeded
Colorado. Tháng 6 năm 2013. Vụ cháy rừng Black Forest đã thiêu hủy hơn 500 ngôi nhà.
Vài tuần sau, vụ cháy rừng Yarnell Hill ở tiểu bang Arizona đã giết chết 19 lính cứu hỏa thuộc Đội cứu hỏa ưu tú Granite Mountain Hotshots.
Và rồi, vào tháng Tám, vụ cháy rừng được gọi là Rim Fire, lớn thứ ba trong lịch sử tiểu bang Califonia, đã đe dọa nguồn nước của thành phố San Francisco.
Ông Bill Kaage là người chỉ huy các hoạt động cứu hỏa cho Cơ quan Công viên Mỹ tại trung tâm cứu hỏa quốc gia ở Boise, Idaho.
Ông nói rằng những vụ cháy lớn và tốn kém, mà vài thập niên trước đây rất hiếm khi xảy ra, đã buộc các cơ quan cứu hỏa phải thích ứng:
“Ở miền tây Hoa Kỳ, chúng ta thấy những vụ cháy lớn hơn xảy ra với thời gian dài hơn, và mùa cháy rừng, điều mà chúng ta phải đối phó, đang thực sự thay đổi, và đây chính là điều vô cùng rắc rối”.
Tình trạng khô hạn do biến đổi khí hậu gây ra là một trong những yếu tố làm gia tăng những vụ cháy rừng trên diện rộng, theo một ủy ban do Liên Hiệp Quốc thành lập hồi gần đây và các chuyên gia hỏa hoạn.
Một nguyên nhân khác nữa là vấn đề sử dụng đất. Nhiều thập niên qua, để bảo vệ cho những cộng đồng dân cư mới tại những khu vực dễ bị hỏa hoạn, giới hữu trách đã tích cực ngăn chặn triệt để các vụ cháy rừng. Chính sách đó, được gọi là áp chế, được ủng hộ rộng rãi và an toàn về chính trị.
Tuy nhiên, chính sách này đã thất bại khi mang ra áp dụng thử ở những nước dễ bị hỏa hoạn. Ông Stephen Pyne của Đại học Tiểu bang Arizona nói với đài VOA qua Skype:
"Khi khói xuất hiện ở đường chân trời và các ống kính thu hình được mang ra thì cách giải quyết dễ dàng có vẻ là điều động quân đội, đưa máy bay và trực thăng tới nơi để dập lửa và rồi vấn đề không còn nữa. Nhưng tất cả những điều chúng ta làm đó chỉ làm cho vấn đề bị trì hoãn mà thôi."
Nói cách khác, áp chế là một giải pháp tạm thời mà có thể sau đó sẽ tạo ra nhiều vụ cháy rừng nguy hiểm hơn. Nó tạo ra sự phát triển tốt cho các thảm thực vật thấp và chính những thảm thực vật này sẽ đưa lửa tới những tầng cây cao hơn. Nhà lâm học Marc Barnes nói với VOA qua Skype:
Việc đốt rừng thuờng được sử dụng với cấp độ thấp và làm sạch rừng, bây giờ họ lại đang đốt với cấp độ cao và hủy hoại rừng, giết chết tất cả cây cối.
Ông Barnes nói rằng ngân sách cần phải được chuyển sang các biện pháp chủ động như giảm nhiên liệu:
"Nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục có những vụ cháy rừng càng ngày càng lớn hơn. Chúng ta đang xài ngày càng nhiều tiền và càng ít việc được hoàn thành từ các cơ quan đó bởi vì rất nhiều khoản trong ngân sách của họ đang bị lấn át bởi ngân sách dành cho mục tiêu áp chế."
Ông Kaage thừa nhận thâm hụt ngân sách liên bang đã buộc các cơ quan như cơ quan ông phải cắt giảm ngân sách giảm nhiên liệu. Ông nói:
"Ðó là một lựa chọn mà chúng tôi phải thực hiện để bảo đảm chúng tôi có các xe chữa lửa và nhân viên cứu hỏa sẵn sàng để ứng phó."
Quốc hội đã đòi hỏi chính phủ áp dụng một chiến lược quốc gia để đối phó với nạn cháy rừng, một chiến lược mà ông Pyne gọi là “táo bạo nhưng không cung cấp đủ ngân khoản để thực hiện”. Chiến lược này có mục đích giúp cho chính phủ, những người sở hữu đất và các tổ chức phi chính phủ đối phó với một vấn đề nguy hiểm và dường như càng ngày càng nguy hiểm hơn.
http://share.voanews.eu/flashembed.aspx?t=vid&id=1798549&w=500&h=380&skin=embeded