Chia rẽ giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc có thể ngày càng sâu rộng hơn nữa trừ phi các bên có thể giải quyết tốt hơn những tranh chấp như vấn đề Biển Đông. Đó là khuyến cáo của Indonesia, nước đang dồn nỗ lực trong vai trò trung gian điều giải cuộc tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, và Malaysia.
Các chia rẽ bắt nguồn từ việc một số thành viên ASEAN cho rằng Trung Quốc đang tìm cách bành trướng ảnh hưởng tại khu vực, với các hành động mạnh mẽ giành chủ quyền vùng lãnh hải giàu tài nguyên trên Biển Đông, bị tố cáo là xâm phạm chủ quyền đối với Việt Nam và Philippines.
Hãng tin Reuters trích phát biểu của Ngoại trưởng Indonesia ngày 23/8 cho rằng không quốc gia nào cố ý gây phương hại đến các mối quan hệ quốc tế ôn hòa trong khu vực, mà do những tính toán sai lầm, sự hiểu lầm dẫn tới các hành động gây phản ứng và hiệu ứng dây chuyền.
Là nước mạnh nhất trong khối ASEAN, Indonesia hiện đang nỗ lực thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông buộc các bên phải tự chế trong vấn đề tranh chấp.
Các chi tiết của bộ quy tắc này hiện vẫn chưa được phát thảo rõ ràng và Trung Quốc vẫn chưa cam kết về ý tưởng của một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc như thế.
Giữa những tranh chấp và chia rẽ tại khu vực về vấn đề Biển Đông, các lãnh đạo Châu Á và các nhà lập chính sách quốc tế sẽ nhóm họp vào tháng sau để thảo luận chung quyết kế hoạch thành lập một Hội đồng Hòa giải và Hòa bình Châu Á nhằm hỗ trợ các nỗ lực trong khu vực.
Tin Asia News Network ngày 24/8 cho hay cuộc họp ở Bangkok, Thái Lan, sẽ là giúp các nước ngăn ngừa những mâu thuẫn trong tương lai và tạo điều kiện cho các tiến trình hòa bình trên khắp Châu Á.
Cựu Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng Thái, Surakiart Sathirathai, cho rằng Châu Á thiếu một cơ quan hỗ trợ hòa bình và cần có một sự hợp tác chung để hòa nhập các bên hướng tới nền hòa bình chung trong khu vực.
Vẫn theo lời ông Surakiart, Hội đồng Hòa giải Hòa bình Châu Á sẽ giúp giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và trong khu vực chẳng hạn như các cuộc xung đột ở Sri Lanka, ở vùng Aceh của Indonesia, ở mạn Nam Thái Lan, hay tranh chấp khu vực như vấn đề Biển Đông.
Theo đề nghị, Hội đồng Hòa giải Hòa Bình Châu Á sẽ mang tính độc lập, không thiên vị, tạo điều kiện hỗ trợ cho các cuộc đối thoại hòa bình. Hội đồng cũng sẽ mở rộng cho các thành viên bên ngoài Châu Á.
Liên quan đến các mâu thuẫn trong khu vực và vấn đề Biển Đông, truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có thể vượt qua tất cả các trở ngại từ bên ngoài.
Nhật báo Nhân dân của nhà nước Trung Quốc mới đây nhấn mạnh Trung Quốc chắc chắn có thể đáp ứng và khắc phục tất cả mọi khó khăn, và những sự ‘sách nhiễu’ từ bên ngoài càng làm tăng cường thêm khả năng của Trung Quốc.
Báo này tố cáo rằng tất cả mọi khó khăn Bắc Kinh đang đương đầu là vì sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc làm thay đổi cân bằng quyền lực quốc tế nhất là tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khiến một số nước láng giềng dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ muốn chọc tức và phá hoại sự phát triển của Trung Quốc.
Cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc nói Bắc kinh hoàn toàn không nao núng trước hành động khiêu khích từ bên ngoài và có khả năng đáp ứng trước mọi trở ngại và giải quyết tất cả các vấn đề một cách thỏa đáng.
http://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US
Các chia rẽ bắt nguồn từ việc một số thành viên ASEAN cho rằng Trung Quốc đang tìm cách bành trướng ảnh hưởng tại khu vực, với các hành động mạnh mẽ giành chủ quyền vùng lãnh hải giàu tài nguyên trên Biển Đông, bị tố cáo là xâm phạm chủ quyền đối với Việt Nam và Philippines.
Hãng tin Reuters trích phát biểu của Ngoại trưởng Indonesia ngày 23/8 cho rằng không quốc gia nào cố ý gây phương hại đến các mối quan hệ quốc tế ôn hòa trong khu vực, mà do những tính toán sai lầm, sự hiểu lầm dẫn tới các hành động gây phản ứng và hiệu ứng dây chuyền.
Là nước mạnh nhất trong khối ASEAN, Indonesia hiện đang nỗ lực thúc đẩy một bộ quy tắc ứng xử Biển Đông buộc các bên phải tự chế trong vấn đề tranh chấp.
Các chi tiết của bộ quy tắc này hiện vẫn chưa được phát thảo rõ ràng và Trung Quốc vẫn chưa cam kết về ý tưởng của một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc như thế.
Giữa những tranh chấp và chia rẽ tại khu vực về vấn đề Biển Đông, các lãnh đạo Châu Á và các nhà lập chính sách quốc tế sẽ nhóm họp vào tháng sau để thảo luận chung quyết kế hoạch thành lập một Hội đồng Hòa giải và Hòa bình Châu Á nhằm hỗ trợ các nỗ lực trong khu vực.
Tin Asia News Network ngày 24/8 cho hay cuộc họp ở Bangkok, Thái Lan, sẽ là giúp các nước ngăn ngừa những mâu thuẫn trong tương lai và tạo điều kiện cho các tiến trình hòa bình trên khắp Châu Á.
Cựu Phó Thủ tướng và Ngoại trưởng Thái, Surakiart Sathirathai, cho rằng Châu Á thiếu một cơ quan hỗ trợ hòa bình và cần có một sự hợp tác chung để hòa nhập các bên hướng tới nền hòa bình chung trong khu vực.
Vẫn theo lời ông Surakiart, Hội đồng Hòa giải Hòa bình Châu Á sẽ giúp giải quyết các mâu thuẫn nội bộ và trong khu vực chẳng hạn như các cuộc xung đột ở Sri Lanka, ở vùng Aceh của Indonesia, ở mạn Nam Thái Lan, hay tranh chấp khu vực như vấn đề Biển Đông.
Theo đề nghị, Hội đồng Hòa giải Hòa Bình Châu Á sẽ mang tính độc lập, không thiên vị, tạo điều kiện hỗ trợ cho các cuộc đối thoại hòa bình. Hội đồng cũng sẽ mở rộng cho các thành viên bên ngoài Châu Á.
Liên quan đến các mâu thuẫn trong khu vực và vấn đề Biển Đông, truyền thông Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh có thể vượt qua tất cả các trở ngại từ bên ngoài.
Nhật báo Nhân dân của nhà nước Trung Quốc mới đây nhấn mạnh Trung Quốc chắc chắn có thể đáp ứng và khắc phục tất cả mọi khó khăn, và những sự ‘sách nhiễu’ từ bên ngoài càng làm tăng cường thêm khả năng của Trung Quốc.
Báo này tố cáo rằng tất cả mọi khó khăn Bắc Kinh đang đương đầu là vì sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc làm thay đổi cân bằng quyền lực quốc tế nhất là tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, khiến một số nước láng giềng dưới sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ muốn chọc tức và phá hoại sự phát triển của Trung Quốc.
Cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc nói Bắc kinh hoàn toàn không nao núng trước hành động khiêu khích từ bên ngoài và có khả năng đáp ứng trước mọi trở ngại và giải quyết tất cả các vấn đề một cách thỏa đáng.
http://www.youtube.com/embed/videoseries?list=PL231429C17BE39E34&hl=en_US