BERLIN —
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Ðức Angela Merkel đã đồng ý mở một cuộc họp giữa các giới chức an ninh của Ðức và Hoa Kỳ trong những ngày sắp tới để bàn về những lời cáo giác cho rằng Cơ quan An ninh Hoa Kỳ đã nghe lén 500 triệu cú điện thoại, theo dõi các điện thư và những dữ liệu khác đi qua nước Ðức. Thông tín viên Michael Scaturro tường thuật rằng diễn biến này xảy ra vào lúc Hội đồng châu Âu, một cơ quan nhân quyền với 47 thành viên có trụ sở ở Strasbourg, gợi ý rằng các chính phủ Âu châu chờ đợi Hoa Kỳ nói lên quan điểm của mình trước khi “phản ứng thái quá” về những việc tiết lộ.
Những lời tố giác Hoa Kỳ theo dõi các cú điện thoại và việc sử dụng Internet ở châu Âu đã chiếm ngự tin hàng đầu khắp lục địa này.
Cuộc tranh cãi cũng đã trở thành một đề tài nóng bỏng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Ðức. Ðảng Dân chủ Xã hội Ðức – là đảng sẽ ra tranh đua với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Angela Merkel – đang đòi Berlin điều tra các giới chức tình báo Mỹ.
Ðảng Dân chủ Xã hội muốn các công tố viên Ðức đi đến Moscow để thẩm vấn Edward Snowden, cựu nhân viên hợp đồng bị cáo buộc là tiết lộ thông tin về chương trình theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tức NSA.
Ông Daryl Lindsey, chủ biên phiên bản tiếng Anh của báo Der Spiegel đã đăng tải các tài liệu của NSA bị tiết lộ, nói rằng có phần chắc các đảng đối lập sẽ làm áp lực bà Merkel về vấn đề này. Ông nói:
“Nếu kết quả cho thấy là cơ quan tình báo Ðức, còn gọi tắt là BND, đã công khai hợp tác với NSA trong việc thu thập dữ liệu này, thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt hiến pháp ở đây. Chính phủ sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý và có thể sẽ có những hậu quả chính trị cho các chính trị gia nữa.”
Ở bên ngoài nước Ðức, phản ứng đã tỏ ra thận trọng hơn. Ông Daniel Holtgen thuộc Hội đồng châu Âu, một tổ chức nhân quyền Âu châu, nghĩ rằng nhiều chính phủ đang chờ nghe ý kiến từ phía chính quyền Obama trước khi có phản ứng. Ông cho biết:
“Chúng tôi đang tham chiếu các bản tin của các báo The Guardian và Der Spiegel, nhưng chúng tôi phải chờ xem phản ứng và lời giải đáp từ phía Hoa Kỳ, như Tổng thống Obama đã hứa hẹn.”
Tại Thụy Sĩ, những lời tố cáo Mỹ làm gián điệp đã được đáp lại bằng những lời kêu gọi ngoại trưởng nước này hãy bình tĩnh.
Bang giao giữa hai nước đã bị căng thẳng vì vấn đề những người Mỹ trốn thuế bằng cách sử dụng các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ và trước đó là một lời tố cáo của ông Snowden nói rằng nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA đã khuyến khích một chuyên gia ngân hàng lái xe lúc say rượu trong một kế hoạch tuyển mộ ông này.
Ông Simon Johner, người phát ngôn của cơ quan tình báo Thụy Sĩ, nói với đài VOA rằng những lời cáo buộc mới nhất này không đặc biệt đáng ngạc nhiên.
Ông Johner nói các giới chức Thụy Sĩ đã biết về chương trình gián điệp nước ngoài ở nước ông, nhất là gián điệp công nghiệp.
Chuyên gia về chính sách đối ngoại Sergey Lagodinsky thuộc Viện Chính sách Công Toàn cầu ở Berlin, gợi ý rằng, sau những lời tố cáo, chính quyền Obama nên cứu xét về chính sách ngoại giao công cộng. Ông Lagodinsky nói:
“Tôi nghĩ chính quyền sẽ phải suy nghĩ nghiêm tục về đường lối ngoại giao công cộng. Tôi nghĩ điều trục trặc ở đây qua những vụ tiết lộ này là sự tin tưởng của các thành phần Xuyên Ðại Tây Dương còn lại của châu Âu.”
Trong khi đó, những lo ngại cho rằng các vụ tiết lộ có thể làm chệch hướng các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Hoa Kỳ và EU dường như đã được xoa dịu.
Hôm qua, Thủ tướng Ðức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý thôi không đòi đình hoãn sau khi Hoa Kỳ đề nghị đàm phán về những tố cáo gián điệp song song với các cuộc thuơng nghị về thương mại.
Những lời tố giác Hoa Kỳ theo dõi các cú điện thoại và việc sử dụng Internet ở châu Âu đã chiếm ngự tin hàng đầu khắp lục địa này.
Cuộc tranh cãi cũng đã trở thành một đề tài nóng bỏng trong cuộc bầu cử sắp tới ở Ðức. Ðảng Dân chủ Xã hội Ðức – là đảng sẽ ra tranh đua với đảng Dân chủ Cơ đốc giáo của bà Angela Merkel – đang đòi Berlin điều tra các giới chức tình báo Mỹ.
Ðảng Dân chủ Xã hội muốn các công tố viên Ðức đi đến Moscow để thẩm vấn Edward Snowden, cựu nhân viên hợp đồng bị cáo buộc là tiết lộ thông tin về chương trình theo dõi của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tức NSA.
Ông Daryl Lindsey, chủ biên phiên bản tiếng Anh của báo Der Spiegel đã đăng tải các tài liệu của NSA bị tiết lộ, nói rằng có phần chắc các đảng đối lập sẽ làm áp lực bà Merkel về vấn đề này. Ông nói:
“Nếu kết quả cho thấy là cơ quan tình báo Ðức, còn gọi tắt là BND, đã công khai hợp tác với NSA trong việc thu thập dữ liệu này, thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt hiến pháp ở đây. Chính phủ sẽ phải đối mặt với những thách thức pháp lý và có thể sẽ có những hậu quả chính trị cho các chính trị gia nữa.”
Ở bên ngoài nước Ðức, phản ứng đã tỏ ra thận trọng hơn. Ông Daniel Holtgen thuộc Hội đồng châu Âu, một tổ chức nhân quyền Âu châu, nghĩ rằng nhiều chính phủ đang chờ nghe ý kiến từ phía chính quyền Obama trước khi có phản ứng. Ông cho biết:
“Chúng tôi đang tham chiếu các bản tin của các báo The Guardian và Der Spiegel, nhưng chúng tôi phải chờ xem phản ứng và lời giải đáp từ phía Hoa Kỳ, như Tổng thống Obama đã hứa hẹn.”
Tại Thụy Sĩ, những lời tố cáo Mỹ làm gián điệp đã được đáp lại bằng những lời kêu gọi ngoại trưởng nước này hãy bình tĩnh.
Bang giao giữa hai nước đã bị căng thẳng vì vấn đề những người Mỹ trốn thuế bằng cách sử dụng các tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ và trước đó là một lời tố cáo của ông Snowden nói rằng nhân viên của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA đã khuyến khích một chuyên gia ngân hàng lái xe lúc say rượu trong một kế hoạch tuyển mộ ông này.
Ông Simon Johner, người phát ngôn của cơ quan tình báo Thụy Sĩ, nói với đài VOA rằng những lời cáo buộc mới nhất này không đặc biệt đáng ngạc nhiên.
Ông Johner nói các giới chức Thụy Sĩ đã biết về chương trình gián điệp nước ngoài ở nước ông, nhất là gián điệp công nghiệp.
Chuyên gia về chính sách đối ngoại Sergey Lagodinsky thuộc Viện Chính sách Công Toàn cầu ở Berlin, gợi ý rằng, sau những lời tố cáo, chính quyền Obama nên cứu xét về chính sách ngoại giao công cộng. Ông Lagodinsky nói:
“Tôi nghĩ chính quyền sẽ phải suy nghĩ nghiêm tục về đường lối ngoại giao công cộng. Tôi nghĩ điều trục trặc ở đây qua những vụ tiết lộ này là sự tin tưởng của các thành phần Xuyên Ðại Tây Dương còn lại của châu Âu.”
Trong khi đó, những lo ngại cho rằng các vụ tiết lộ có thể làm chệch hướng các cuộc đàm phán thương mại sắp tới giữa Hoa Kỳ và EU dường như đã được xoa dịu.
Hôm qua, Thủ tướng Ðức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande đã đồng ý thôi không đòi đình hoãn sau khi Hoa Kỳ đề nghị đàm phán về những tố cáo gián điệp song song với các cuộc thuơng nghị về thương mại.